eMagazine

#Kilalaseries#Nihontabi

Bài viết: RINThiết kế: Quỳnh 399

Được mệnh danh là “quê hương của nước Nhật” hay “nguyên mẫu của Nhật Bản trong ký ức”, thành phố Tono nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ của miền núi Kitakami, trung tâm tỉnh Iwate đã trở thành ngôi nhà tuyệt vời để bảo vệ các phong tục, tín ngưỡng truyền thống. Là vùng đất của văn hóa dân gian, Tono đưa du khách bước vào hành trình khám phá những câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí.

Thành phố Tono, tỉnh Iwate với tượng Kappa giơ tay chào đón du khách.
Thành phố Tono, tỉnh Iwate với tượng Kappa giơ tay chào đón du khách. Ảnh: Nippon

Tono Monogatari – tác phẩm dân gian
nhuốm màu huyền bí

Chân dung nhà nghiên cứu văn học dân gian Yanagita Kunio.
Chân dung nhà nghiên cứu văn học dân gian Yanagita Kunio. Ảnh: ndl.go.jp

Nhắc đến Tono, không thể bỏ qua tác phẩm “Tono Monogatari”, một tập hợp các truyện ngắn, tín ngưỡng, giai thoại, phong tục địa phương của tác giả Yanagita Kunio (31/07/1875 – 08/08/1972). Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của các nghiên cứu về văn học dân gian Nhật Bản.

Sinh thời, ông Yanagita là công chức tại Cục quản lý Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp - Thương mại Nhật Bản, điều này cho ông cơ hội đi công tác thường xuyên đến các vùng nông thôn thuộc đảo Honshu. Những năm đó, ông đã dành thời gian thăm thú nhiều nơi và tiến hành ghi chép lại các câu chuyện dân gian ở những vùng đất này.

Chân dung nhà nghiên cứu văn học dân gian Yanagita Kunio.
Chân dung nhà nghiên cứu văn học dân gian Yanagita Kunio. Ảnh: ndl.go.jp

Vào khoảng đầu thời Meiji (1868 – 1912), Yanagita biết được nhiều truyền thuyết về Tono, một vùng nông thôn nhỏ được bao quanh bởi những ngọn núi hiểm trở ở tỉnh Iwate, từ một người dân bản địa tên là Kizen Sasaki. Sau đó, cả hai đã cộng tác để viết nên cuốn sách “Tono Monogatari”. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, trong đó nổi bật có câu chuyện về các loài Yokai (yêu quái) như thủy quái Kappa, hồn ma trẻ em Zashiki Warashi hay tuyết nữ Yuki-onna.

Sức quyến rũ của tác phẩm nằm ở việc tên nhân vật, địa điểm được đề cập vô cùng chi tiết và rất nhiều phân cảnh trong sách vẫn có mối liên hệ sâu sắc với thành phố Tono ngày nay, khiến nhiều độc giả cho rằng chúng đều có thật. Thậm chí, sau hơn 100 năm, nhiều du khách vẫn tìm đến Tono vì được truyền cảm hứng mãnh liệt từ cuốn sách của Yanagita.

Bánh xe nước Yamaguchi, một trong những điểm tham quan thu hút của thành phố Tono.
Bánh xe nước Yamaguchi, một trong những điểm tham quan thu hút của thành phố Tono. Ảnh: tonojikan.jp
Sách “The Legends of Tono” của Yanagita Kunio.
Sách “The Legends of Tono” của Yanagita Kunio. Ảnh: chamblinbookmine.com
Bánh xe nước Yamaguchi, một trong những điểm tham quan thu hút của thành phố Tono.
Bánh xe nước Yamaguchi, một trong những điểm tham quan thu hút của thành phố Tono. Ảnh: tonojikan.jp
Sách “The Legends of Tono” của Yanagita Kunio.
Sách “The Legends of Tono” của Yanagita Kunio. Ảnh: chamblinbookmine.com

Bảo tàng Văn học dân gian Tono

Bắt đầu chuyến hành trình tìm về cội nguồn của truyền thuyết dân gian Nhật Bản, có lẽ Bảo tàng Văn học dân gian Tono nằm cách ga JR Tono 5 phút đi bộ vẫn là địa điểm lý tưởng hơn cả.

Người phụ nữ và nhà sư Komuso. Tranh của Suzuki Harunobu.
Kho truyện cổ Mukashi-banashi-gura. Ảnh: metmuseum

Bên trong bảo tàng, tại khu vực Mukashi-banashi-gura (Kho truyện cổ) được cải tạo từ nhà kho của một xưởng rượu Sake, các câu chuyện dân gian được kể theo nhiều cách khác nhau thông qua nghệ thuật cắt giấy hiện đại, tranh minh họa, băng nghe, video. Tại đây, du khách sẽ không khỏi thót tim khi chứng kiến cảnh vị thần Thiên Cẩu Tengu với khuôn mặt đỏ au và chiếc mũi dài quá cỡ đập đôi cánh khổng lồ của mình, liền sau đó là tiếng trẻ em cười đùa khiến nhiều người cảm giác như nơi đây đã bị ám.

Người phụ nữ và nhà sư Komuso. Tranh của Suzuki Harunobu.
Kho truyện cổ Mukashi-banashi-gura. Ảnh: metmuseum

Đó chính là Zashiki Warashi, linh hồn trẻ em chuyên ám các hộ gia đình và thường xuất hiện vào đêm tối để hù dọa con người. Theo truyền thuyết, các Zashiki Warashi không thể lớn, và căn nhà mà chúng ở sẽ nhận được nhiều may mắn, ngược lại ngôi nhà không có linh hồn trẻ em này dễ gặp phải tai ương. Chính vì vậy, chúng trở thành một nhân vật đáng yêu, lạ kỳ và được mọi người mong chờ xuất hiện.

Bên trong Mukashi-banashi-gura.
Bên trong Mukashi-banashi-gura. Ảnh: Nippon
Nhà hát Tono-za.
Nhà hát Tono-za. Ảnh: Nippon

Ở Mukashi-banashi-gura còn xuất hiện thêm tuyết nữ Yuki-onna xinh đẹp, bí ẩn với mái tóc dài. Theo truyền thuyết, nhân vật này thường đứng cô quạnh giữa khung cảnh mùa đông lạnh lẽo, trong tấm áo Kimono mỏng manh, đoạt mạng người bằng cách đóng băng họ.

Bên trong Mukashi-banashi-gura.
Bên trong Mukashi-banashi-gura. Ảnh: Nippon
Nhà hát Tono-za.
Nhà hát Tono-za. Ảnh: Nippon
Bên trong Mukashi-banashi-gura.
Bên trong Mukashi-banashi-gura. Ảnh: Nippon

Không dừng lại ở việc ngắm nhìn các nhân vật, bảo tàng còn có nhà hát Tono-za, nơi hội tụ các nhà kể chuyện chuyên về truyền thuyết dân gian. Giọng địa phương với ngữ điệu độc đáo và cách biểu đạt phong phú của họ sẽ khiến bạn chìm đắm trong các truyền thuyết từ dễ chịu đến đáng sợ.

Nhà hát Tono-za.
Nhà hát Tono-za. Ảnh: Nippon

Một địa điểm nữa không thể bỏ qua là khu triển lãm Yanagita Kunio, được tạo nên bằng cách di dời cả lữ quán Kozen, địa điểm mà Yanagita đã cư ngụ trong lúc viết tác phẩm “Tono Monogatari”, cùng nhà riêng của ông ở quận Setagaya, Tokyo. Vật dụng cá nhân và di sản của ông Yanagita được triển lãm công khai để du khách thoải mái chiêm ngưỡng, đoạn phim về cuộc đời của ông cũng được trình chiếu ở đây.

Khu triển lãm Yanagita Kunio.
Khu triển lãm Yanagita Kunio. Ảnh: Nippon

Công viên Denshouen, ngôi đền linh thiêng
của hàng ngàn thần hộ mệnh

Công viên Denshouen.
Công viên Denshouen. Ảnh: mapio.net

Công viên Denshoen tái hiện nếp sống của các nông dân ở vùng Tono thời xưa, nằm cách ga JR Tono khoảng 15 phút lái xe. Tại đây, ngôi nhà của gia tộc Kikuchi được xây dựng vào khoảng năm 50 của thế kỷ 18 và đã được công nhận là tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia.

Công viên Denshouen.
Công viên Denshouen. Ảnh: mapio.net

Kiểu nhà độc đáo này gọi là “Nanbu-magari-ya”, kiểu kiến trúc đặc trưng của gia tộc Nanbu từng cai trị cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ phía Đông của tỉnh Aomori đến tỉnh Iwate. Công trình là sự kết hợp giữa tòa nhà chính với chuồng ngựa hình chữ L, vì ngựa được xem là một thành viên của gia tộc Nanbu và rất được coi trọng.

Cây thiêng Goshinboku cùng 1.000 Oshirasama xung quanh.
Cây thiêng Goshinboku cùng 1.000 Oshirasama xung quanh. Ảnh: Nippon

Nối liền với hành lang đến ngôi nhà của gia tộc Kikuchi là ngôi đền Oshira-dou linh thiêng. Ở trung tâm của ngôi đền là Goshinboku (cây thiêng) và có khoảng 1.000 Oshirasama (vị thần hộ mệnh) được thờ cúng trên các bức tường. Từ “Oshirasama” dùng để chỉ các vị thần hộ mệnh được tôn kính tại vùng Tohoku như ngựa, con tằm.

Vị thần hộ mệnh này được đề cập trong “Oshirasama Densetsu” (Truyền thuyết về Oshirasama) thuộc tuyển tập “Tono Monogatari”. Đây là câu chuyện bi kịch về mối tình giữa con gái của một người nông dân và chú ngựa. Khi phát hiện ra tình cảm giữa họ, người cha đã ra tay sát hại ngựa bằng cách treo nó lên cây dâu tằm.

Tằm ăn lá dâu tạo kén.
Tằm ăn lá dâu tạo kén. Ảnh: sciencenews.org

Người con gái tuyệt vọng cầu xin và khóc lóc thảm thiết, rồi ôm lấy xác ngựa. Sau đó, cả hai đã cùng bay lên thiên đàng, cô cưỡi trên lưng ngựa và họ biến thành thần hộ mệnh Oshirasama.

Tằm ăn lá dâu tạo kén.
Tằm ăn lá dâu tạo kén. Ảnh: sciencenews.org

Người cha cô độc ở lại dương gian và trong một giấc mơ, cô con gái đã nói với ông rằng hãy cho con tằm ăn lá dâu. Làm theo lời con dặn, người cha thu được kén tằm. Từ đó, nghề nuôi tằm trở nên phổ biến và Tono trở thành một vùng nông nghiệp phát triển thịnh vượng. Điều này cũng khá dễ hiểu khi người dân nơi đây sống trong những ngôi nhà theo kiểu Nanbu-magari-ya cùng ngựa.

Từ truyền thuyết trên, các Oshirasama tại đền được tạo thành bằng cách khắc mặt cô gái và ngựa lên một cành cây dâu tằm dài khoảng 30cm, sau đó quấn lại bằng một miếng vải Kimono nhỏ, rồi bao bên ngoài bằng một tấm vải để viết nguyện vọng lên. Đặc biệt, du khách ghé thăm công viên Denshouen cũng được hưởng đặc ân hiếm hoi là tự tay đặt tấm vải cầu nguyện mà họ đã chuẩn bị sẵn lên Oshirasama.

Oshirasama tại ngôi đền Oshira-dou linh thiêng.
Oshirasama tại ngôi đền Oshira-dou linh thiêng. Ảnh: Nippon

Chùa Jouken và sự tích về Kappa

Chùa Jouken.
Chùa Jouken. Ảnh: en.japantravel.co

Một trong những sinh vật siêu nhiên phổ biến hơn cả trong kho tàng truyền thuyết dân gian Nhật Bản là Kappa, loài thủy quái sống ở vùng nước ngọt như ao, hồ, suối, giếng, đặc biệt là có thể sống cả dưới nước và trên cạn. Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng trong hầu hết các câu chuyện, Kappa thường được mô tả có làn da màu xanh lá cây hoặc xanh lam, trên đỉnh đầu có một cái đĩa chứa đầy nước và mai trên lưng giống rùa cùng bàn tay có màng. Còn tại vùng Tono, Kappa lại sở hữu làn da màu đỏ.

Đền Kappa phía sau chùa Jouken, gần hồ Kappa-buchi.
Đền Kappa phía sau chùa Jouken, gần hồ Kappa-buchi. Ảnh: en.japantravel.co

Nếu chiếc đĩa trên đỉnh đầu bị khô hoặc tổn hại, Kappa sẽ kiệt sức và qua đời. Tính cách của chúng được miêu tả là tinh quái như một đứa trẻ nghịch ngợm, rất thích chơi khăm nhưng không quá ác độc. Trong ẩm thực Nhật Bản, món Kappa Maki – Sushi cuộn dưa chuột rất phổ biến chính là được lấy cảm hứng từ niềm yêu thích mãnh liệt của Kappa dành cho dưa chuột.

Giấy phép săn Kappa.
Giấy phép săn Kappa. Ảnh: Nippon
Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi.
Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi. Ảnh: en.japantravel.co
Giấy phép săn Kappa.
Giấy phép săn Kappa. Ảnh: Nippon
Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi.
Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi. Ảnh: en.japantravel.co

Nằm cách ga Tono khoảng 10 phút lái xe, ngôi chùa Jouken (常堅寺) nổi tiếng với hồ Kappa-buchi nằm ở phía sau chùa. Tương truyền rằng đây là nơi loài Kappa từng sinh sống.

Hồ được bao quanh bởi cây cối xanh tươi, là nơi diễn ra trò chơi câu Kappa với dưa chuột rất cuốn hút du khách. Để tham gia trò chơi, bạn cần mua tấm vé giấy phép săn Kappa với giá khoảng 210 yên đã bao gồm thuế. Điều thú vị là du khách sẽ phải tuân thủ bảy điều luật ở mặt sau của tấm vé để cuộc đi săn Kappa diễn ra suôn sẻ.

Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi.
Du khách đang câu Kappa bằng dưa chuột tại hồ Kappa-buchi. Ảnh: en.japantravel.co

Chùa Jouken còn hấp dẫn du khách bởi bức tượng sư tử đá (Koma-inu) khác biệt với hõm trên đỉnh đầu để hứng nước, đặt tại cổng vào. Tương truyền, bức tượng sư tử đá này được đặt tại đây sau một trận hỏa hoạn, bởi đã có một chú Kappa giúp dân làng dập lửa bằng nước từ chiếc dĩa trên đầu của mình.

Tượng Kappa Koma-inu tại ngôi chùa Jouken.
Tượng Kappa Koma-inu tại ngôi chùa Jouken. Ảnh: Nippon

Tảng đá thiêng Tsuzuki

Nằm trong khu rừng của thành phố Tono, Tsuzuki Ishi (続石) là tảng đá mang trong mình nhiều bí ẩn, cũng được nhắc đến trong “Tono Monogatari”. Điều thú vị là Tsuzuki được tạo thành từ một tảng đá khổng lồ với chiều dài 7m, rộng 5m, cao 2m nằm cân bằng trên hai tảng đá nhỏ.

Tảng đá thiêng Tsuzuki.
Tảng đá thiêng Tsuzuki. Ảnh: tabi-mag.jp

Nguồn gốc của tảng đá vẫn còn là dấu chấm hỏi khi chưa có bất kỳ lý giải rõ ràng nào về sự ra đời của nó. Nhiều phiên bản truyền thuyết về tảng đá cho rằng nó là tàn tích của nền văn hóa cự thạch Dolmen đặc trưng bởi truyền thống xây mộ bằng đá.

Tảng đá thiêng Tsuzuki.
Tảng đá thiêng Tsuzuki. Ảnh: tabi-mag.jp

Cũng có người cho rằng tảng đá khổng lồ này được đặt lên cách đây 1.000 năm bởi chiến binh pháp sư Saitou Musashibou Benkei (1155 – 1189) hay còn được gọi là Benkei, được biết đến là người hầu cận trung thành của vị tướng Minamoto no Yoshitsune. Benkei đã sử dụng sức mạnh tâm linh của mình để chống lại những hồn ma báo thù của thị tộc Heike từng bị Yoshitsune hủy diệt trước đó, khi cả đoàn binh của Yoshitsune di chuyển bằng thuyền về núi Yoshino.

Là một kỳ quan thiên nhiên mang màu sắc huyền bí, tảng đá Tsuzuki được thành phố Tono chọn là một “Tượng đài tự nhiên”.

Làng cổ Tono Furusato

Nằm cách ga JR Tono khoảng 25 phút di chuyển bằng xe buýt, làng Tono Furusato hiện ra tựa như một bức tranh về một ngôi làng miền núi của Nhật Bản thời Edo (1603 – 1868). Những ngôi nhà Magari-ya lợp lá nằm rải rác là đặc trưng của khung cảnh làng quê nông nghiệp nơi đây. Chính sự cổ xưa này mà làng trở thành một địa điểm quen thuộc trong các bộ phim cổ trang và nhiều loạt phim truyền hình.

Ngôi làng cổ xưa Tono Furusato.
Ngôi làng cổ xưa Tono Furusato. Ảnh: tono-furusato.jp

Trong tòa nhà Kimoiri-no-ie của ngôi làng, những chú ngựa trắng được chăm nuôi kỹ lưỡng. Đặc biệt, nơi đây được đồn đại là có sự xuất hiện của hồn ma trẻ em Zashiki Warashi. Lấy cảm hứng từ linh hồn này, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8, ngôi làng sẽ tổ chức cuộc thi trang phục Zashiki Warashi và miễn phí vé vào cho các du khách hóa trang thành linh hồn này.

Ngôi làng cổ xưa Tono Furusato.
Ngựa trắng tại Kimoiri-no-ie của làng Tono Furusato. Ảnh: traveltoku.com
Lễ hội hóa trang Zashiki Warashi tại làng Tono Furusato.
Lễ hội hóa trang Zashiki Warashi tại làng Tono Furusato. Ảnh: navitabi.jp