eMagazine

Ngựa loài vật linh thiêng trong tôn giáo thần đạo

Bài: NatsumeThiết kế: IN191

Ngựa có một vai trò biểu tượng quan trọng trong tôn giáo Nhật Bản và thậm chí ngày nay, tại một số ngôi đền còn nuôi những con ngựa trắng để biểu trưng cho sự linh thiêng. Dù hiện tại, ngựa không còn xuất hiện ở khắp mọi nơi tại đất nước mặt trời mọc, tuy nhiên chiều sâu của mối quan hệ giữa người Nhật và loài vật này vẫn được thể hiện rõ tại các lễ hội, trong nghệ thuật cưỡi ngựa và ngành nghề thủ công truyền thống.

Ảnh: sumiyoshitaisha
Ảnh: sumiyoshitaisha

Ngựa đã là một phần không thể thiếu của xã hội Nhật Bản trong nhiều thế kỷ. Từ xa xưa, người Nhật đã tôn thờ ngựa như một vị thần. Họ tin rằng, thần linh xuất hiện trong thế giới con người trên lưng ngựa, và ngựa cũng thường được bố trí tại đền thờ để đón chào sự xuất hiện của các vị thần. Có những bằng chứng cho thấy người Nhật bắt đầu cưỡi ngựa vào cuối thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, trong thời kỳ Kofun (cuối thế kỷ thứ 3 - cuối thế kỷ thứ 6).

Ảnh: sumiyoshitaisha
Ảnh: sumiyoshitaisha

Nguồn gốc của loài ngựa
tại Nhật Bản

Theo thông tin của Hiệp hội các vấn đề về ngựa Nhật Bản, nhiều số liệu cho thấy ngựa không tồn tại ở Nhật Bản trong các thời kỳ Đồ đá cũ, Lưỡng Hà hoặc Đồ đá mới (tương ứng với Thời kỳ đồ đá, Jomon và đầu thời đại Yayoi ở Nhật). Có thể hiểu rằng, tất cả ngựa bản địa của Nhật Bản đều là hậu duệ của những con ngựa được đưa từ lục địa châu Á vào nhiều thời điểm và bằng nhiều con đường khác nhau. Ngựa được nuôi làm gia súc chắc chắn đã có mặt ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 6 và có lẽ sớm nhất là vào thế kỷ thứ 4.

Bajutsu - hình thức cưỡi ngựa quân sự tại Nhật. Ảnh: historica
Bajutsu - hình thức cưỡi ngựa
quân sự tại Nhật. Ảnh: historica
Ảnh: theequinest
Ảnh: theequinest

Bộ sách cổ Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ) ghi chép lại rằng, vua của Silla sau khi bị Hoàng hậu Jingu đánh bại đã tặng con ngựa cho bà như một món quà. Ngoài ra, theo cả Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon Shoki, dưới triều đại của Thiên hoàng Suijin, vua Geunchogo của Paekche (vương quốc cổ nằm ở tây nam bán đảo Triều Tiên) đã tặng những con ngựa giống cùng những người huấn luyện ngựa cho Thiên hoàng.

Ảnh: theequinest
Ảnh: theequinest

Những giống ngựa đầu
tiên của xứ Phù Tang

Các nhà khoa học đã thực hiện phân tích phát sinh loài và tái tạo lại mối quan hệ di truyền giữa các giống ngựa bản địa khác nhau của Nhật Bản cùng sự phân bố địa lý của chúng. Từ đó, họ đưa ra kết luận rằng ngựa Nhật Bản là hậu duệ của ngựa Mông Cổ di cư từ bán đảo Triều Tiên.

Ảnh: photolibrary.jp
Ảnh: photolibrary.jp
Ảnh: Voyapon
Ảnh: Voyapon

Tuy nhiên, giống ngựa này có kích thước tương đối nhỏ, cao dưới 14,2 gang tay (147cm). Đầu của chúng tương đối lớn, cổ hơi bè, bờm dày và dài. Nhìn chung, quan sát từ phía sau, lưng của chúng khá rộng ở phần trên, hẹp dần về phía chân.

Ảnh: Voyapon
Ảnh: Voyapon

Các màu lông phổ biến nhất là hồng, nâu, hạt dẻ, màu lang (một sự pha trộn giữa lông trắng và lông màu) và cremello (một đặc điểm xuất hiện ở ngựa do sự hiện diện của gen màu kem, tạo ra một số màu lông). Tất cả các giống ngựa địa phương này nổi tiếng về sức bền, khả năng sống sót khi thiếu thức ăn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chúng đều có chung đặc điểm là sở hữu móng guốc cực kỳ bền bỉ.

Bên cạnh đó, trong suốt nhiều thế kỷ kể từ khi ngựa xuất hiện tại Nhật Bản, các giống ngựa khác nhau đã phát triển, mỗi giống đều thích nghi với điều kiện môi trường địa phương. Đặc biệt là trong thời Minh Trị, những con ngựa thuần chủng lớn hơn từ châu Âu và Bắc Mỹ đã được nhập khẩu để tăng kích thước của ngựa Nhật Bản, giúp chúng phù hợp sử dụng trong quân đội.

  • Ngựa Misaki

    Có nguồn gốc từ tỉnh Miyazaki, đàn khoảng 88 con ngày nay phân bố ở Mũi Toi, phần cực nam của bờ biển thuộc tỉnh Miyazaki. Chúng có chiều cao trung bình từ 12,2 đến 13 gang tay (130 - 135 cm). Ngựa Misaki được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1697, khi gia đình Akizuki của Gia tộc Takanabe đưa động vật đi chăn thả tự nhiên và tạo ra một trang trại ngựa đực giống. Giống ngựa này đã được công nhận là Bảo vật Tự nhiên Quốc gia và trở thành tâm điểm của ngành du lịch.

    Ảnh: japan.travel
    Ảnh: japan.travel
  • Ngựa Tokara

    Những con ngựa ngày nay có thể tìm thấy trong một số công viên tự nhiên ở tỉnh Kagoshima, là hậu duệ của 20 con ngựa bản địa được đưa đến Kyushu từ Kikai Shima vào khoảng năm 1890. Trong một nỗ lực để bảo tồn giống ngựa này ở dạng gần như thuần chủng, một số con đã được đưa đến Nakanoshima ở đảo Tokara, nơi chúng sinh sống tự do quanh năm và được tiêm chủng, điều trị thú y mỗi năm một lần. Giống ngựa này đã được chỉ định là “Kho báu Tự nhiên” của tỉnh.

    Ảnh: researchgate
    Ảnh: researchgate
  • Ngựa Miyako

    Cho đến năm 1960, ngựa Miyako đã được sử dụng làm hình thức giao thông chính trên đảo. Đàn 21 con đã trở thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch và thường được sử dụng cho mục đích giảng dạy ở trường trung học địa phương. Chúng được coi là một giống quý hiếm, hiện được Chính phủ Nhật Bản liệt vào danh sách “Cực kỳ nghiêm trọng” hoặc “Cần bảo tồn”.

    Ảnh: Horse Breeds Pictures
    Ảnh: Horse Breeds Pictures
  • Hokkaido Washu

    Còn gọi là Dosanko, giống ngựa này là hậu duệ của một số giống địa phương được nhập khẩu từ Tohoku vào thế kỷ 15 khi người Nhật bắt đầu di cư đến Hokkaido. Chúng có phần lớn hơn so với nhiều giống ngựa địa phương của Nhật Bản, cao từ 12,2 đến 13 gang tay (130 - 135 cm). Chúng cực kỳ cứng cáp và mạnh mẽ, có thể tồn tại và thậm chí phát triển trong những điều kiện rất khắc nghiệt. Ngày nay, chúng được sử dụng để đi đường mòn, mang vác và kéo xe.

    Ảnh: Pinterest
    Ảnh: Pinterest
  • Ngựa Noma

    Giống ngựa địa phương nhỏ nhất của Nhật Bản là ngựa Noma, có nguồn gốc từ vùng Noma, Imabari, tỉnh Ehime. Tổ tiên của giống ngựa hiện nay từng được dùng để thồ đồ vật trên các sườn núi dốc và trên các hòn đảo xa xôi. Ngày nay, có 47 con ngựa Noma được một số trang trại nuôi ngựa đực trong vùng chăm sóc. Chúng được sử dụng làm ngựa cưỡi cho trẻ em và là đối tượng nghiên cứu của các trường học địa phương.

    Ảnh: horseyhooves
    Ảnh: horseyhooves
  • Ngựa Kiso

    Ngựa Kiso có kích thước trung bình, cao khoảng 13 gang tay (135cm). Trong thời kỳ Minh Trị, ngựa Kiso được lai với nhiều giống ngựa phương Tây nên giống thuần chủng hầu như biến mất. Ngày nay có 117 con ngựa Kiso, thường được thấy trong các đám rước tại những lễ hội địa phương. Chúng cũng được sử dụng làm ngựa cưỡi.

    Ảnh: takedaponystables
    Ảnh: takedaponystables
  • Ngựa Taishu

    Giống ngựa này phát triển ở khu vực nhiều đồi và dốc của Tsushima thuộc tỉnh Nagasaki, nơi chăn nuôi ngựa từ đầu thế kỷ thứ 8. Loài ngựa có kích thước trung bình cao khoảng 12 gang tay (125cm) này đặc biệt hữu ích như một con ngựa kéo ở nơi có địa hình gồ ghề và cũng được sử dụng để vận chuyển gỗ. Chúng được mô tả là giống ngựa có tính cách bình tĩnh.

    Ảnh: The Japan Times
    Ảnh: The Japan Times
  • Ngựa Yonaguni

    Giống ngựa bản địa này được phát triển ở Okinawa trên đảo Yonaguni. Hai đàn ngựa nhỏ khoảng 108 con vẫn được nuôi thả tự do trên đảo. Điều thú vị là người dân trên hòn đảo này đã phát triển một loại dây cương đặc biệt gọi là Omogui chỉ có một dây để điều khiển ngựa đi đúng hướng.

    Ảnh: wikipedia
    Ảnh: wikipedia

Loài vật được các
vị thần sử dụng

Kể từ khi có mặt tại Nhật Bản, ngựa đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa xứ sở hoa anh đào. Ngựa được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh và cưỡi ngựa là một trong những kỹ năng được các chiến binh sáng lập ra tầng lớp Samurai đánh giá cao. Thật kỳ lạ, ngựa không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp cho đến thời Minh Trị. Mặt khác, chúng được dùng phổ biến để chở hàng hóa trên đường và sử dụng ở các vùng núi dốc. Chúng cũng được cưỡi bởi những người thuộc tầng lớp cao quý.

Ảnh: sumiyoshitaishaspirit
Ảnh: sumiyoshitaishaspirit
Yabusame - loại hình bắn cung trên lưng ngựa. Ảnh: globetrotting
Yabusame - loại hình bắn cung trên lưng ngựa. Ảnh: globetrotting

Càng ngày, ngựa càng có ý nghĩa đặc biệt trong Thần đạo. Chúng là những con vật vận chuyển linh hồn của những người đã khuất trở lại thế giới này trong mùa Obon (“ngựa linh hồn”, Shoryo-uma - 精霊馬). Hơn nữa, nữ thần mặt trời “Amaterasu - 天照” cưỡi trên chúng, đó là lý do tại sao chúng còn được gọi là “Shinme - 神馬” (ngựa thiêng) và những tấm thẻ bằng gỗ được gọi là “Ema - 絵馬” (bức tranh ngựa), nơi bạn có thể viết điều ước của mình gửi đến các vị thần tại đền thờ Thần đạo.

Yabusame - loại hình bắn cung trên lưng ngựa. Ảnh: globetrotting
Yabusame - loại hình bắn cung trên lưng ngựa.
Ảnh: globetrotting
Thẻ Ema và tượng ngựa thiêng trong các ngôi đền. Ảnh: Voyapon
Thẻ Ema và tượng ngựa thiêng
trong các ngôi đền. Ảnh: Voyapon

Không thể phủ nhận ngựa ở Nhật Bản cũng là một phần của các sự kiện tôn giáo. Một trong những nghi lễ nổi tiếng nhất là “nghi lễ Thần đạo của Bạch mã” (Uma shinji - 白馬神事) tại đền Sumiyoshi Taisha ở quận Sumiyoshi của Osaka.

Thẻ Ema và tượng ngựa thiêng trong các ngôi đền. Ảnh: Voyapon
Thẻ Ema và tượng ngựa thiêng
trong các ngôi đền. Ảnh: Voyapon

Hàng năm vào ngày 07/01, con ngựa thiêng của đền Sumiyoshi Taisha sẽ ghé thăm các tòa nhà chính của ngôi đền trước khi thực hiện nghi lễ. Người ta nói rằng những người nhìn thấy ngựa trắng trong lễ mừng năm mới sẽ được chữa khỏi bệnh tật và nhận được hạnh phúc trong năm mới.

Đua ngựa: môn thế thao
nổi tiếng tại Nhật Bản

Cuộc đua ngựa Ban-ei nổi tiếng của Hokkaido. Ảnh: Nippon
Cuộc đua ngựa Ban-ei nổi tiếng của Hokkaido. Ảnh: Nippon

Bạn có biết về niềm đam mê “bí mật” của nhiều người Nhật? Mỗi năm, có tới 18.000 cuộc đua ngựa diễn ra trên hơn 20 trường đua ở Nhật Bản - một con số ấn tượng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này. Nói một cách ngắn gọn: đua ngựa là một trong những môn thể thao phổ biến nhất ở đất nước mặt trời mọc.

Cuộc đua ngựa Ban-ei nổi tiếng của Hokkaido. Ảnh: Nippon
Cuộc đua ngựa Ban-ei nổi tiếng của Hokkaido.
Ảnh: Nippon

Những cuộc đua ngựa thời hiện đại được cho là bắt nguồn từ nghi thức Kamo Kurabeuma. Vào mỗi mùa xuân kể từ năm 1093, sự kiện này được tổ chức tại đền Kamigamo ở Kyoto. Hai chiến binh, một người mặc trang phục đỏ và một người mặc trang phục đen, tranh tài trong một cuộc đua. Tuy nhiên, không giống như các cuộc đua ngựa hiện đại, hai con ngựa không xuất phát tại cùng một địa điểm và không đua xem ai sẽ vượt qua vạch đích đầu tiên.

Một con ngựa sẽ xuất phát trước một đoạn cố định, và người chiến thắng được quyết định dựa trên việc khoảng cách giữa hai con ngựa trở nên dài hơn hay ngắn hơn khi kết thúc cuộc đua. Ngày nay, cuộc đua này được tổ chức vào ngày 05/05 với 3 phần chính: nghi lễ buổi sáng, tiếp theo là những lời cầu nguyện cho sự an toàn và thành công của các tay đua, cuối cùng là cuộc đua.