eMagazine
tanuki lửng chó tinh nghịch, thích chơi khăm con người

Bài viết: RinThiết kế: Takashi

Cùng với hồ ly Kitsune, Tanuki (lửng chó) cũng là một loài yêu quái nổi tiếng với khả năng biến hình trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu hồ ly gắn với hình ảnh một yêu quái nguy hiểm và mưu mô, Tanuki lại mang vẻ tinh nghịch, đáng yêu, sở hữu nhiều ma thuật nhưng hầu như đều vô hại với con người. Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến Tanuki, không thể không nói về “2 viên bi” khủng nhất yêu giới, có thể kéo giãn bằng 8 chiếc chiếu Tatami và trở thành vũ khí tối thượng của loài Yokai này.

Loài Yokai tinh nghịch

Tanuki tinh nghịch, thích bày ra nhiều trò chơi khăm con người vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh:@curiousordinary
Tanuki tinh nghịch, thích bày ra nhiều trò chơi khăm con người
vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh:@curiousordinary

Thoạt nhìn, Tanuki (狸) có ngoại hình giống gấu mèo nhưng thật ra chúng là loài lửng chó với những chiếc răng nhọn hoắt. Theo truyền thuyết, Tanuki thích nghi tốt với nhiều môi trường từ rừng núi đến thành thị và sở hữu nhiều phép thuật đa dạng. Khác với hồ ly xuất hiện trong thần thoại ở nhiều quốc gia trên thế giới, Tanuki chỉ có tại Nhật Bản và được đề cập trong “Bách quỷ dạ hành”, một truyền thuyết nổi tiếng kể về cuộc diễu hành vào ban đêm của 100 loài yêu quái, được lưu truyền từ thời Heian (794 – 1185) đến thời Muromachi (1336 – 1573).

Tanuki tinh nghịch, thích bày ra nhiều trò chơi khăm con người vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi. Ảnh:@curiousordinary
Tanuki tinh nghịch, thích bày ra nhiều trò chơi
khăm con người vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa.
Ảnh:@curiousordinary
Tượng Tanuki tại làng gốm Shigaraki, tỉnh Shiga. Ảnh: voyapon.com
Tượng Tanuki tại làng gốm Shigaraki, tỉnh Shiga.
Ảnh: voyapon.com

Theo thời gian, từ một Yokai (từ chỉ yêu quái trong tiếng Nhật) với khả năng giả dạng thành các vị sư, đến thời Taisho (1912 – 1926), Tanuki trở thành hình tượng vô cùng đáng yêu với một chiếc bụng lớn có thể tạo ra tiếng trống dọa con người, đầu đội chiếc mũ rơm và có niềm đam mê bất tận với rượu Sake. Điều này xuất phát từ việc ngày càng có nhiều cửa hàng bắt đầu sử dụng hình ảnh của Tanuki để quảng bá hoặc đặt tượng của chúng trước cửa hàng, cũng vì vậy mà ngoại hình của loài yêu quái này đã được thay đổi cho thật dễ thương và ngộ nghĩnh.

Tượng Tanuki tại làng gốm Shigaraki, tỉnh Shiga. Ảnh: voyapon.com
Tượng Tanuki tại làng gốm Shigaraki, tỉnh Shiga.
Ảnh: voyapon.com

Những phép thuật nổi tiếng của Tanuki

Giả dạng con người

Tuy giống với hồ ly, thích giả dạng con người để đánh lừa người trần mắt thịt, nhưng thay vì hóa thân thành một cô gái xinh đẹp để quyến rũ đàn ông, Tanuki lại thường biến thành một nhà sư Phật giáo được gọi là "狸坊主 – Tanuki Bouzu”. Tuy vậy, chúng không hề mang vẻ khổ hạnh thường thấy ở các vị tu sĩ mà biểu cảm trông khá thoải mái.

Tanuki thường tụ tập thành nhóm rồi bắt chước nhiều hoạt động của con người, gồm cả các nghi lễ Phật giáo như tang lễ hoặc tụ họp trong các nghĩa trang vào ban đêm, mang theo bên mình đèn lồng và bắt chước con người niệm kinh cho người đã khuất. Thậm chí, chúng còn có thể sao chép khả năng viết lách của con người.

Tương truyền, một yêu quái Tanuki đã giả dạng thành một nhà sư đến từ ngôi chùa Murasaki Otoku ở Kyoto, tự lập lời thề im lặng nên chỉ giao tiếp với mọi người bằng cách viết chữ. Bấy giờ, nét chữ của vị sư này được đánh giá là vô cùng đặc biệt. Chữ viết có sự pha trộn khá tự do giữa nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc và Nhật Bản mà chưa ai từng thấy trước đó. Tuy nhiên, các văn bản này có rất nhiều lỗi chính tả nên vị sư trong ngôi chùa tên Heigo đã nghĩ rằng nó rất có thể là do Tanuki viết nên. Trong một câu chuyện khác của tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Minh Trị Natsume Soseki, ông đã đọc được cuốn sách do một Tanuki viết, trong đó, Tanuki than phiền về việc mọi người đang có thái độ kinh thường với giống loài của mình và cả chuyện du nhập văn hóa Tây phương vào Nhật Bản lúc bấy giờ. Những câu chuyện về Tanuki giả dạng thành sư và khả năng viết lách của chúng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @EgenolfGallery
Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @EgenolfGallery
Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @EgenolfGallery
Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi
hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa.
Ảnh: @EgenolfGallery
Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @EgenolfGallery
Tanuki hoá thân thành võ sĩ Sumo, vẽ bởi
hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa.
Ảnh: @EgenolfGallery

Ngoài biến hóa thành Tanuki Bouzu, các Yokai lửng chó cũng rất thích giả dạng những nhân vật “máu mặt” trong xã hội loài người. Tương truyền rằng, chúng đã mạo danh các vị quan lớn rồi đến gõ cửa nhà dân, buộc tội họ chưa nộp thuế hoặc vi phạm pháp luật và những tội này đều do chính chúng tự tưởng tượng ra. Khi biến hóa thành hình dạng con người, cơ thể của Tanuki sẽ phát ra ánh sáng nhưng không quá rõ. Đặc biệt, dù trời mưa, bộ Kimono mà Tanuki mặc trên người vẫn khô ráo. Ngoài ra, nếu một Tanuki lơ là trong việc duy trì hình dạng khi biến hóa, đuôi của chúng sẽ không giấu được mà lòi ra. Đây được xem là những dấu hiệu để phân biệt loài yêu quái này.

Biến hóa thành nhiều đồ vật, hiện tượng khác nhau

Ngoài giả dạng thành các vị sư, Tanuki cũng thích biến hóa thành nhiều đồ vật như cây cối, đèn lồng đá, thậm chí là cả Mặt trăng.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng về việc Tanuki biến hóa thành đồ vật là truyện cổ tích “Bunbuku Chagama”. Chuyện kể rằng, ngày xưa, một Tanuki đã được người nông dân giải cứu khỏi cái bẫy. Để trả ơn ân nhân, nó bèn biến thành một ấm trà và khi người này bán chiếc ấm đi, anh thu được một khoản tiền hậu hĩnh. Tuy nhiên, người mua ấm đã được một phen hú vía bởi Tanuki không thể chịu nóng, khi được dùng để đun nước, chiếc ấm đã mọc thêm đầu, chân rồi đuôi, cuối cùng hiện nguyên hình và nhanh chân tháo chạy.

Ngoài khả năng biến hóa thành con người và đồ vật đa dạng, Tanuki cũng sở hữu yêu thuật khiến cho con người bị lạc ngay ở nơi họ quen thuộc bằng cách tạo ra cảnh quan hoàn toàn khác. Ngoài ra, cũng giống với Kitsune, Tanuki có thể tạo ra lửa và chẳng ngạc nhiên khi phép thuật này được sử dụng để chơi khăm con người. Vào thời xưa, khi chưa có ánh sáng nhân tạo, đây là một cách chơi khăm khiến đối phương sụp bẫy mà không hề mảy may nghi ngờ. Tanuki sẽ tạo ra ngọn lửa nhỏ để người nông dân tưởng rằng mình đang trò chuyện với một người khác đang hút tẩu trong đêm và họ cứ thế mà nói hết thảy mọi suy nghĩ. Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc đó là những đồng tiền được Tanuki sử dụng để mua bán sau đó đều biến thành chiếc lá.

Tanuki hóa thành ấm trà để trả ơn, vẽ bởi hoạ sĩ Katsushika Hokusai. Ảnh: wikipedia.org
Tanuki hóa thành ấm trà để trả ơn,
vẽ bởi
hoạ sĩ Katsushika Hokusai.
Ảnh: wikipedia.org
Tanuki có thể tạo ra cảnh quan hoàn toàn khác làm cho con người bị lạc. Ảnh: tofugu
Tanuki có thể tạo ra cảnh quan hoàn toàn khác
làm cho con người bị lạc.
Ảnh: tofugu

Bên cạnh những trò chơi khăm, cũng có câu chuyện kể rằng yêu quái Tanuki rất tốt bụng. Vào một buổi sáng nọ, người chủ nhà thức giấc và thấy một gia đình Tanuki đang cố gắng lượm lặt những gì còn sót lại sau bữa tiệc để kiếm cái ăn. Thương cảm cho chúng, mỗi đêm, người này đều để dành lại thức ăn cho Tanuki. Một đêm nọ, khi bọn trộm đột nhập vào nhà người đàn ông, kỳ lạ thay, đã xuất hiện hai đô vật khổng lồ đánh tan bọn chúng. Cả gia đình cúi đầu cảm tạ ân nhân nhưng ngay khi họ đứng dậy, các đô vật đã biến mất. Sau đó, yêu quái Tanuki đã xuất hiện trong giấc mơ của người chủ nhà và báo mộng cho người này biết rằng chúng làm việc ấy để cảm tạ những bữa ăn ông đã dành cho chúng. Món ăn yêu thích của Tanuki là cá và đậu phơi khô.

Thích tạo tiếng ồn

Tanuki thích tạo ra tiếng ồn, chọc phá con người. Ảnh: hyakumonogatari.com
Tanuki thích tạo ra tiếng ồn, chọc phá con người.
Ảnh: hyakumonogatari.com

Tanuki thậm chí không cần dùng đến yêu thuật để thực hiện nhiều trò nghịch ngợm, chẳng khác nào một đứa trẻ lì lợm đang tuổi ăn, tuổi lớn. Chúng làm cho mọi người sợ hãi bằng cách ném đá vào nhà của họ hoặc thả xô nước xuống giếng, đập xoong chảo để tạo ra tiếng động lớn... Trong số đó, trò yêu thích nhất là ném những trận đá cuội vào nóc nhà của người dân. Ngoài ra, Tanuki còn nổi tiếng là thích đánh vào chiếc bụng to của mình để tạo ra tiếng trống và sử dụng chiêu trò này nhằm làm mọi người sợ hãi bỏ chạy rồi cuối cùng lạc trong rừng.

Tanuki thích tạo ra tiếng ồn, chọc phá con người. Ảnh: hyakumonogatari.com
Tanuki thích tạo ra tiếng ồn, chọc phá con người.
Ảnh: hyakumonogatari.com

Ngoài bắt chước hình dạng, chúng còn có thể bắt chước mọi âm thanh mình muốn, chẳng hạn như giả tiếng sấm chớp. Đặc biệt, ở thời Minh Trị, rất nhiều câu chuyện khác về Tanuki kể về chiêu trò giả âm thanh được lan truyền, khiến ai cũng khiếp sợ. Thời bấy giờ, Nhật Bản mở cửa với các nước phương Tây và bắt đầu phát triển loại xe lửa chạy bằng hơi nước. Tanuki nhanh nhảu giả tiếng còi tàu và tiếng của động cơ hơi nước “Shu shu po po po” để cho người lái tàu nhầm tưởng rằng đang có một chiếc tàu khác lao tới. Vì sợ va chạm, người lái tàu đã lập tức cho dừng tàu nhưng sau cùng ngậm ngùi phát hiện mình đã bị lừa. Tanuki khoái chí trước trò lừa của mình nên đã thực hiện rất nhiều lần. Tuy nhiên, vào một đêm nọ, người lái tàu đã quyết định đi thẳng mà không dừng lại và chẳng có chuyện gì xảy ra. Đến sáng hôm sau, ông phát hiện ra xác của một Tanuki trên đường ray. Tất nhiên, đây cũng chỉ là một trò lừa của chúng và chẳng có một yêu quái Tanuki nào bị chết vì tàu cán qua cả.

Giai thoại bí ẩn về
“2 viên bi” khổng lồ của Tanuki

金玉 – Kintama” là một từ tiếng lóng được người Nhật sử dụng để chỉ tinh hoàn theo lối chơi chữ “ – Kin – Vàng” và “ – Tama – Quả bóng”, mang nghĩa “quả bóng vàng”. Câu chuyện nổi tiếng về yêu quái Tanuki với Kintama có thể kéo dãn thành một tấm vàng lớn bằng 8 chiếu Tatami được lưu truyền rộng rãi vào thời Edo. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng chứ không liên quan gì đến sức mạnh trong đời sống giao phối.

Tanuki tập cử tạ bằng Kintama, vẽ bởi hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @curiousordinary
Tanuki tập cử tạ bằng Kintama, vẽ bởi
hoạ sĩ Kuniyoshi Utagawa.
Ảnh: @curiousordinary
Tanuki có thể tạo ra cảnh quan hoàn toàn khác làm cho con người bị lạc. Ảnh: tofugu
Tanuki biến Kintama thành bia
để luyện tập
bắn cung.
Ảnh: hyakumonogatari.com
Tanuki sử dụng Kintama để làm lưới câu cá, vẽ bởi Kuniyoshi Utagawa. Ảnh: @curiousordinary
Tanuki sử dụng Kintama để làm
lưới câu cá, vẽ bởi
Kuniyoshi Utagawa.
Ảnh: @curiousordinary

Câu chuyện về Kintama được bọc vàng của yêu quái Tanuki xuất phát từ những thợ kim hoàn ở thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa. Để có thể làm ra những miếng vàng lá siêu mỏng, họ tiến hành bọc vàng vào da động vật rồi dát thành các tấm mỏng. Nổi tiếng với Kintama khổng lồ, Tanuki đã được các thợ kim hoàn lựa chọn. Người ta kể lại rằng, bằng cách sử dụng lớp da Kintama của Tanuki, từ một cục vàng nhỏ cũng có thể kéo thành một miếng vàng lớn bằng 8 chiếu Tatami (hơn 13 mét vuông). Chính vì thế, nhiều người bắt đầu kể các câu chuyện thần kỳ về Kintama của Tanuki theo hướng chúng sẽ giúp tiền tài của người sở hữu cũng được mở rộng như cách mà các thợ hoàn kim kéo giãn Kintama để dát vàng. Từ đó, Kintama của Tanuki được dát thành miếng rồi may thành ví đựng tiền gọi là “金袋 – Kinbukuro”, giúp mang về may mắn, thu hút tài lộc cho người sở hữu.

Đặc biệt, Tanuki còn sử dụng Kintama theo nhiều mục đích khác nhau như làm vũ khí, trống, quạt để làm mát, làm lưới đánh cá, thậm chí là một chiếc dù che mưa, che nắng. Độc đáo hơn nữa, chúng còn sử dụng Kintama đầy ma thuật của mình để biến thành cửa tiệm, còn bản thân là chủ tiệm. Kintama còn có thể biến thành một chiếc kiệu với đầy đủ tôi tớ khiêng kiệu, đưa Tanuki đi khắp mọi nơi. Do vậy, ở Nhật Bản, một bài đồng dao nổi tiếng về Kintama của Tanuki đã được lưu truyền mà đứa trẻ nào cũng thuộc làu làu:

Lớp da Kintama của Tanuki được sử dụng để tạo thành vàng miếng. Ảnh: tofugu.com
Lớp da Kintama của Tanuki được sử dụng để tạo thành vàng miếng.
Ảnh: tofugu.com
  • たん たんたぬきの金玉は~♪ / Tan Tan Tanuki no Kintama wa
  • 風もないのに/ Kaze mo nai no ni
  • ぶーらぶら/ Bura Bura”
  • “Quả bóng vàng của Tan-tan-tanuki
  • Ngay cả không có gió
  • Vẫn đung đưa, đung đưa”
Lớp da Kintama của Tanuki được sử dụng để tạo thành vàng miếng. Ảnh: tofugu.com
Lớp da Kintama của Tanuki được sử dụng
để tạo thành vàng miếng.
Ảnh: tofugu.com

Tanuki trở thành
nguồn
cảm hứng cho gốm và phim ảnh

Vào năm 1951, Thiên hoàng Hirohito đã đến thăm làng gốm Shigaraki (信楽町) nằm ở phía Nam tỉnh Shiga, nơi nổi tiếng với nghề làm gốm từ thời cổ đại. Để chào đón Thiên hoàng Hirohito, người dân nơi đây đã đặt rất nhiều tượng gốm hình Tanuki dọc theo các tuyến đường. Thiên hoàng vô cùng yêu thích các bức tượng Tanuki và đã sáng tác ngay một bài thơ về chúng. Kể từ đó, Tanuki nổi tiếng khắp Nhật Bản, trở thành biểu tượng của làng Shigaraki, xuất hiện trước nhiều ngôi nhà và cửa hàng ở mọi nơi trong ngôi làng.

Bên cạnh đó, Yokai Tanuki còn trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim, trong đó nổi tiếng là bộ phim Pom Poko (Cuộc chiến gấu mèo) năm 1994 của đạo diễn Isao Takahata, đồng sáng lập Studio Ghibli. Bộ phim kể về cuộc đối đầu giữa loài Tanuki ở khu đồi Tama với con người khi họ lên kế hoạch mở rộng đô thị, gây ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của Tanuki. Không chấp nhận số phận, Tanuki đã đứng lên đấu tranh quyết liệt bằng các yêu thuật của mình. Bộ phim là thông điệp sâu sắc của nhà làm phim đại tài về quá trình đô thị hóa và môi trường.

Làng gốm Shigaraki nổi tiếng với tượng Tanuki. Ảnh: livingnomads.com
Làng gốm Shigaraki nổi tiếng
với tượng Tanuki.
Ảnh: livingnomads.com
TTanuki sử dụng thuật bay bằng Kintama trong phim Pom Poko. Ảnh: sporcle.com
Tanuki sử dụng thuật bay bằng Kintama
trong phim Pom Poko.
Ảnh: sporcle.com
Tanuki trở thành linh vật Takibou của khu vực Hachioji, Tokyo. Ảnh: soranews
Tanuki trở thành linh vật Takibou
của khu vực Hachioji, Tokyo.
Ảnh: soranews

Không dừng lại ở đó, Tanuki còn trở thành linh vật của nhiều công ty ở Nhật với mong ước kinh doanh phát đạt, chẳng hạn như nhân vật Ponta trên thẻ tích điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng Lawson.

Tại Tokyo, hình ảnh Tanuki xuất hiện trên các poster tại nhiều ga tàu, trở thành linh vật Takibou của khu vực Hachioji, Tokyo và được thờ cúng tại đền Chingodo trong khuôn viên chùa Sensoji, quận Asakusa, Tokyo. Vào cuối thế kỷ 19, vị sư trụ trì chùa Sensoji đã mơ một giấc mơ kỳ lạ về Tanuki đang sống ở khu vườn và trở thành người bảo vệ cho chùa, vì vậy mà ông đã cho xây dựng ngôi đền Chingodo để thờ phụng chúng.

Tanuki xuất hiện trên các poster ở ga tàu tại Tokyo. Ảnh: tofugu.com
Tanuki xuất hiện trên các poster ở
ga tàu tại Tokyo. Ảnh: tofugu.com
Tanuki trở thành linh vật Ponta trên thẻ tích điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng Lawson. Ảnh: maiuma.com
Tanuki trở thành linh vật Ponta trên thẻ tích điểm
của chuỗi cửa hàng
tiện lợi nổi tiếng Lawson.
Ảnh: maiuma.com

Tanuki ngoài đời thực

Tanuki ngoài đời thực với chiếc mõm nhọn và bộ lông mềm mịn. Ảnh: wikipedia.org
Tanuki ngoài đời thực với chiếc mõm nhọn
và bộ lông mềm mịn. Ảnh: wikipedia.org

Khác với truyền thuyết, loài lửng chó Tanuki ngoài thực tế có chiếc mõm nhọn hơn, đa phần có bộ lông mềm mịn nên được người Nhật sử dụng để làm bút lông trong nghệ thuật thư pháp. Chúng có chế độ ăn uống đa dạng, từ các loại quả mọng đến động vật nhỏ, rất dễ thích nghi nên có thể sống tại các thành phố. Ước tính có khoảng 1.000 con Tanuki đang sống ở Tokyo, chúng thường được nhìn thấy xung quanh đền Meiji Jingu và trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Nhật Bản.

Tanuki ngoài đời thực với chiếc mõm nhọn và bộ lông mềm mịn. Ảnh: wikipedia.org
Tanuki ngoài đời thực với chiếc mõm nhọn
và bộ lông mềm mịn. Ảnh: wikipedia.org