eMagazine
Âm dương sư nhân vậy huyển bí ám ảnh trong lích sử nước nhật

Mỗi khi đông về, tuyết rơi phủ trắng cõi nhân gian, những người đam mê các câu chuyện ma quái, huyền bí có lẽ sẽ không thể dừng tâm trí mình nghĩ về Yuki-onna – Tuyết nữ xinh đẹp, bí ẩn với mái tóc đen dài, đứng cô đơn giữa khung cảnh mùa đông lạnh lẽo trong tấm áo kimono mỏng manh.

Bài: Aki Kanou Thiết kế: IN191

Nguồn gốc của Yuki-onna

Ảnh: Amino Apps
Ảnh: Amino Apps

“Yuki-onna” (雪女 – Tuyết nữ) hay “người phụ nữ tuyết” là một Yokai (yêu quái) trong văn hóa dân gian Nhật Bản, được miêu tả là có sắc đẹp tuyệt trần và đôi mắt có thể mang đến nỗi kinh hoàng cho những ai không may đi lạc trong núi giữa mùa đông. Nàng ta bước đi lơ lửng trên tuyết, không để lại bất kỳ dấu chân nào.

Ảnh: Amino Apps
Ảnh: Amino Apps

Ghi chép cổ nhất về Yuki-onna được tìm thấy trong tác phẩm “Sougi Shokoku Monogatari” (宗祇諸国物語), viết vào thời Muromachi (1333 – 1573) bởi một nhà sư tên là Sougi, kể về chuyến đi của ông đến Echigo (nay là tỉnh Niigata) và có nhắc đến việc ông đã gặp một Yuki-onna. Sougi thuật lại rằng ông đã gặp Tuyết nữ trong một sáng mùa đông và miêu tả như sau: Nàng cao hơn 3 mét, làn da trắng hơn bất kỳ con người nào. Khuôn mặt của nàng trẻ và xinh đẹp, mái tóc buông xõa, bộ kimono màu trắng gần như trong suốt. Sougi cố gắng trò chuyện với nàng, nhưng nàng đã biến mất trong màn tuyết. Từ ghi chép này, nhiều người cho rằng những truyền thuyết về Yuki-onna đã bắt đầu xuất hiện từ thời Muromachi.

Yuki-onna trong tập tranh “Hyakkai Zukan” (1737) của họa sĩ Sawaki Suuhi. Ảnh: Wikipedia
Yuki-onna trong tập tranh “Hyakkai Zukan” (1737)
của họa sĩ Sawaki Suuhi. Ảnh: Wikipedia

Không ngạc nhiên khi những câu chuyện đầu tiên về Yuki-onna lại xuất phát từ vùng Tohoku và một số vùng phía Bắc nước Nhật, nơi có khí hậu lạnh giá và tuyết rơi dày vào mùa đông như tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi, Yamagata, Nagano và Niigata. Qua thời gian, Yuki-onna không còn là câu chuyện ở phía Bắc nữa mà đến cả các tỉnh phía nam như Ehime, Tottori, Fukui, Gifu, Nara và Toyama cũng có những giai thoại về Tuyết nữ. Ở mỗi vùng, mỗi tỉnh sẽ có biến thể với một ý nghĩa khác biệt về Yuki-onna.

Yuki-onna trong tập tranh “Hyakkai Zukan” (1737) của họa sĩ Sawaki Suuhi. Ảnh: Wikipedia
Yuki-onna trong tập tranh “Hyakkai Zukan”
(1737) của họa sĩ Sawaki Suuhi.
Ảnh: Wikipedia

Tại Aomori và Iwate, người ta kể rằng Yuki-onna xuất hiện trong lễ Koshogatsu (小正月) diễn ra vào ngày 15/1.

Yuki-onnna trong tác phẩm “Gazu Hyakki Yakou” của Toriyama Sekien. Ảnh: Wikipedia
Yuki-onnna trong tác phẩm
“Gazu Hyakki Yakou” của
Toriyama Sekien. Ảnh: Wikipedia
Ảnh: Altrian
Ảnh: Altrian

Nhưng cũng có nơi nói nàng ta xuất hiện vào ngày đầu năm và rời đi vào ngày đầu của tháng Hai. Không ai biết rõ vì sao Yuki-onna xuất hiện vào những ngày này. Một số người cho rằng vào thời cổ đại, Yuki-onna được tôn thờ như một Toshigami (歳神) – vị thần xuất hiện vào những ngày nhất định, mang lại vận tốt hoặc xấu cho năm tới. Một số người lại cho rằng nàng có thể là người hầu của Thần Núi, tương tự các Miko (vu nữ) ở đền thờ và mang đến phước lành cho khả năng sinh nở của con người cùng mùa màng bội thu.

Ảnh: Altrian
Ảnh: Altrian

Ở một số vùng phía Nam nước Nhật, điển hình là Ehime, người ở đây cho rằng Yuki-onna chỉ xuất hiện vào đêm trăng tròn khi có tuyết đầu mùa. Các bà mẹ ở vùng này sẽ không cho con mình ra ngoài chơi vào những đêm như vậy. Và ít nhất có một câu chuyện nói rằng Yuki-onna xuất hiện vào đầu mùa xuân, để tạm biệt mùa đông.

Các tên gọi khác của Yuki-onna

Yuki-onna (雪女) nghĩa là “tuyết nữ” hay “người phụ nữ tuyết”. Ngoài tên gọi chính này, Yuki-onna còn có những biến thể tên gọi khác như :

  • + Yuki musume (雪娘) :

    Người con gái tuyết

  • + Yuki onago (雪女子) :

    Cô gái tuyết

  • + Yukijorou (雪女郎) :

    Kỹ nữ tuyết

  • + Yuki onba (雪乳母) :

    Nhũ mẫu tuyết

Ngoài ra, tùy theo vùng mà có những tên gọi khác nhau như: ở Ehime thì gọi là Yukinba (雪婆), ở Nagano gọi là Yukifuri baba (雪降り婆) với “婆” là bà già hay phù thủy, hoặc theo phương ngữ phía Tây vùng Aomori thì gọi là Shigama-nyoubou (シガマ女房) trong đó “shigama” nghĩa là băng, còn “nyoubou” nghĩa là người vợ.

Nhận diện một Yuki-onna

Yuki-onnna trong tác phẩm “Gazu Hyakki Yakou” của Toriyama Sekien. Ảnh: Wikipedia
Yuki-onna đóng băng nạn nhân
bằng hơi thở lạnh giá. Ảnh: Matthew Meyer

Ở mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những biến thể khác nhau khi nói đến người phụ nữ tuyết. Tuy nhiên, dù là câu chuyện nào thì Tuyết nữ cũng xuất hiện trong hình dáng của một người phụ nữ trẻ vô cùng xinh đẹp với mái tóc dài đen mượt vào những đêm tuyết rơi. Trong tác phẩm “Quái Đàm – Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản”, nàng ta được miêu tả là có làn da tái nhợt gần như trong suốt, khiến cho nàng như hòa lẫn vào khung cảnh phủ đầy tuyết trắng xung quanh. Yuki-onna thường mặc một bộ kimono trắng mỏng nhẹ của mùa hè, tuy nhiên trong một số truyện kể khác, bộ kimono này lại mỏng đến gần như trong suốt, để lộ làn da trắng sứ. Cả người nàng như hòa vào màu tuyết, chỉ có khuôn mặt và mái tóc là nổi bật lên. Nàng xuất hiện và không bao giờ để lại dấu chân. Có giả thuyết cho rằng Yuki-onna không có chân, cũng có giả thuyết nói nàng ta bay lơ lửng trên tuyết. Khi ra tay, Tuyết nữ đoạt sinh mạng người khác bằng cách đóng băng họ. Khi gặp nguy hiểm, nàng sẽ biến thành một đám sương mù hoặc hóa thành tuyết.

Yuki-onnna trong tác phẩm “Gazu Hyakki Yakou” của Toriyama Sekien. Ảnh: Wikipedia
Yuki-onna đóng băng nạn nhân
bằng hơi thở lạnh giá. Ảnh: Matthew Meyer

Những câu chuyện về
Yuki-onna

Chuyện về nàng Oyuki

Phiên bản phổ biến nhất của Yuki Onna mà hầu hết mọi người đều biết đến là từ cuốn sách “Quái Đàm – Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản” của Lafcadio Hearn. Ngày xửa ngày xưa, có hai tiều phu tên là Minokichi và Mosaku, Minokichi còn trẻ và Mosaku thì đã rất già. Vào một ngày mùa đông, cả hai bị mắc kẹt trong núi vì bão tuyết, họ tìm thấy một túp lều và quyết định ngủ lại đây. Vào ban đêm, Mosaku tỉnh dậy và thấy một phụ nữ xinh đẹp trong bộ trang phục trắng đang phà hơi thở lên Mosaku, khi ấy đã chết cóng. Sau đó, cô ta tiến lại gần Minokichi, nhìn chằm chằm vào anh ta một hồi rồi nói: "Ta sẽ tha mạng cho anh bởi vì anh còn trẻ và đẹp trai. Không được nói với ai về điều này, nếu không ta sẽ giết anh."

Ảnh: Amino Apps
Ảnh: Amino Apps

Vài năm sau, Minokichi gặp một cô gái trẻ xinh đẹp tên là Oyuki (“yuki” nghĩa là tuyết trong tiếng Nhật) và kết hôn với cô. Hai người sinh con và sống hạnh phúc trong nhiều năm.

Một đêm, sau khi bọn trẻ đã ngủ, Minokichi nói với Oyuki rằng: "Mỗi khi gặp em, anh lại nhớ đến một sự việc bí ẩn đã xảy ra với mình. Khi còn trẻ, anh đã gặp một cô gái xinh đẹp như em. Anh không chắc đó là giấc mơ hay thực sự cô ấy là một Yuki-onna..."

Ảnh: Amino Apps
Ảnh: Amino Apps

Sau khi anh dứt lời, Oyuki đột nhiên đứng dậy và nói: "Người phụ nữ mà anh gặp là tôi! Tôi đã nói rằng sẽ giết anh nếu anh kể cho ai nghe về sự việc đó cơ mà. Tuy nhiên, tôi lại không thể làm vậy vì con của chúng ta. Hãy chăm sóc tốt cho chúng”. Sau đó, Oyuki biến mất và về sau, không một ai còn trông thấy bóng dáng nàng.

Các giai thoại khác

Vẫn còn rất nhiều câu chuyện về Yuki-onna và trong lời kể của từng vùng ở Nhật Bản, Tuyết nữ có khi mang nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có khi lại khác xa nhau. Sau đây sẽ là một số giai thoại về người phụ nữ tuyết ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam nước Nhật.

Nhân vật trong truyện “Shirahime-Syo” của C LAMP được lấy cảm hứng từ Yuki-onna. Ảnh: Zerochan
Nhân vật trong truyện “Shirahime-Syo” của
C LAMP được lấy cảm hứng từ Yuki-onna.
Ảnh: Zerochan
Tottori: Yuki-onna – Người xin nước

Yuki-onna cưỡi gió và xuất hiện vào những ngày tuyết rơi nhẹ. Nàng ngang qua thị trấn, khi gặp được bất kỳ ai trên đường, nàng vung cây gậy gỗ Gohei màu trắng và kêu lên: "Xin hãy cho tôi nước. Nóng hay lạnh đều được." Nếu cho nàng nước lạnh, nàng sẽ phồng to ra. Nếu cho nàng nước nóng, nàng sẽ tan chảy và biến mất.

Nhân vật trong truyện “Shirahime-Syo” của C LAMP được lấy cảm hứng từ Yuki-onna. Ảnh: Zerochan
Nhân vật trong truyện
“Shirahime-Syo” của C LAMP
được lấy cảm hứng từ Yuki-onna.
Ảnh: Zerochan
Yamagata: Yuki-onna – Công chúa Mặt trăng

Chuyện kể rằng Yuki-onna từng là công chúa Mặt trăng và sống ở đó. Cuộc sống của nàng vô cùng xa hoa nhưng cũng cực kỳ tẻ nhạt. Nàng thấy thích thú khi ngắm nhìn trần gian sinh động. Vì vậy, vào một đêm, nàng đã lẻn ra ngoài và đến hạ giới, bắt đầu chuyến du hành trên tuyết. Tuy nhiên, nàng xuống trần được nhưng lại không thể trở về mặt trăng. Vào những đêm trăng tròn tuyết đổ, nàng xuất hiện và tìm cách về lại nơi chốn cũ của mình.

Aomori, Niigata và Miyagi: Yuki-onna – Ma cà rồng tuyết

Yuki-onna là một yêu quái đáng sợ, săn mồi trong những khu rừng khi có tuyết phủ. Nàng ta sống bằng cách hút “seiki – 精気” (tinh khí) – năng lượng quan trọng của cơ thể con người. Để có được seiki, ả sẽ đóng băng họ cho đến chết, sau đó hút linh hồn của họ từ miệng ra ngoài. Ở Niigata, người ta cho rằng, so với seiki của người lớn, nàng ta thích seiki của trẻ em hơn.

Ảnh: markberepeterson.com
Ảnh: markberepeterson.com
Ibaraki, Fukushima, Akita và Fukui: Yuki-onna – Người phụ nữ tuyết biết nói

Yuki-onna trong truyện kể ở những nơi này có một điểm khác biệt: nàng ta sẽ bắt chuyện với ai đó rồi tấn công họ. Khi gặp ai đó trong đêm tối đầy tuyết, Yuki-onna sẽ gọi họ, nếu người đó đáp lời, ả sẽ ra tay. Tuy nhiên, ở Fukushima và Ibaraki thì ngược lại, người ta nói Yuki-onna sẽ ra tay với những ai làm ngơ nàng ta. Bất cứ ai nghe thấy nhưng không đáp lời, Yuki-onna sẽ chộp lấy người ấy và ném vào một khe núi gần đó.

Pokemon Froslass được lấy cảm hứng từ Yuki-onna. Ảnh: pinkiespokemon.home.blog
Pokemon Froslass được lấy
cảm hứng từ Yuki-onna.
Ảnh: pinkiespokemon.home.blog

Xuất phát từ những giai thoại xưa cũ, Yuki-onna đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho văn hóa đại chúng khi xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm manga, anime hay điện ảnh xứ Phù Tang. Vì thế, không chỉ giới hạn trong phạm vi Nhật Bản, người phụ nữ tuyết với sự ma mị và ám ảnh trở thành một biểu tượng mà người ta sẽ không ngừng liên tưởng đến khi nói về vẻ đẹp huyền bí, mê hoặc của mùa đông.

Pokemon Froslass được lấy cảm hứng từ Yuki-onna. Ảnh: pinkiespokemon.home.blog
Pokemon Froslass được lấy cảm hứng từ Yuki-onna.
Ảnh: pinkiespokemon.home.blog
Yuki-onna xuất hiện trong phim kinh dị “Kwaidan” (1964), đạo diễn Masaki Kobayashi. Ảnh: letterboxd.com
Yuki-onna xuất hiện trong phim kinh dị
“Kwaidan” (1964),
đạo diễn Masaki Kobayashi.
Ảnh: letterboxd.com