eMagazine

Ngày nay, từ “Yurei” gợi lên hình ảnh về hồn ma của những người trước khi chết phải chịu uất ức nào đó chưa được giải tỏa, nên vất vưởng ở dương thế cho đến khi thỏa nguyện, thường là để trả thù. Nhưng thật ra ý nghĩa của từ này đã có sự thay đổi rất lớn qua nhiều thế kỷ. Hơn nữa, dù vẫn mang nỗi sợ với ma quỷ nhưng người Nhật đã biến nó thành thú vui tiêu khiển, nổi bật như ma nữ Sadako trong phim kinh dị “The Ring” còn ra mắt cả kênh Youtube chia sẻ về cuộc sống hằng ngày.

Ý nghĩa ban đầu của từ “Yurei”

Thực ra, từ “幽霊 – Yurei – U Linh” chỉ mang nghĩa đáng sợ như hồn ma báo oán kể từ đầu thời hiện đại. Trong thời cổ đại và trung đại, khi vẫn tồn tại sợi dây liên kết giữa con người ở dương thế với các linh hồn, Yurei thường dùng để chỉ linh hồn của người đã khuất, không lộ diện cũng như không lập ra các lời nguyền.

Tranh về hồn ma Asakura Togo tấn công Orikoshi Masatomo của họa sĩ Utagawa Kuniyoshi.
Tranh về hồn ma Asakura Togo tấn công Orikoshi Masatomo của họa sĩ Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: onlineonly.christies.com
Sau khi viên tịch, nhà sư Genbou được đệ tử khấn nguyện và miêu tả ông là một Yurei.
Sau khi viên tịch, nhà sư Genbou được đệ tử khấn nguyện và miêu tả ông là một Yurei.Ảnh: Wikipedia
Tranh về Yurei của họa sĩ Sawaki Suushi.
Tranh về Yurei của họa sĩ Sawaki Suushi. Ảnh: Wikipedia

Yurei thường được cho là kết quả sáng tạo của nhà tiên phong về kịch Noh Zeami (1363 – 1443). Tuy nhiên, theo nhà sử học Koyama Satoko, nó đã có từ sớm hơn thế. Zeami là người đưa ra ý tưởng Yurei có thể hiện hình trước mắt người sống, nhưng từ này vốn xuất hiện lần đầu tiên trên một tờ khấn nguyện được viết bởi đệ tử của nhà sư Genbou, với lời cầu khẩn đạt được cảnh giới của chư Phật.

Sau khi viên tịch, nhà sư Genbou được đệ tử khấn nguyện và miêu tả ông là một Yurei.
Sau khi viên tịch, nhà sư Genbou được đệ tử khấn nguyện và miêu tả ông là một Yurei. Ảnh: Wikipedia

Genbou là một vị sư uyên bác đã từng du hành đến Trung Hoa vào thời Đường. Mặc dù được tin cẩn hết mực bởi Thiên hoàng Shomu, ông đã dần mất đi sức ảnh hưởng khi Fujiwara no Nakamaro củng cố quyền lực.

Tranh về Yurei của họa sĩ Sawaki Suushi.
Tranh về Yurei của họa sĩ Sawaki Suushi. Ảnh: Wikipedia

Vào năm 745, ông đã bị trục xuất khỏi Kyushu và qua đời một năm sau đó. Một đệ tử người Hoa từng theo học đạo với ông tại Trung Quốc rồi theo chân ông về Nhật Bản đã chép lại 600 cuốn Bát Nhã Tâm Kinh để tưởng niệm một năm ngày mất của sư phụ. Trong lời khấn nguyện, vị đồ đệ này đã miêu tả linh hồn của Genbou là một Yurei.

Đến thời trung cổ, Yurei được dùng để chỉ linh hồn, hoặc thỉnh thoảng là người đã khuất. Dù ở trường hợp nào, các Yurei này không thể nguyền rủa loài người và từ này thường xuyên xuất hiện trong lúc cúng kính người đã mất. Nó hoàn toàn khác so với các linh hồn ác quỷ như Mononoke.

Khi linh hồn rời khỏi thể xác

Hitodama trong cuốn Bách khoa toàn thư “Wakan sansai zue” (năm 1715).
Hitodama trong cuốn Bách khoa toàn thư “Wakan sansai zue” (năm 1715). Ảnh: Nippon

Nhà sử học Koyama cho biết vào thời xưa, ở Nhật cũng như Trung Quốc, con người được cho là bao gồm cơ thể vật lý và linh hồn. Linh hồn thường tách ra khỏi cơ thể trước khi quay trở lại, nhưng nếu nó không thể quay về, điều này có nghĩa là người đó đã chết.

Hitodama trong cuốn Bách khoa toàn thư “Wakan sansai zue” (năm 1715).
Hitodama trong cuốn Bách khoa toàn thư “Wakan sansai zue” (năm 1715). Ảnh: Nippon

Khi linh hồn trôi nổi tự do, nó được gọi là Hitodama và được cho là có dạng hình tròn với chiếc đuôi, trông giống như nòng nọc. Các Âm dương sư thực hiện nhiều nghi lễ để gọi hồn người chết trở về với thân xác. Các linh hồn cổ xưa cũng thường được cho là sở hữu sức mạnh mà con người không có, và được xem gần như là Kami (thần). Người xưa cũng quan niệm rằng linh hồn tổ tiên sẽ luôn bảo vệ con cháu của họ.

Ngay khi linh hồn rời bỏ thân xác, người Nhật không còn coi trọng cái vỏ bọc, tức thân thể vật lý nữa. Cơ thể của dân thường đơn giản được để cho tự phân hủy, trong khi quý tộc và các nhà sư được hỏa táng. Gia đình quý tộc thường có nghĩa địa nhưng họ không hay viếng thăm và cúng kính. Ngay cả ngôi mộ của Fujiwara no Michinaga (966 – 1028), một người quyền cao chức trọng của gia tộc Fujiwara, cũng không được đề tên và những ngôi mộ khác của gia tộc cũng không được giữ gìn cẩn thận. Dù vẫn tỏ lòng kính trọng với tổ tiên, nhưng dưới các tiêu chuẩn thời bấy giờ, người ta ít quan tâm đến phần xương cốt.

Thiên hoàng Sutoku biến thành Onryo để trả thù.
Thiên hoàng Sutoku biến thành Onryo để trả thù. Ảnh: The Gate

Khi các linh hồn không thể quay trở lại thân xác, họ có thể may mắn được tái sinh ở cõi Niết Bàn, nhưng nếu vẫn còn mang sự hoang tưởng, chấp trước vào lúc hấp hối thì những niệm này có thể khiến họ lang thang ở nhân gian và gây hại cho loài người.

Thiên hoàng Sutoku biến thành Onryo để trả thù.
Thiên hoàng Sutoku biến thành Onryo để trả thù. Ảnh: The Gate

Những linh hồn gây ra bệnh dịch, thiên tai hay thảm họa lớn được gọi Onryo (怨霊 – Oán Linh) và người Nhật cố gắng an ủi, xoa dịu họ. Những Onryo nổi tiếng có thể kể đến như Sugawara no Michizane hay Thiên hoàng Sutoku, cả hai đều chết yểu.

Mononoke còn đáng sợ hơn cả Yurei?

Bà Koyama giải thích rằng từ “モノノケ – Mononoke” rộ lên vào khoảng giữa thế kỷ 10 với ý nghĩa “linh hồn của người đã khuất không biết danh tính thực sự của mình hoặc ý nghĩa sự tồn tại của bản thân”.

Những linh hồn không thể chuyển sinh sau khi qua đời sẽ trở thành Mononoke, tiếp cận với những người làm họ thấy oán giận và khiến người này mắc bệnh, hoặc thậm chí là đoạt mạng. Trong khi Onryo gây nguy hiểm cho cả xã hội thì nạn nhân của Mononoke thường là cá nhân hay họ hàng của chúng.

Vào thế kỷ 10, khi quý tộc bị bệnh, các bậc thầy Âm dương sư, thầy lang và nhà sư thường chung sức để yểm bùa Mononoke gây ra bệnh. Đầu tiên, Âm dương sư sẽ bói toán để tìm ra nguyên nhân bệnh, rồi xác định phương pháp chữa trị.

Rokujou, người tình thời trẻ của Genji là một Mononoke trong “Truyện Genji”.
Rokujou, người tình thời trẻ của Genji là một Mononoke trong “Truyện Genji”. Ảnh: Wikipedia

Nếu nguyên nhân là do Mononoke gây ra, nhà sư sẽ dùng thủ ấn và kinh, tận dụng sức mạnh siêu nhiên để làm lộ ra danh tính của linh hồn và xua đuổi nó thông qua thuật gọi hồn (霊媒 – Yorimashi).

Trong trường hợp qua thuật Yorimashi, linh hồn nói chuyện và muốn được giải thoát để bước sang kiếp sau, mọi người có thể tin tưởng lời nói của nó và tổ chức lễ cầu siêu. Tuy nhiên, cũng xảy ra nguy cơ linh hồn lừa dối và sau đó giết người vô tội vạ. Các thầy cúng sẽ “mặc cả” với linh hồn thông qua thuật gọi hồn. Thông thường, linh hồn sẽ phải hiện nguyên hình và bị trục xuất qua thần chú, kết quả là người bệnh được chữa khỏi.

Rokujou, người tình thời trẻ của Genji là một Mononoke trong “Truyện Genji”.
Rokujou, người tình thời trẻ của Genji là một Mononoke trong “Truyện Genji”. Ảnh: Wikipedia

Nghi thức trừ tà này đã từng được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết “Truyện Genji”. Theo truyện, Mononoke đã hành hạ Murasaki (vợ Hoàng tử Genji) chính là linh hồn Rokujou – người tình thời trẻ của Genji. Linh hồn này đã nói với Genji rằng sự lưu luyến dành cho chàng khiến nàng ta không thể rời khỏi nhân gian, thúc giục Genji tổ chức lễ cầu siêu cho mình, vì nghi thức trừ tà rất đau đớn. Tuy nhiên, Genji không tỏ ra cảm thông mà tổ chức lễ trừ tà lớn hơn để trục xuất cô ta ra khỏi cơ thể vợ mình.

Nếu Mononoke tiết lộ mình là một Kami đáng được tôn kính thì các yêu cầu của nó sẽ được đáp ứng, được cầu nguyện và tưởng nhớ, còn không thì lễ trừ tà vẫn tiếp diễn.

Bàn cờ trong lễ trừ tà

Điều thú vị là lễ trừ tà của người Nhật đã có những bước tiến mới, khác biệt so với Trung Hoa. Thuật trừ tà của Trung Quốc về cơ bản là dựa trên các thuật trong Đạo giáo, trong khi ở Nhật Bản, lại sử dụng một dạng thuật trong Phật giáo gọi là Jujutsu.

Đạo Phật được truyền bá vào Nhật từ Trung Hoa nên tự nhiên nó bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của Trung Quốc. Từ thế kỷ 12, các trò chơi như cờ vây (Go), trò súc sắc Sugoroku và cờ Shogi đã được sử dụng trong lễ trừ tà Mononoke. Những trò chơi này xuất phát từ Trung Hoa, nhưng họ chưa bao giờ dùng nó để trừ tà tại đất nước mình.

Người Nhật còn sử dụng cả cờ vây trong lễ trừ tà.
Người Nhật còn sử dụng cả cờ vây trong lễ trừ tà. Ảnh: tofugu.com

Âm thanh của các quân cờ vây hay súc sắc va đập vào nhau có thể được cho là có hiệu quả trong việc trục xuất linh hồn ra khỏi cơ thể. Cờ vây và trò chơi súc sắc Sugoroku vốn ban đầu được áp dụng trong bói toán và tang lễ nhưng có rất nhiều tài liệu lịch sử cho thấy chúng còn được sử dụng để chữa bệnh hoặc dùng trong lễ trừ tà. Chẳng hạn như, có một đoạn văn mô tả Thái thượng hoàng Go-Shirakawa chơi Sugoroku đến nửa đêm để chữa bệnh cho bản thân, vốn do một Mononoke gây ra. Hay vào thế kỷ 13, một cuốn sách về nghi lễ và tang lễ hoàng gia cũng đã miêu tả thuật trừ tà Yorimashi sử dụng một bộ cờ vây Go.

Xem nỗi sợ như một cách để giải trí

Khi sự gắn kết giữa hài cốt và linh hồn đã trở nên sâu sắc hơn, linh hồn được xem là vẫn trú ngụ bên trong ngôi mộ. Từ khoảng đầu thế kỷ 12, người Nhật bắt đầu đi viếng mộ và cúng kính. Quan niệm người đã khuất vẫn còn sống trong các ngôi mộ trở nên rất phổ biến.

Một cảnh trong vở kịch Noh “Funa Benkei”.
Một cảnh trong vở kịch Noh “Funa Benkei”. Ảnh: ackland.emuseum.com

Đến khoảng thế kỷ 15, từ Yurei bắt đầu được chuyển sang nghĩa miêu tả linh hồn có mối thù hận. Chẳng hạn như, trong vở kịch Noh “Funa-Benkei” (Benkei trên thuyền), vị tướng Taira no Tomomori, người đã chết đuối trong Trận chiến Dan no Ura giữa thị tộc Heike và phe cánh của Yoshitsune, tự nhận mình là một Yurei và vung kiếm thề sẽ giết chết Yoshitsune để trả thù.

Một cảnh trong vở kịch Noh “Funa Benkei”.
Một cảnh trong vở kịch Noh “Funa Benkei”. Ảnh: ackland.emuseum.com

Lúc này, Yurei dần bị đánh đồng với các từ như Mononoke, Onryo, linh hồn quỷ dữ Akuryo (悪霊) và theo thời gian, ngày càng khó phân biệt nghĩa chính xác của nó.

Tranh Ukiyo-e về hồn ma Asakura Togo của họa sĩ Utagawa Kuniyoshi.
Tranh Ukiyo-e về hồn ma Asakura Togo của họa sĩ Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: ukiyo-e.org
Tranh Ukiyo-e về Shimobe Fudesuke và hồn ma thiếu nữ bên thác nước của họa sĩ Tsukioka Yoshitoshi.
Tranh Ukiyo-e về Shimobe Fudesuke và hồn ma thiếu nữ bên thác nước của họa sĩ Tsukioka Yoshitoshi. Ảnh: Wikipedia

Vào thời Edo (1603 – 1868), người Nhật tin rằng một mối quan hệ tồi tệ với ai đó trong cuộc đời có thể dẫn đến việc người này sẽ trả thù bạn sau khi qua đời. Yurei gắn liền với mối hận thù dần được dùng phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với Mononoke.

Mặc dù nỗi sợ về ma quái vẫn tồn tại, người Nhật ở thời Edo lại hoài nghi nhiều hơn về sự tồn tại của các linh hồn. Có lẽ thời gian thanh bình không chiến loạn ở thời Edo đã dẫn tới ước mong tạo niềm vui cho mọi người, nên đã nổ ra cơn sốt về truyện ma và nhiều họa sĩ vẽ tranh về Yurei. Một lần nữa, từ Yurei và Mononoke lại bị nhầm lẫn với các từ như Yokai (yêu quái), Obake (ma).

Trong lúc người dân thảo luận cách đối phó với những con ma, giai thoại kể rằng nhà thơ Matsuo Basho có thể khiến cho một linh hồn chuyển sinh sang kiếp sau bằng cách sáng tác một bài thơ đã được lưu truyền.

Thay đổi góc nhìn về linh hồn

Ma nữ Sadako trong phim kinh dị 'The Ring'.
Ma nữ Sadako trong phim kinh dị "The Ring". Ảnh: hypebeast.com

Cách đây vài năm, tại Đại học Nishougakusha, các nhà nghiên cứu đến từ nhiều lĩnh vực như lịch sử, truyền thông, văn học, tôn giáo đã cùng nhau tham gia một nghiên cứu chung về linh hồn, và nhà sử học Kobaya là một trong những thành viên chủ chốt.

Ma nữ Sadako trong phim kinh dị 'The Ring'.
Ma nữ Sadako trong phim kinh dị "The Ring". Ảnh: hypebeast.com

Bà Kobaya cho biết: “Linh hồn là một chủ đề quan trọng khi xem xét về lịch sử tôn giáo Nhật Bản. Trước đây, các nhà nghiên cứu Nhật chủ yếu tập trung vào kinh tế và lịch sử chính trị. Nghiên cứu về ma và linh hồn chỉ được tập trung ở văn học thời Edo. Việc xem xét linh hồn được miêu tả ra sao trong các ghi chép từ bối cảnh lịch sử tôn giáo là một góc nhìn khá mới mẻ”.

Giống với thời Edo, ngày nay, người Nhật vẫn xem việc thưởng thức nỗi sợ hãi là một thú vui tiêu khiển nên họ vẫn duy trì phong tục kể chuyện ma vào mùa hè. Dù không tin vào các linh hồn, con người vẫn duy trì tổ chức lễ tang, viếng thăm mộ và cầu xin được giúp đỡ, phù hộ. Nhiều người Nhật tin rằng theo cách nào đó linh hồn có những quyền năng đặc biệt. Theo niềm tin này, có thể nói rằng người dương gian vẫn tồn tại sợi dây liên kết với người đã khuất.

Loạt phim hoạt hình Zashiki-Warashi no Tatami-chan (2020) kể về hồn ma trẻ em sống cùng với các linh hồn, thế lực siêu nhiên và cả con người.
Loạt phim hoạt hình Zashiki-Warashi no Tatami-chan (2020) kể về hồn ma trẻ em sống cùng với các linh hồn, thế lực siêu nhiên và cả con người. Ảnh: filmaffinity.com

Tuy vậy, ngày càng nhiều người cho rằng viếng mộ là không cần thiết và mộ không còn là nơi linh hồn trú ngụ. Hiện nay, người ta không còn phản đối gay gắt việc chôn cất thi thể bên dưới một cái cây, rải tro hay nhiều tập tục chôn cất tương tự, và có xu hướng chấp nhận quan niệm trả lại hài cốt của con người về với tự nhiên sau khi họ qua đời.

Loạt phim hoạt hình Zashiki-Warashi no Tatami-chan (2020) kể về hồn ma trẻ em sống cùng với các linh hồn, thế lực siêu nhiên và cả con người.
Loạt phim hoạt hình Zashiki-Warashi no Tatami-chan (2020) kể về hồn ma trẻ em sống cùng với các linh hồn, thế lực siêu nhiên và cả con người. Ảnh: filmaffinity.com

Theo nghĩa này, linh hồn được cho là không còn ở trong mộ mà tồn tại ở một nơi khác, giảm đi sự gắn kết giữa linh hồn và thể xác. Dường như họ đang tiệm cận lối suy nghĩ cổ xưa rằng hài cốt không còn quan trọng. “Ngày nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp quan niệm về linh hồn, và đại dịch đã “góp sức” vào xu hướng này”, bà Kobaya giải thích.

Nghiên cứu chung cũng mở ra nhiều khía cạnh mới vượt lên trên lịch sử. Chẳng hạn như, những hồn ma hiện đại đang tìm ra nhiều cách để “ám” con người.

“Trong tượng đài phim kinh dị “The Ring”, lời nguyền của ma nữ Sadako được chứa trong một cuốn băng video, dẫu cho chúng ta đang sống thời đại kỹ thuật số. Nhân vật ma quỷ trong phim kinh dị cũng đã xuất hiện trên mạng xã hội. Chúng có thể hiện hồn trên Zoom, hồn ma trẻ em Zashiki Warashi có thể tìm thấy trên ứng dụng nhắn tin LINE và người đã mất còn có thể để lại lời nhắn trên Facebook và Twitter”, bà Koyama cho biết.