eMagazine

Mộc thụ táng khi nhười nhật chọn yên nghỉ bên dưới những gốc cây Mộc thụ táng khi nhười nhật chọn yên nghỉ bên dưới những gốc cây

Mộc thụ táng khi nhười nhật chọn yên nghỉ bên dưới những gốc cây

Bài: RINThiết kế: IN191

Tabi là loại tất xỏ ngón truyền thống nổi danh của Nhật Bản, thường được cả nam giới và nữ giới mang cùng với các loại giày dép trang trọng như Zori hay ít trang trọng hơn như guốc gỗ Geta. Đặc biệt, khi khoác lên mình chiếc áo Kimono, tất Tabi là một trang phục không thể thiếu. Loại tất truyền thống của xứ Phù Tang còn truyền cảm hứng cho nhà thiết kế người Bỉ Maison Margiela sáng tạo nên đôi giày bốt xẻ ngón đầu tiên trên thế giới vào năm 1989.

Nguồn gốc của tất Tabi

Tabi làm bằng da vào thời Edo (1603 – 1867), tiền thân của giày Jika-tabi sau này.
Tabi làm bằng da vào thời Edo (1603 – 1867), tiền thân của giày Jika-tabi sau này.
Ảnh: wikipedia

Ngày nay, Tabi (足袋) thường được hiểu là một loại tất xẻ ngón giống như các loại tất thông thường khác và phải được mang cùng giày dép khi ra ngoài. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Tabi ban đầu là một loại giày da được làm từ da của duy nhất một con vật. Điều này được minh chứng qua nguồn gốc chữ Kanji ban đầu của Tabi là “単皮 – Tanbi – Đơn bì”, nghĩa là một loại da duy nhất.

Tabi làm bằng da vào thời Edo (1603 – 1867), tiền thân của giày Jika-tabi sau này.
Tabi làm bằng da vào thời Edo (1603 – 1867),
tiền thân của giày Jika-tabi sau này.
Ảnh: wikipedia

Tabi được cho là bắt nguồn từ thời Muromachi (1336 – 1573) và những đôi tất đầu tiên đã được mang bởi tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Lúc này, chiếc tất được tạo thành từ 3 mảnh vải ghép lại: hai mảnh vải được may lại với nhau tại ví trí phía trên kẽ hở giữa ngón cái và các ngón khác, còn mảnh vải thứ ba được dùng để làm phần đế của tất.

Tất Tabi làm bằng vải cotton giấy vào thế kỷ 17.
Tất Tabi làm bằng vải cotton giấy vào thế kỷ 17.
Ảnh: wikipedia

Khi giày dép Nhật Bản phát triển hơn, Tabi cũng thay đổi và xuất hiện với thiết kế xẻ ngón cùng phần nút cài Kohaze được may ở phía sau, bên trong tất. Điều này giúp cho người sử dụng Tabi có thể dễ dàng mang cùng với guốc gỗ Geta, dép Zori hay dép rơm buộc dây Waraji... bởi chúng đều có thiết kế xẻ ngón giữa ngón chân cái với các ngón còn lại.

Tất Tabi làm bằng vải cotton giấy vào thế kỷ 17.
Tất Tabi làm bằng vải cotton giấy vào thế kỷ 17.
Ảnh: wikipedia
Tất Tabi có dây buộc vào đầu thế kỷ 19.
Tất Tabi có dây buộc vào đầu thế kỷ 19.
Ảnh: wikipedia
Tất Tabi hiện đại với phần nút cài Kohaze ở phía sau.
Tất Tabi hiện đại với phần nút cài Kohaze ở phía sau. Ảnh: wikipedia

Trong số các vùng sản xuất tất Tabi của Nhật, thành phố Gyoda, tỉnh Saitama, nơi từng là một thị trấn lâu đài phát triển rực rỡ vào thời Edo, đã và đang là một trong số những tên tuổi lớn.

Tất Tabi hiện đại với phần nút cài Kohaze ở phía sau.
Tất Tabi hiện đại với phần nút cài Kohaze ở phía sau.
Ảnh: wikipedia

Có phải tất cả người Nhật xưa
đều mang tất Tabi?

Như đã đề cập, tất Tabi được mang bởi cả đàn ông và phụ nữ Nhật Bản cùng với các loại giày dép truyền thống như Zori hay Geta. Đặc biệt, Tabi là phụ kiện không thể thiếu khi mặc Kimono và lúc này, chúng được gọi là Oka Tabi.

Nông dân Nhật mang Jika-tabi vào năm 1912.
Nông dân Nhật mang Jika-tabi vào năm 1912.
Ảnh: wikipedia
Nông dân Nhật mang Jika-tabi vào năm 1912.
Nông dân Nhật mang Jika-tabi vào năm 1912.
Ảnh: wikipedia
Tất Tabi đi cùng dép Zori.
Tất Tabi đi cùng dép Zori.
Ảnh: kimono-yamato

Ngược dòng lịch sử Nhật Bản, hầu hết người Nhật đều mang tất Tabi trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như kỹ nữ cao cấp Oiran và các Geisha tại Fukagawa, Tokyo không mang Tabi vì để chân trần được coi là một biểu tượng của sự quyến rũ trong văn hóa Nhật Bản.

Tất Tabi đi cùng dép Zori.
Tất Tabi đi cùng dép Zori.
Ảnh: kimono-yamato

Ngoài ra, những người thuộc tầng lớp lao động thấp hơn trong xã hội cũng không đủ tiền để mua tất Tabi. Họ không mang chúng, thay vào đó, họ có thể chọn đôi ủng dài Jika-tabi, một biến thể của tất Tabi để thay thế.

Trong các không gian truyền thống của Nhật Bản như nhà hát kịch Noh hay quán trà đạo, tất Tabi bắt buộc phải được mang khi biểu diễn trên sân khấu.

Ý nghĩa về màu sắc
của
tất Tabi

Trong số các màu sắc của tất Tabi, Tabi màu trắng phổ biến hơn cả, từ trong đời sống thường ngày đến các dịp trang trọng như tiệc trà đạo, tang lễ. Đặc biệt, từ nhà sư, người biểu diễn kịch Noh, kịch Kabuki, diễn viên đều mang tất trắng. Hơn nữa, trên sân tập môn cung đạo Kyudo, người tập chỉ có thể mang tất Tabi trắng.

Đôi tất Tabi màu trắng.
Đôi tất Tabi màu trắng.
Ảnh: wikipedia

Ngược lại, tất Tabi màu đen và các màu khác chỉ có thể mặc cùng trang phục hằng ngày, trong đó màu đen là dành riêng cho nam giới. Còn Tabi có màu sắc hoặc hoa văn khác màu đen, trắng lại thường được mang bởi phụ nữ Nhật Bản.

Tất Tabi với nhiều họa tiết.
Tất Tabi với nhiều họa tiết.
Ảnh: wikipedia

Ngoài ra, tất Tabi có màu đôi khi được sử dụng trong kịch Kabuki như một phần trong trang phục của nhân vật.

Đôi tất Tabi màu trắng.
Đôi tất Tabi màu trắng.
Ảnh: wikipedia
Tất Tabi với nhiều họa tiết.
Tất Tabi với nhiều họa tiết.
Ảnh: wikipedia

Sự khác biệt về Tabi ở
vùng Kanto và Kansai

Tabi của cửa hàng Mukojima Myogaya 155 năm tuổi ở Tokyo.
Tabi của cửa hàng Mukojima Myogaya 155 năm tuổi ở Tokyo.
Ảnh: mainichi

Mặc dù tất Tabi được dùng như một phụ kiện truyền thống trên khắp Nhật Bản, nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa tất Tabi ở vùng Kanto và Kansai. Ở vùng Kansai, tất Tabi được may bằng chất liệu vải dày, dễ mang hơn và khá bền bỉ, ít bị phai màu sau khi giặt và có thể mang trong một thời gian dài.

Tabi của cửa hàng Mukojima Myogaya 155 năm tuổi ở Tokyo.
Tabi của cửa hàng Mukojima Myogaya
155 năm tuổi ở Tokyo.
Ảnh: mainichi

Ngược lại, tại vùng Kanto, tất Tabi lại được may bằng chất liệu vải mỏng và ôm sát vào bàn chân hơn. Khi giặt, tất dễ bị phai màu làm cho người mang không muốn tái sử dụng chúng nhiều lần, nhưng đây lại là một dấu hiệu thể hiện sự nhạy cảm về thời trang của người Edo xưa.

Các bước để tạo nên
một đôi tất Tabi

Mukojima Myogaya là một cửa hàng tất Tabi truyền thống ở Tokyo, được thành lập vào năm 1867. Yoshikazu Ishii, 70 tuổi, người đứng đầu thế hệ thứ 5 của cửa hàng đã giải thích về quy trình làm nên một đôi Tabi như sau:

  • Bước 1: Đo kích thước đôi chân

    Kích thước chân và kiểu chân được đo đạc một cách kỹ lưỡng, bao gồm cả những sự khác biệt nhỏ nhất giữa chân trái và chân phải. Thợ thủ công sử dụng một thước gỗ hình chữ T để đo độ dài từ ngón chân cái đến gót chân.

    Sau đó, họ dùng một thước dây mỏng để đo chu vi của gót chân và mu bàn chân. Người thợ tỉ mẩn đo đạc chiều dài, chu vi của cả ngón chân cái, hình dáng và độ dài của móng chân. Tổng cộng phải đo đến 30 chỉ số khác nhau.

    Tiếp đó, họ kết hợp các số liệu này với sở thích riêng của khách hàng, chẳng hạn như muốn mang tất vừa vặn hay rộng rãi.

    Thước chữ T đo chiều dài chân.
    Thước chữ T đo chiều dài chân. Ảnh: mainichi
  • Bước 2: Làm khuôn giấy

    Dựa trên các số liệu đã đo đạc ở trên, thợ thủ công tiến hành làm khuôn giấy. Một khuôn giấy cho phần đế của tất, hai khuôn giấy còn lại cho mặt trong và mặt ngoài của bàn chân.

    Khuôn giấy để chuẩn bị may tất Tabi.
    Khuôn giấy để chuẩn bị may tất Tabi. Ảnh: mainichi
  • Bước 3: Cắt vải

    Thợ thủ công tiến hành cắt vải cotton theo khuôn giấy bằng một con dao có lưỡi cong. Phần đế của tất được tạo từ hai mảnh vải dệt chắc may chặt vào nhau.

    Cắt vải may tất Tabi dựa trên khuôn giấy.
    Cắt vải may tất Tabi dựa trên khuôn giấy. Ảnh: mainichi
  • Bước 4: Gắn các nút cài Kohaze

    Kohaze là các móc kim loại có hình dạng như móng tay. Kohaze cùng dây cài được may vào tất Tabi và cài lại để giúp tất ôm sát từ phần mắt cá chân.

    Gắn nút Kohaze.
    Gắn nút Kohaze. Ảnh: mainichi.jp
  • Bước 5: May tất Tabi

    Thợ thủ công sử dụng năm loại máy may khác nhau, bao gồm một loại máy chuyên dành cho đường may thẳng và máy chuyên dụng cho đường may cong.

    May tất Tabi.
    May tất Tabi. Ảnh: mainichi
  • Bước 6: Hoàn thiện tất Tabi

    Tất Tabi được may với mặt vải hướng ra ngoài để khi lộn ngược lại thì các họa tiết sẽ xuất hiện ở bên ngoài tất. Một cái búa gỗ và các dụng cụ khác được sử dụng để kéo căng đôi tất, đập nhẹ lên đường may bên trong Tabi để người sử dụng không bị ngứa hay khó chịu khi mang. Sau cùng một đôi Tabi hoàn thiện xuất hiện.

    Để làm nên một đôi tất Tabi, người thợ thủ công phải vô cùng tỉ mẩn ở mọi công đoạn, khó khăn nhất vẫn là may phần đầu ngón chân. Ông Yoshikazu Ishii cho biết: “Bản chất của việc làm tất Tabi sâu sắc đến mức chỉ có thể đạt được kết quả mỹ mãn khi cống hiến cả một đời người, thậm chí là cả hai kiếp người”.

     Ông Yoshikazu Ishii cầm chiếc tất Tabi hoàn thiện.
    Ông Yoshikazu Ishii cầm chiếc tất Tabi hoàn thiện. Ảnh: mainichi

Ủng dài Jika-tabi,
một biến thể của tất Tabi

Người câu cá mang Jika-tabi với đế bằng rơm vào năm 1915.
Người câu cá mang Jika-tabi với đế bằng rơm vào năm 1915.
Ảnh: wikipedia

Jika-tabi (地下足袋) nghĩa đen là “Tabi tiếp đất”, là một dạng biến thể đặc biệt của tất Tabi. Chúng được làm bằng loại vải nặng hơn, cứng hơn và thường có đế cao su. Do vậy, Jika-tabi giống một đôi ủng dài tới bắp chân mang ở bên ngoài hơn là tất.

Lấy ý tưởng từ tất Tabi nên Jika-tabi cũng có hình dạng và cấu tạo giống hệt “người anh em” với phần xẻ ngón và nút Kohaze. Jika-tabi đế cao su được cho là do anh em nhà Ishibashi - Tokujirou và Shoujirou, sáng tạo nên; họ cũng là nhà sáng lập nên công ty lốp xe Bridgestone vào năm 1922.

Người câu cá mang Jika-tabi với đế bằng rơm vào năm 1915.
Người câu cá mang Jika-tabi với
đế bằng rơm vào năm 1915.
Ảnh: wikipedia

Bởi được làm từ vật liệu cứng và đế cao su dẻo, Jika-tabi là loại giày dép phổ biến với tầng lớp lao động như công nhân xây dựng, nông dân, phu xe kéo Jinrikisha... Đặc biệt, chúng còn được sử dụng làm quân phục của Lực lượng Hải quân Đế quốc Nhật trong trận chiến Vịnh Milne giữa Nhật với khối Đồng Minh năm 1942.

Jika-tabi được mang bởi những người kéo xe Jinrikisha.
Jika-tabi được mang bởi những người kéo xe Jinrikisha.
Ảnh: wikipedia
Jika-tabi có đế làm bằng cao su.
Jika-tabi có đế làm bằng cao su.
Ảnh: wikipedia

Ngoài ra, Jika-tabi cũng được sử dụng bởi các học viên của môn võ Bujinkan budo taijutsu, nhất là khi luyện tập ở ngoài trời hay khi chạy việt dã, đi bộ và leo núi.

Jika-tabi có đế làm bằng cao su.
Jika-tabi có đế làm bằng cao su.
Ảnh: wikipedia

Jika-tabi xuất hiện trong nhiều bộ phim của Hollywood như Star Trek (2009), 47 Ronin (2013), Big Hero 6 (2014), Black Panther (2018), cũng như phim ngắn Anima (2019).

Đôi tất
đi cùng năm tháng

Hiện nay, tất Tabi vẫn được người Nhật ưa chuộng sử dụng khi mang cùng guốc Geta hay dép Zori, nhất là trong mùa hè nóng ẩm với nhiều lễ hội được tổ chức. Đặc biệt, Tabi hiện đại đôi khi thay thế nút cài Kohaze bằng phần cổ đàn hồi để tiện cho việc sử dụng.

Đôi giày bốt xẻ ngón hiện đại được sáng tạo bởi Maison Margiela lấy ý tưởng từ Tabi.
Đôi giày bốt xẻ ngón hiện đại được sáng tạo
bởi Maison Margiela lấy ý tưởng từ Tabi.
Ảnh: miamistudent.net
Đôi giày bốt xẻ ngón hiện đại được sáng tạo bởi Maison Margiela lấy ý tưởng từ Tabi.
Đôi giày bốt xẻ ngón hiện đại được sáng tạo bởi Maison Margiela lấy ý tưởng từ Tabi.
Ảnh: miamistudent.net
Tất Tabi đã lược bỏ phần nút Kohaze.
Tất Tabi đã lược bỏ phần nút Kohaze.
Ảnh: mainichi

Tất Tabi và ủng Jika-tabi của Nhật còn truyền cảm hứng cho nhà thiết kể người Bỉ Maison Margiela sáng tạo nên đôi giày bốt xỏ ngón đầu tiên trên thế giới. Vào show thời trang Xuân/Hè 1989, Margiela đã giới thiệu đến công chúng đôi giày bốt với phần xẻ ngón, tạo nên một cơn sốt trong làng thời trang. Khi ấy, mọi người đổ xô yêu cầu đôi giày bốt này có thêm nhiều màu sắc khác.

Tất Tabi đã lược bỏ phần nút Kohaze.
Tất Tabi đã lược bỏ phần nút Kohaze.
Ảnh: mainichi

Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, tất Tabi đã trở thành một loại trang phục truyền thống không thể thiếu trong đời sống của người dân Nhật, là người bạn đồng hành giúp mỗi bước chân luôn thoải mái, nhẹ nhàng.