eMagazine

Khi thất trận và rơi vào tay kẻ địch, các Samurai dùng cái chết theo nghi thức Seppuku để giữ trọn khí tiết, một cái chết đầy ám ảnh thể hiện tinh thần Võ sĩ đạo.

“Võ sĩ đạo” là cốt lõi tinh thần Nhật Bản.
“Võ sĩ đạo” là cốt lõi tinh thần Nhật Bản. Ảnh: PIXTA

“Võ sĩ đạo – Bushido” (武士道)” cùng biểu tượng là những chiến binh Samurai từ lâu đã trở thành cốt lõi tinh thần, chuẩn mực ứng xử xã hội và là niềm tự hào văn hóa của người dân xứ sở Phù Tang.

Samurai Nhật Bản được thế giới biết đến là những võ sĩ tinh nhuệ, không chỉ sở hữu kỹ năng chiến đấu thượng thừa mà còn am tường văn học, lịch sử, có chuyên môn về võ thuật và vũ khí, có thể nói là “văn võ song toàn”.

“Võ sĩ đạo” là cốt lõi tinh thần Nhật Bản.
“Võ sĩ đạo” là cốt lõi tinh thần Nhật Bản. Ảnh: PIXTA

Mặc dù thời kỳ của các Samurai đã kết thúc gần 150 năm, nhưng giá trị mà những chiến binh để lại vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay, trở thành một phần hồn cốt văn hóa và tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội Nhật Bản.

Tinh thần “Võ sĩ đạo” của các chiến binh Samurai đặc biệt đề cao chữ “trung”. Samurai không phải những người lính đánh thuê mà là những chiến binh được huấn luyện đặc biệt để chiến đấu, phục vụ cho lãnh chúa. Chính vì vậy, các Samurai phải tuyệt đối trung thành với lãnh chúa của mình, dẫu cho có phải chiến đấu tới chết.

Lòng trung thành này lên tới mức cực đoan, thậm chí phải dùng đến cái chết để chứng tỏ tấm lòng, một cái chết đầy ám ảnh: Seppuku.

Tinh thần “Võ sĩ đạo” đặc biệt đề cao chữ “trung”.
Tinh thần “Võ sĩ đạo” đặc biệt đề cao chữ “trung”. Ảnh: thekaratelifestyle.com

Seppuku: chết để bảo toàn
danh dự

Trong tiếng Nhật, “Seppuku - 切腹” hay “Harakiri - 腹切り” có nghĩa là mổ bụng, một nghi thức tự sát cổ xưa của người Nhật bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh Samurai. Theo như nghi thức, một Samurai khi thất trận, hay khi chủ nhân bị giết sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết để tránh rơi vào tay và bị kẻ thù làm nhục.

Seppuku – nghi thức tự sát để bảo toàn danh dự của các Samurai.
Seppuku – nghi thức tự sát để bảo toàn danh dự của các Samurai. Ảnh: twoinchbrush.com

Hành động rùng rợn này bao gồm việc tự đâm vào bụng bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày rồi sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để chắc chắn rằng vết thương đủ gây tử vong.

Seppuku được xem là một phần của tinh thần Võ sĩ đạo, mục đích chính của việc làm này là để các chiến binh Samurai giữ trọn khí tiết.

Seppuku – nghi thức tự sát để bảo toàn danh dự của các Samurai.
Seppuku – nghi thức tự sát để bảo toàn danh dự của các Samurai. Ảnh: twoinchbrush.com
Mục đích của Seppuku là để bảo toàn khí tiết của các chiến binh.
Mục đích của Seppuku là để bảo toàn khí tiết của các chiến binh. Ảnh: wallhere.com

Ngoài ra, việc tự mổ bụng còn có thể xảy ra nếu lãnh chúa ra lệnh và được xem là một án tử đối với các Samurai phạm trọng tội, đôi lúc cũng có thể là do tự bản thân Samurai lựa chọn vì ân hận, xấu hổ về lỗi lầm nghiêm trọng đã gây ra.

Seppuku diễn ra như thế nào?

Samurai sáng tác bài thơ nói về cái chết của mình trước khi mổ bụng.
Samurai sáng tác bài thơ nói về cái chết của mình trước khi mổ bụng. Ảnh: historia.nationalgeographic.com

Trước khi bắt đầu nghi lễ, người tiếp nhận Seppuku sẽ được tắm rửa tẩy hết bụi trần, để cơ thể được thanh sạch, rồi khoác lên mình chiếc áo Kimono màu trắng thể hiện khí tiết của người chiến binh

Samurai sáng tác bài thơ nói về cái chết của mình trước khi mổ bụng.
Samurai sáng tác bài thơ nói về cái chết của mình trước khi mổ bụng. Ảnh: historia.nationalgeographic.com

Võ sĩ Samurai ngồi trên tấm thảm dành riêng cho nghi thức Seppuku và sáng tác bài thơ nói về cái chết của chính mình, nhận lấy chén rượu sake cuối cùng.

Sau đó, Samurai sẽ cởi bỏ chiếc áo Kimono, ngồi ngay ngắn kiểu Seiza, cẩn thận lấy đai áo buộc hai đầu gối để khi mổ bụng vẫn giữ được tư thế ngã sập (thay vì ngã ngửa) hiên ngang đúng như tinh thần Võ sĩ đạo.

Samurai ngồi theo tư thế Seiza, chuẩn bị mổ bụng.
Samurai ngồi theo tư thế Seiza, chuẩn bị mổ bụng. Ảnh: onedio.com
Samurai ngồi theo tư thế Seiza, chuẩn bị mổ bụng.
Samurai ngồi theo tư thế Seiza, chuẩn bị mổ bụng. Ảnh: onedio.com

Cuối cùng, người chiến binh cầm lấy thanh đoản kiếm Wakizashi hoặc con dao Tanto trước mặt từ từ đâm vào bụng, chậm rãi xoáy mạnh và đâm một đường từ trái sang phải.

Đoản kiếm Wakizashi.
Đoản kiếm Wakizashi. Ảnh: Wikipedia
Con dao Tanto.
Con dao Tanto. Ảnh: Wikipedia

Có những võ sĩ thực hiện nghi lễ này chấp nhận cái chết đến từ từ, điều này đồng nghĩa với việc nỗi đau đớn mà họ phải chịu đựng sẽ tăng lên gấp bội, đổi lại danh dự cũng càng cao.

Con dao Tanto.
Con dao Tanto. Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, các võ sĩ thường cần đến sự giúp đỡ của “Kaishakunin – 介錯人” (Giới Thác Nhân) - người làm công việc chém đầu Samurai sau khi họ thực hiện nghi lễ Seppuku để giảm bớt đau đớn.

Nghi thức Seppuku có sự tham gia của Giới Thác Nhân.
Nghi thức Seppuku có sự tham gia của Giới Thác Nhân. Ảnh: historia.nationalgeographic.com

Việc chém đầu này đòi hỏi kỹ thuật dùng kiếm đạt độ chính xác cao, một nhát chém hoàn hảo phải được thực hiện ngay khi thanh kiếm vừa ngập vào ổ bụng của chiến binh Samurai và phải đảm bảo không cắt đứt hoàn toàn mà giữ lại một phần da dính ở cổ để đầu của người võ sĩ không bị văng ra ngoài.

Kết thúc nghi thức, Kaishakunin sẽ bước xuống bục hành lễ, dùng một mẩu giấy trịnh trọng lau vết máu trên thanh đoản kiếm – vật sẽ được giữ lại như một minh chứng cho nghi lễ Seppuku thiêng liêng.

Khởi nguồn của hình thức
tuẫn tiết đáng sợ

Minamoto no Yoshitsune, chiến binh huyền thoại thời Heian.
Minamoto no Yoshitsune, chiến binh huyền thoại thời Heian. Ảnh: dribbble.com

Tương truyền rằng, khi Minamoto no Yoshitsune, một chiến binh huyền thoại thời Heian (794-1185), bị anh trai mình là Minamoto no Yoritomo đuổi đánh và phải chạy đến Oshu, biết không thể thoát, ông đã hỏi người ở cạnh mình, "Một Samurai phải chết như thế nào?". Có thể ngay vào thời điểm đó, cái chết của Samurai không nhất thiết là Seppuku. Tuy nhiên, sau đó Yoshitsune đã tự đâm vào bụng mình để tự sát vào ngày 15/06/1189.

Minamoto no Yoshitsune, chiến binh huyền thoại thời Heian.
Minamoto no Yoshitsune, chiến binh huyền thoại thời Heian. Ảnh: dribbble.com

Mặt khác, đối với những Samurai thuộc gia tộc Taira, khi thất bại ở trận Dan no Ura trước Minamoto no Yoshitsune trong chiến tranh Genpei* vào năm 1185, họ không tự sát bằng cách rạch bụng mà thay vào đó là trầm mình xuống biển nội địa Seto.

Trong trận Dan no Ura, Samurai thuộc gia tộc Taira trầm mình xuống biển sau khi thất bại.
Trong trận Dan no Ura, Samurai thuộc gia tộc Taira trầm mình xuống biển sau khi thất bại. Ảnh: samurai-world.com

Theo đó, Samurai không nhất thiết phải thực hiện Seppuku. Nói cách khác, cho đến chiến tranh Genpei, Seppuku không phải hình thức tự sát được quy định cho các Samurai. Người ta tin rằng, hình thức tuẫn tiết đáng sợ này được xác định từ sau thời Kamakura (1185-1333).

Hình thức tự sát theo Seppuku của Samurai cũng được cho là bắt nguồn từ miền đông Nhật Bản, và các Samurai đến từ miền Tây không thực hiện nó. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy hành động tự rạch bụng này thể hiện lòng dùng cảm của các chiến binh và từ đó mà trở nên phổ biến với Samurai trên toàn nước Nhật.

*Chiến tranh Genpei (1180-1185) là cuộc chiến giữa hai gia tộc Taira và Minamoto kéo dài từ năm 1180 đến 1185, trong thời Heian. Cuộc chiến kết thúc với thất bại của gia tộc Taira và sự thành lập của Mạc phủ Kamakura bởi Minamoto Yoritomo vào năm 1192.

Ảnh hưởng của Seppuku
đến quốc nạn tự sát

Seppuku khiến nhiều người ngộ nhận tự sát là một hành động anh hùng.
Seppuku khiến nhiều người ngộ nhận tự sát là một hành động anh hùng. Ảnh: besthdwallpaper.com

Thời đại huy hoàng của các Samurai đã chính thức khép lại từ thập niên 70 của thế kỷ 19, sau khi Thiên Hoàng Minh Trị ban hành lệnh phế đao. Tuy nhiên, tư tưởng và dấu ấn Samurai vẫn ăn sâu vào tư duy và tinh thần của con người quốc đảo này.

Seppuku khiến nhiều người ngộ nhận tự sát là một hành động anh hùng.
Seppuku khiến nhiều người ngộ nhận tự sát là một hành động anh hùng. Ảnh: besthdwallpaper.com

Seppuku từng được xem là hành động thể hiện lòng quả cảm không chịu khuất phục của các Samurai thời xưa, nhưng theo thời gian, nguồn tư tưởng tốt đẹp ấy dần biến tướng làm nhiều người ngộ nhận rằng tự sát cũng là một hành động anh hùng, giúp bảo vệ danh dự và lòng tự tôn của bản thân.

Người Nhật luôn được biết đến với tinh thần sống và làm việc theo khuôn mẫu, cẩn trọng, thậm chí không cho phép bản thân phạm phải bất kỳ sai lầm nào. Chính vì vậy, khi chẳng may gặp phải thất bại nặng nề, nhiều người thường bị ám ảnh, lo ngại sự gièm pha, đánh giá của xã hội và tự dằn vặt chính mình. Họ nghĩ rằng, chỉ có cái chết, chấm dứt cuộc đời mới có thể chuộc mọi lỗi lầm và gìn giữ được thanh danh.

Nhiều người xem tự sát là giải pháp để bảo vệ thanh danh.
Nhiều người xem tự sát là giải pháp để bảo vệ thanh danh. Ảnh: Pixabay

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi Nhật Bản chìm trong bóng tối của cuộc khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tự tử trong nước đã leo thang nghiêm trọng. Ngày nay, nhiều trường hợp tự tử được cho là có liên quan đến sự hổ thẹn vì thất nghiệp hay không muốn trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình, cũng không hiếm những trường hợp các lãnh đạo doanh nghiệp, quan chức Nhật Bản tự kết liễu đời mình thay cho lời xin lỗi và sự chịu trách nhiệm với người dân.

Nhiều người xem tự sát là giải pháp để bảo vệ thanh danh.
Nhiều người xem tự sát là giải pháp để bảo vệ thanh danh. Ảnh: Pixabay

Tinh thần Võ sĩ đạo của các chiến binh Samurai luôn là chuẩn mực đạo đức, nền tảng cho văn hóa – xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc, người ta cần nhìn nhận một cách cởi mở và linh hoạt hơn để bản thân không bị kìm hãm và bó buộc vào những quan niệm sai lầm.