Jisei: Nghệ thuật trong những bài thơ tuyệt mệnh của người Nhật
Với nhiều người, cái chết là một nỗi ám ảnh, những với số còn lại, họ chấp nhận đón nhận cái chết như một lẽ đương nhiên, một quy luật của tạo hóa. Và trước khi lìa xa cõi trần thế, nhiều người Nhật chọn gửi gắm tâm tình qua một bài thơ, được gọi là "Jisei" hay "thơ từ thế".
Thơ từ thế Jisei ra đời khi nào?
Nhật Bản có một lịch sử lâu đời về thơ từ thế “Jisei - 辞世”, nghĩa là những bài thơ về cái chết. Tại Trung Quốc, thể loại này được gọi là "tuyệt mệnh thi" (thơ tuyệt mệnh) hoặc "từ thế thi".
Có thể hiểu, Jisei là bài thơ từ biệt cuộc đời, được viết trên giường bệnh. Theo nhiều ghi chép, bài thơ tuyệt mệnh cổ xưa nhất đã xuất hiện từ năm 686 CN, được sáng tác bởi Hoàng tử Otsu, nhà thơ và là con trai của Hoàng đế Tenmu, người bị buộc phải tự sát vì ủng hộ cho cuộc nổi loạn.
Thông thường Jisei không giới hạn bất kì tầng lớp nào, nhưng điều kiện là người viết cần phải biết chữ. Chính vì thế, không nhiều người dân có khả năng viết thơ từ thế, người có thể viết những bài thơ này sẽ là các nhà sư, người thuộc hoàng gia, các quan lại, triều thần, Samurai...
Quy tắc viết một bài thơ từ thế
Thời đó, hầu hết mọi người học chữ đều bằng cách nghiên cứu các tập thơ, chính vì thế họ thường sẽ có thói quen bày tỏ cảm xúc của mình thông qua những câu thơ chứ không chỉ đơn thuần là đoạn văn xuôi như hiện nay. Về sau, Jisei được hệ thống thành một số quy tắc khi viết.Không phải tất cả các bài thơ về cái chết đều được viết theo thể thức/phong cách Haiku nổi tiếng. Thơ từ thế cũng được viết theo phong cách “Kanshi - 漢詩” (Hán Thi - thơ cổ điển của Trung Quốc/ thơ Nhật Bản được viết bằng chữ Hán) hoặc “Waka - 和歌” (Hòa Ca - thơ được viết bằng tiếng Nhật).
Nếu viết theo thể Waka, chúng đều thuộc thể loại thơ ngắn “Tanka - 短歌” (Đoản Ca) gồm 5 dòng theo quy tắc 5-7-5-7-7 âm tiết.
Mối quan hệ của thơ từ thế với Phật giáo
Tại Nhật Bản có hai tôn giáo lớn là Thần đạo và Phật giáo. Ba trụ cột chính của Phật giáo tin rằng thế giới vật chất là phù du, sự ràng buộc đó dẫn đến đau khổ của con người. Đó là lý do tại sao Phật giáo khuyến khích việc thường xuyên chiêm nghiệm về cái chết, và có thể đó là khởi nguồn của những bài thơ tuyệt mệnh.Nghệ thuật đối mặt với sự chia lìa
Với những người cận kề cái chết, trong họ có những cảm xúc chắc có lẽ không ai có thể hiểu được. Nên những bài thơ từ thế cũng mang “màu sắc” khác nhau: có những bài mang vẻ u ám, đau khổ; nhưng phần nhiều lại là sự bình yên, thanh thản khi đối mặt với cái chết.Như đã đề cập ở trên, Jisei có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo và sự chấp nhận là một quan niệm cơ bản của Phật giáo Thiền tông. Chấp nhận việc được sống và cũng như cái chết là một phần của cuộc đời.
Có thể hiểu, Jisei là cách của chúng ta (người đọc) kết nối với tâm trí tác giả khi họ đối mặt với giới hạn của cuộc đời, vào thời điểm ấy, tất cả sự sống - cái chết, cái đẹp - xấu, quá khứ - hiện tại đều trở nên mong manh và vô thường.
Hình ảnh được sử dụng để đại diện cho sự sống và cái chết đã thay đổi theo thời gian. Những bài thơ đầu tiên dùng hoa để tượng trưng cho thế giới phù du. Những bài thơ sau này, đặc biệt là của tầng lớp Samurai, đã thêm những hình ảnh khác từ thiên nhiên: sương rơi, ruộng khô héo... Tất cả các phép ẩn dụ này đều phổ biến trong thơ từ thế để tránh nói ra từ “chết” đáng sợ.
Quy tắc không nói về cái chết một cách trực tiếp cũng là một cách để nhà thơ suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời của mình. Cuối cùng, Jisei được coi là biểu hiện của sự chấp nhận cái chết và nhìn lại quãng thời gian mình đã sống tại trần thế.
Xem thêm: Hoa Ajisai và sự vô thường của đời người
Một số bài thơ Jisei
*Bản dịch của những bài thơ sau được trích từ bài viết “Quan niệm về vô thường trong thơ từ thế (jisei no shi) của thiền sư Nhật Bản thời Kamakura và thơ thị tịch của thiền sư Việt Nam thời Lý - Trần” của tác giả, ThS. Ngô Trà Mi – Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bài gốc được đăng trên “Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.2014, tr. 77-87”.Thiền sư Ichikyo Kozan (1283 - 1360)
Thiền sư Kaso Sodon (1351-1428)
Thiền sư Mumon Gensen (1322-1390)
Thiền sư Doyu (1200-1256)
“Năm sáu năm đời tôiKhông phép mầu xuất hiện
Chư Phật cùng chư Thánh!
Tôi tự hỏi trong tâm
Nếu giờ này hôm nay,
Tôi lìa xa thế giới
Sẽ không có gì cả
Ngày qua lại ngày
Mặt trời có mọc ở đằng Đông?”
kilala.vn
19/01/2022
Bài: Natsume
Đăng nhập tài khoản để bình luận