eMagazine
Những thanh kiếm bị nguyền rủa của thợ rèn ác quỷ Muramasa
Những thanh kiếm bị nguyền rủa của thợ rèn ác quỷ Muramasa

Samurai là biểu tượng văn hóa trường tồn về tinh thần và ý chí của con người xứ Phù Tang. Xung quanh những vị võ sĩ ấy là vô số huyền thoại về lòng trung thành, quả cảm và danh dự, nhưng cũng không thiếu các truyền thuyết bí ẩn khiến người khác phải rùng mình, trong số đó có câu chuyện về thanh quỷ kiếm của vị thợ rèn huyền thoại thời Muromachi – Sengo Muramasa.

Bài viết: kirinThiết kế: Tuan Utan

Muramasa là ai?

Trong tác phẩm “Võ sĩ đạo – Linh hồn của Nhật Bản” xuất bản năm 1899 của nhà văn hóa lỗi lạc Nitobe Inazo, ông đề cập đến thanh kiếm như là “Linh hồn của Samurai”, và người thợ rèn kiếm không phải một nghệ nhân đơn thuần mà còn là một nghệ sĩ. Xưởng rèn của họ là chốn tôn nghiêm, nơi những người thợ gửi gắm tâm hồn và tinh thần của mình vào việc rèn và tôi luyện thép. Chính vì thế, nhiều thợ rèn kiếm của Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng như chính các Samurai, và một trong số đó là Sengo Muramasa, người chỉ đứng sau Masamune Goro – thợ rèn vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Nhiều nghệ nhân rèn kiếm trở nên nổi tiếng sánh ngang các Samurai. Ảnh: collections.vam.ac.uk
Nhiều nghệ nhân rèn kiếm trở nên nổi tiếng sánh ngang các Samurai.
Ảnh: collections.vam.ac.uk

Trong nhiều năm, các học giả đã tranh luận về danh tính chính xác của thợ rèn huyền thoại Muramasa. Theo một truyền thuyết khá phổ biến, Sengo Muramasa (千子村正) sống vào thời Muromachi (1336 – 1573) và theo học nghề rèn kiếm katana từ Masamune.

Hoa văn hình sóng trên thanh kiếm. Ảnh: nihonto
Hoa văn hình sóng trên
thanh kiếm.
Ảnh: nihonto
Thanh kiếm Muramasa – Myoho-renge-kyo. Ảnh: japaneseswordlegends
Thanh kiếm Muramasa –
Myoho-renge-kyo.
Ảnh: japaneseswordlegends
Hoa văn hình sóng trên thanh kiếm. Ảnh: nihonto
Hoa văn hình sóng trên thanh kiếm.
Ảnh: nihonto

Một giả thuyết khác mô tả ông là học trò của một thợ rèn ở Kyoto tên là Heianjo Nagayoshi. Muramasa đã lập ra trường phái của riêng mình và trở nên nổi tiếng nhờ chất lượng, độ sắc bén của lưỡi gươm; những thanh katana (kiếm Nhật Bản) ông làm ra được Tướng quân cùng giới Samurai thời bấy giờ săn đón. Một thanh kiếm Muramasa được cho là có hai điểm đặc trưng phân biệt với những thanh kiếm khác:

  • - Muramasa-ba (村正刃): Lưỡi kiếm Muramasa có hoa văn hình sóng.
  • - Muramasa-nakago (村正中心): Chuôi kiếm có hình dạng cong cong như bụng cá.
Thanh kiếm Muramasa – Myoho-renge-kyo. Ảnh: japaneseswordlegends
Thanh kiếm Muramasa – Myoho-renge-kyo.
Ảnh: japaneseswordlegends

Thợ rèn ác quỷ và những thanh kiếm
khát máu

Thanh quỷ kiếm Muramasa sẽ chiếm đoạt linh hồn người sở hữu. Ảnh: zero@ seiga.nicovideo
Thanh quỷ kiếm Muramasa
sẽ chiếm đoạt linh hồn người sở hữu.
Ảnh: zero@ seiga.nicovideo

Có những tin đồn về một lời nguyền đen tối được đặt trong các thanh kiếm do Muramasa làm ra. Người thợ rèn được mô tả là “hoàn toàn điên loạn” và có xu hướng bạo lực, mức độ điên cuồng của ông cũng sánh ngang với kỹ năng rèn kiếm thượng thừa của mình. Bất cứ ai bên cạnh trong lúc ông ta nổi cơn điên sẽ đều bị chém không thương tiếc. Tính cách này của Muramasa thể hiện qua những tác phẩm mà ông rèn nên, đó là sự pha trộn thất thường giữa sự khát máu, hoàn hảo, điên rồ và cả tài năng thiên phú.

Thanh quỷ kiếm Muramasa sẽ chiếm đoạt linh hồn người sở hữu. Ảnh: zero@ seiga.nicovideo
Thanh quỷ kiếm Muramasa
sẽ chiếm đoạt linh hồn người sở hữu.
Ảnh: zero@ seiga.nicovideo
Cuộc tỉ thí giữa hai huyền thoại Muramasa và Masamune. Ảnh: assassin00@devianart
Cuộc tỉ thí giữa hai huyền thoại
Muramasa và Masamune.
Ảnh: assassin00@devianart

Muramasa đã cầu nguyện với bất cứ ai lắng nghe rằng hãy biến những thanh kiếm của ông ta trở thành “kẻ hủy diệt vĩ đại”. Một truyền thuyết kể rằng, quỷ dữ đã nghe thấy lời cầu xin nọ và giúp ông được toại nguyện. Nhiều lời nguyền bắt đầu xuất hiện, những thanh kiếm có xu hướng chiếm hữu chủ nhân của nó, khiến họ trở nên cuồng loạn khi chiến đấu. Có người cho rằng, chúng ban cho người cầm kiếm sức mạnh siêu phàm và khiến họ không cảm thấy đau đớn cho dù có bị thương. Cũng có tin đồn, những thanh kiếm nọ mang lại cho người sở hữu kiếm thuật vô song siêu việt.

Cuộc tỉ thí giữa hai huyền thoại Muramasa và Masamune. Ảnh: assassin00@devianart
Cuộc tỉ thí giữa hai huyền thoại Muramasa và Masamune.
Ảnh: assassin00@devianart

Ngoài ra cũng có một giai thoại kể lại chuyện Muramasa đã thách đấu với thầy của mình là Masamune xem ai là thợ rèn kiếm vĩ đại nhất. Cuộc thi diễn ra như sau: thanh kiếm của mỗi người được cắm xuống một con suối với lưỡi kiếm đối diện dòng chảy, khi ấy, thanh katana của Muramasa cắt xuyên mọi thứ đi qua nó kể cả cá và lá cây, ngược lại, lưỡi kiếm của Masamune lại không cắt bất kỳ thứ gì. Mặc dù vậy, Masamune đã được tuyên bố là người chiến thắng, vì lưỡi kiếm của Muramasa khát máu và chém giết một cách bừa bãi, trong khi kiếm của Masamune không làm tổn thương những sinh vật vô hại.

Lời nguyền của những thanh kiếm

Những người sở hữu thanh kiếm Muramasa trở nên mất trí. Ảnh: orientalsouls
Những người sở hữu thanh kiếm
Muramasa trở nên mất trí.
Ảnh: orientalsouls

Tất cả những giai thoại kể trên đều dẫn đến hậu quả đáng sợ. Những thanh kiếm mang lời nguyền chết chóc của Muramasa trở nên khát máu, và nếu không được thỏa mãn, nó sẽ khiến chủ nhân phải tự sát. Dù có được tuốt khỏi bao hay không, linh hồn đói khát của nó sẽ không ngừng kêu gào cho đến khi được xoa dịu bởi một thứ duy nhất: máu. Nhiều nạn nhân tội nghiệp đã bị sát hại chỉ để làm hài lòng những thanh kiếm ác quỷ. Mang theo bên mình thanh kiếm bị nguyền rủa, bất cứ ai trong tầm với của nó đều phải hy sinh mạng sống. Đã có những câu chuyện được ghi chép về việc người cầm kiếm gây ra cái chết thương tâm cho người thân, đồng minh và thậm chí cả gia đình. Theo thời gian, ngày càng nhiều tin đồn về việc những tay kiếm trở nên mất trí. Sự chán nản và tội lỗi ăn mòn con người của họ cho đến khi họ đánh mất tất cả, rồi tự kết liễu để thoát khỏi nhà tù tối tăm, điên cuồng của thanh quỷ kiếm.

Những người sở hữu thanh kiếm Muramasa trở nên mất trí. Ảnh: orientalsouls
Những người sở hữu thanh kiếm
Muramasa trở nên mất trí.
Ảnh: orientalsouls

Lời nguyền lên gia tộc
Tướng quân Tokugawa

Mặc cho tiếng xấu xung quanh thanh kiếm mà Muramasa rèn ra, không thể phủ nhận rằng chúng có chất lượng cao và được ưa chuộng ở Nhật Bản thời bấy giờ. Gia tộc của Tokugawa cũng không phải ngoại lệ, và những thanh kiếm bị nguyền rủa ấy đã gieo rắc tai ương trong nhiều thế hệ gia đình. Mọi chuyện bắt đầu với ông nội của Tokugawa, Matsudaira Kiyoyasu. Ông là tộc trưởng thứ 7 của gia tộc Mikawa Matsudaira, cai quản lâu đài Okazaki. Kẻ thù truyền kiếp của họ là Oda Nobumitsu ở tỉnh Owari. Năm 1535, Kiyoyasu quyết định tấn công lâu đài Moriyama của gia tộc Oda.

Ảnh: samurai-world
Ảnh: samurai-world

Giữa trận chiến, có tin đồn rằng Abe Sadayoshi, thuộc hạ của Kiyoyasu, đã phản bội ông. Mặc dù Abe đã thề rằng điều đó là không đúng sự thật, trong thâm tâm, ông tin rằng Kiyoyasu sẽ cử người đến hành quyết mình. Vì vậy, ông đã yêu cầu con trai là Masatoyo giết mình để bảo vệ danh dự của gia đình. Sau cái chết của cha, Masatoyo đã vô cùng phẫn nộ và đem theo một đội quân đến gặp Kiyoyasu. Masatoyo đổ lỗi cho lãnh chúa về những gì đã xảy ra với cha mình và tấn công ông, dẫn đến cái chết của Kiyoyasu, khi đó mới 25 tuổi. Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra thanh kiếm của Masatoyo là một tác phẩm của Muramasa. Đó là một thanh katana lớn với chiều dài khoảng 81,8cm.

Ảnh: samurai-world
Ảnh: samurai-world

Bất hạnh chưa dừng lại ở đó. Sau Kiyoyasu, con trai ông là Hirotada cũng trở thành nạn nhân của lời nguyền. Vào một đêm mùa xuân, ông thức giấc do nghe thấy động từ bậc thềm ở hành lang. Hirotada từ từ mở mắt và thoáng thấy bóng của kẻ đột nhập. Khi cố gắng đuổi theo hắn, ông bỗng cảm thấy mình không còn kiểm soát được đôi chân, và khi nhìn xuống, nỗi sợ hãi bao trùm khi ông thấy quần áo của mình đẫm trong máu. Ông đã hét lên và ra lệnh cho người bảo vệ của mình, Uemura Ujiaki, ngăn chặn kẻ xâm nhập. Sau đó, kẻ lạ mặt đã bị lính canh sát hại, và danh tính của hắn được xác định là Iwamatsu Hachiya – cũng chính là một thuộc hạ của Hirotada, khi ấy đang trong trạng thái hoàn toàn say rượu. Có giả thuyết cho rằng Hachiya là một sát thủ được thuê để giết Hirotada, và khi kiểm tra kiếm của hắn, họ phát hiện đó là một thanh Wakizashi do Muramasa chế tác.

Tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ảnh: commons.wikimedia.org
Tướng quân Tokugawa Ieyasu.
Ảnh: commons.wikimedia.org

Lời nguyền của những thanh kiếm Muramasa tiếp tục truyền sang con trai ông, Tokugawa Ieyasu. Sau cái chết của cha, gia tộc Imagawa đã bắt Ieyasu làm con tin. Trong thời gian này, ông đã vô tình tự cắt vào tay mình bằng một thanh kiếm. Dù vết thương không sâu, nhưng nó lại gây ra đau đớn một cách bất thường. Và khi lau sạch vết máu trên thanh kiếm, ông bàng hoàng nhận thấy chữ ký “Muramasa” trên đó.

Tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ảnh: commons.wikimedia.org
Tướng quân Tokugawa Ieyasu.
Ảnh: commons.wikimedia.org
Thanh kiếm Muramasa được trưng bày tại Bảo tàng thành phố Kuwana, tỉnh Mie. Ảnh: soranews
Thanh kiếm Muramasa được
trưng bày tại Bảo tàng
thành phố Kuwana, tỉnh Mie.
Ảnh: soranews

Những sự trùng hợp này đã làm nảy sinh lời đồn đoán rằng lưỡi kiếm của Muramasa có sức mạnh sát hại các thành viên của gia tộc Tokugawa. Do đó, Tướng quân Tokugawa Ieyasu đã ban hành đạo luật cấm sở hữu những thanh kiếm Muramasa này. Nhiều lưỡi kiếm đã bị nấu chảy, mặc dù một số đã được giấu đi. Lệnh cấm đã được Tướng quân thực hiện vô cùng nghiêm ngặt, những người bị bắt giữ sở hữu thanh kiếm của Muramasa đều bị trừng trị nghiêm khắc. Bất chấp những hình phạt khắc nghiệt như vậy, vẫn có những người tiếp tục giữ chúng và thậm chí còn thay đổi dấu hiệu trên những thanh kiếm này để tránh bị phát hiện.

Vào cuối thời kỳ Mạc Phủ (1853 – 1867), Muramasa được coi là kẻ mang lời nguyền chống lại Mạc phủ, do đó mà Shishi (những nhà hoạt động chống Tokugawa) mong muốn sở hữu thanh kiếm của người thợ rèn này. Một thanh Muramasa cũng đã được sử dụng bởi Hoàng tử Arisugawa Taruhito, tổng chỉ huy của Quân đội Đế quốc chống lại Mạc phủ Tokugawa trong Chiến tranh Boshin (1868 – 1869). Ngoài ra, rất nhiều bản sao của những thanh kiếm huyền thoại đã được rèn, do đó ngày nay rất khó để xác định được đâu mới là thanh kiếm Muramasa đích thực.

Thanh kiếm Muramasa được trưng bày tại Bảo tàng thành phố Kuwana, tỉnh Mie. Ảnh: soranews
Thanh kiếm Muramasa được trưng bày tại Bảo tàng
thành phố Kuwana, tỉnh Mie.
Ảnh: soranews

Muramasa trong văn hóa đại chúng

Chuyện cổ tích Sano Jirozaemon (Tsukioka Yoshitoshi, 1886). Người ta đồn rằng Jirozaemon đã giết người yêu của mình bằng một thanh kiếm bị nguyền rủa. Vở Kabuki Kago-tsurube Sato-no-Eizame (1888) cho rằng thanh kiếm của ông ta là do Muramasa rèn. Ảnh: wikipedia.org
Chuyện cổ tích Sano Jirozaemon (Tsukioka Yoshitoshi, 1886). Người ta đồn rằng Jirozaemon
đã giết người yêu của mình bằng một thanh kiếm bị nguyền rủa.
Vở Kabuki Kago-tsurube Sato-no-Eizame (1888)
cho rằng thanh kiếm của ông ta là do Muramasa rèn.
Ảnh: wikipedia.org
Nhân vật Sengo Muramasa trong Đao kiếm loạn vũ lấy cảm hứng từ Muramasa. Ảnh: Touken Ranbu Wiki
Nhân vật Sengo Muramasa trong Đao kiếm
loạn vũ lấy cảm hứng từ Muramasa.
Ảnh: Touken Ranbu Wiki

Những giai thoại bí ẩn và đẫm máu quanh những thanh kiếm Muramasa chẳng mấy chốc đã trở nên nổi tiếng trong dân chúng và được đưa vào các vở kịch Kabuki ở thế kỷ 18, 19 như Katakiuchi Tenga Jaya Mura (1781), Hachiman Matsuri Yomiya no Nigiwai (1860), Konoma no Hoshi Hakone no Shikabue (1880), và Kago-tsurube Sato-no-Eizame (1888).

Ngày nay, truyền thuyết về Muramasa đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ manga, anime và game. Nó thậm chí còn nổi tiếng đến mức xuất hiện trong Vũ trụ Marvel khi được sử dụng bởi nhân vật người sói Wolverine.

Nhân vật Sengo Muramasa trong Đao kiếm loạn vũ lấy cảm hứng từ Muramasa. Ảnh: Touken Ranbu Wiki
Nhân vật Sengo Muramasa trong Đao kiếm
loạn vũ lấy cảm hứng từ Muramasa.
Ảnh: Touken Ranbu Wiki