Trong nhiều phiên bản khác nhau, Teke Teke (テケテケ) luôn có hình dạng phụ nữ với mái tóc dài và đen, dù một số ít kể lại rằng chúng là nam giới. Khuôn mặt của Teke Teke cũng được miêu tả là biến dạng do vụ tai nạn đường sắt đã cướp đi tính mạng của chúng, nhưng trong hầu hết các bức chân dung, ma nữ có khuôn mặt giống như một cô gái bình thường.
Teke Teke không có phần thân dưới mà chỉ có nửa trên cơ thể đẫm máu, vì vậy, ma nữ thường di chuyển bằng tay hoặc khuỷu tay với tốc độ đáng kinh ngạc lên đến 150km/giờ. Chúng thường được cho là có móng vuốt sắc nhọn để kéo phần thân trên đi khắp nơi. Cái tên Teke Teke được đặt cho ma nữ này cũng xuất phát từ âm thanh mà nó tạo ra khi di chuyển cùng với một lưỡi hái bén lẹm trên tay. Ngoài ra cũng có một số phiên bản tên gọi khác như Shaka Shaka, Pata Pata, Kata Kata, Koto Koto và Hijikake Babaa.
Giống với hầu hết các truyền thuyết đô thị khác, Teke Teke có khá nhiều dị bản và không rõ nguồn gốc bắt đầu. Trong một số phiên bản, linh hồn báo thù (怨霊 – Onryou) Teke Teke là nạn nhân của vụ tai nạn đường sắt thương
tâm hoặc do tự sát. Vài câu chuyện cho rằng tồn tại một số loại bùa phép giúp bảo vệ bạn khỏi lưỡi hái chết chóc của ma nữ đường sắt, nhưng những người khác lại kể rằng, một khi đã rơi vào tầm ngắm của Teke Teke, chắc chắn chỉ có một con đường chết. Đặc biệt, nạn nhân còn có thể bị biến thành phiên bản giống hệt nó. Vì các dị bản đều sử dụng tình tiết về tàu Shinkansen nên có thể nói truyền thuyết đô thị này ra đời từ sau năm 1957, khi Nhật Bản quyết định đầu tư một hệ thống đường sắt cao tốc. Có hai phiên bản phổ biến nhất về Teke Teke được lưu truyền rộng rãi tại Nhật Bản.
Giống với hầu hết các truyền thuyết đô thị khác, Teke Teke có khá nhiều dị bản và không rõ nguồn gốc bắt đầu. Trong một số phiên bản, linh hồn báo thù (怨霊 – Onryou) Teke Teke là nạn nhân của vụ tai nạn đường sắt thương tâm hoặc do tự sát. Vài câu chuyện cho rằng tồn tại một số loại bùa phép giúp bảo vệ bạn khỏi lưỡi hái chết chóc của ma nữ đường sắt, nhưng những người khác lại kể rằng, một khi đã rơi vào tầm ngắm của Teke Teke, chắc chắn chỉ có một con đường chết. Đặc biệt, nạn nhân còn có thể bị biến thành phiên bản giống hệt nó. Vì các dị bản đều sử dụng tình tiết về tàu Shinkansen nên có thể nói truyền thuyết đô thị này ra đời từ sau năm 1957, khi Nhật Bản quyết định đầu tư một hệ thống đường sắt cao tốc. Có hai phiên bản phổ biến nhất về Teke Teke được lưu truyền rộng rãi tại Nhật Bản.
Câu chuyện phổ biến đầu tiên về nguồn gốc của Teke Teke kể về một người phụ nữ ở Hokkaido tên là Kashima Reiko (仮死魔霊子). Truyền thuyết kể lại rằng, sau Thế chiến thứ hai (1939 – 1945), một nhân viên văn phòng tên Kashima Reiko sống tại thành phố Muroran, Hokkaido đã bị quân lính Mỹ đánh đập và hãm hiếp. Ngay trong đêm hôm đó, cô đã tự vẫn bằng cách nhảy từ một cây cầu xuống đường ray xe lửa, hoặc cũng có chuyện kể rằng cô đã bị lính Mỹ bắn, ném xuống đường ray và nhận cái kết thương tâm khi bị một đoàn tàu đang chạy tới cán thẳng qua thân người. Cú va chạm dữ dội khiến cơ thể cô bị cắt ra làm đôi ở vị trí thắt lưng. Trong cái lạnh băng giá và khắc nghiệt của đêm Hokkaido, các mạch máu trên cơ thể cô gái xấu số đã co lại và giúp cô cầm máu. Bằng sức lực còn sót lại, cô đã cố gắng lê lết thân mình để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Cuối cùng, cô cũng đến được ga tàu và gặp một tiếp viên tại đó. Nhưng số phận một lần nữa không mỉm cười với cô bởi thay vì giúp đỡ Kashima, nhân viên nhà ga nọ chỉ che cô lại bằng một tấm bạt nhựa và dửng dưng bỏ đi, để cô chết mòn trong đau đớn tột độ.
Phiên bản khác của truyền thuyết đô thị Teke Teke kể về một nữ sinh nhút nhát, liên tục bị các bạn cùng lớp trêu đùa vì tính rụt rè, hay sợ hãi của mình và trở thành nạn nhân của hàng loạt trò đùa tàn nhẫn. Trong một lần tan học,
khi đang chờ đợi chuyến tàu trở về nhà, đám bạn đã quyết định dọa cô bằng cách thả con ve sầu lên vai nữ sinh. Có lẽ với những người khác, đây là chuyện bình thường, nhưng với nữ sinh nhút nhát nọ, đây lại là thảm họa. Cô sợ hãi đến điếng người và ngã xuống đường ray, ngay lúc đó, một đoàn tàu Shinkansen đã lao qua nhà ga và cơ thể nạn nhân xấu số bị cắt ra làm đôi.
Phiên bản khác của truyền thuyết đô thị Teke Teke kể về một nữ sinh nhút nhát, liên tục bị các bạn cùng lớp trêu đùa vì tính rụt rè, hay sợ hãi của mình và trở thành nạn nhân của hàng loạt trò đùa tàn nhẫn. Trong một lần tan học, khi đang chờ đợi chuyến tàu trở về nhà, đám bạn đã quyết định dọa cô bằng cách thả con ve sầu lên vai nữ sinh. Có lẽ với những người khác, đây là chuyện bình thường, nhưng với nữ sinh nhút nhát nọ, đây lại là thảm họa. Cô sợ hãi đến điếng người và ngã xuống đường ray, ngay lúc đó, một đoàn tàu Shinkansen đã lao qua nhà ga và cơ thể nạn nhân xấu số bị cắt ra làm đôi.
Dù là ở phiên bản nào, kết cục đều là cái chết bi thương, đột ngột và khủng khiếp, chính điều này đã sinh ra một linh hồn mang đầy uất hận và khao khát báo thù mang tên Teke Teke. Với oán niệm ngút ngàn, ma nữ bắt đầu gieo rắc lòng căm thù lên những người không may xuất hiện trên đường.
Điều đáng sợ lan truyền là ba ngày sau vụ tai nạn tàu hoả, linh hồn không chân của cô gái hoá thành Teke Teke và xuất hiện ngay trước mặt người được nghe câu chuyện thương tâm này. Dù nạn nhân đang lái xe ô tô, Teke Teke với tốc độ di chuyển từ 100 – 150km/h vẫn có thể đuổi kịp và tóm lấy người ấy trong chốt lát. Sau đó, ma nữ xé nạn nhân làm đôi và cướp đi phần thân dưới. Nguồn gốc của hành động tàn ác này được lý giải theo nhiều hướng như chúng đang đi tìm đôi chân đã mất, hoặc do lòng căm hận con người đã không cứu giúp mình khi sắp chết, hay đơn giản là vì muốn ra ngoài tàn sát càng nhiều người càng tốt.
Theo truyền thuyết, hồn ma Teke Teke của Kashima Reiko ám xung quanh nhà vệ sinh trong các nhà ga hoặc trên những con đường vắng quanh nhà ga, khu đô thị. Điều đặc biệt là sau khi nghe truyền thuyết Teke Teke, nạn nhân có thể gặp ma nữ tại nhà vệ sinh ở nhà ga, trong giấc mơ hay cả trong một cuộc điện thoại bí ẩn với các câu đố. Cách duy nhất để thoát chết là phải trả lời câu hỏi của Teke Teke một cách chính xác và đúng cách mà không phớt lờ hay hét toáng lên nếu không muốn bị cắt thân mình làm đôi. Teke Teke sẽ hỏi nạn nhân rằng: “Chân của tôi ở đâu?”, câu trả lời chính xác phải là “Trên tuyến Meishin”. Còn nếu ma nữ đường sắt không chân hỏi: “Bạn có cần chân của bạn không?”, nạn nhân muốn thoát khỏi cái chết cần phải trả lời: “Tôi cần chúng ngay bây giờ”. Sau đó, Teke Teke đố thêm rằng: “Ai đã kể cho bạn câu chuyện của tôi?”, câu trả lời đúng phải là “Kashima Reiko – Ác quỷ đeo mặt nạ”. Đây chính là tên của ma nữ với chữ “Ka” trong “仮面 – Kamen – Mặt nạ”, “Shi” trong từ “死 – Cái chết”, "Ma” trong “魔 – Quỷ, “Rei” trong từ “霊 – Ma” và "Ko” trong “事故 – Jiko – Tai nạn”.
Truyền thuyết Teke Teke bắt đầu lan truyền khi cậu học sinh tên Satoshi trở thành nạn nhân xấu số của ma nữ đường sắt không chân. Một ngày nọ, vào lúc 22h tối, khi Satoshi đang trở về nhà sau khi tan học ở trường luyện thi,
cậu đã nhìn lên một tòa nhà bỏ hoang và bất ngờ trông thấy một cô gái rất xinh đẹp đang ngồi nhìn xuống mình từ một trong những ô cửa sổ. Lúc này, ánh mắt hai người như “dán chặt” vào nhau và trao nhau nụ cười thân thiện. Ngay sau đó, cô gái đã cất tiếng và hỏi rằng: “Chân của tôi ở đâu?”. Khá bối rối và không hiểu được câu hỏi, Satoshi đã trả lời rằng: “Tôi xin lỗi, tôi không biết”. Đột nhiên, cô gái nhảy ra khỏi cửa sổ và lao xuống phía Satoshi. Đến lúc này, cậu mới nhận ra cô gái chỉ có phần thân trên. Satoshi hoàn toàn bị sốc, cơ thể đóng băng vì sợ hãi nên không thể di chuyển, trong khi đó, cô gái dùng cánh tay và khuỷu tay bò về phía cậu, phát ra âm thanh “teke-teke”. Ngay khi đến gần chàng trai xấu số, ma nữ giơ lưỡi hái đang cầm trên tay và chém đôi người nạn nhân.
Truyền thuyết Teke Teke bắt đầu lan truyền khi cậu học sinh tên Satoshi trở thành nạn nhân xấu số của ma nữ đường sắt không chân. Một ngày nọ, vào lúc 22h tối, khi Satoshi đang trở về nhà sau khi tan học ở trường luyện thi, cậu đã nhìn lên một tòa nhà bỏ hoang và bất ngờ trông thấy một cô gái rất xinh đẹp đang ngồi nhìn xuống mình từ một trong những ô cửa sổ. Lúc này, ánh mắt hai người như “dán chặt” vào nhau và trao nhau nụ cười thân thiện. Ngay sau đó, cô gái đã cất tiếng và hỏi rằng: “Chân của tôi ở đâu?”. Khá bối rối và không hiểu được câu hỏi, Satoshi đã trả lời rằng: “Tôi xin lỗi, tôi không biết”. Đột nhiên, cô gái nhảy ra khỏi cửa sổ và lao xuống phía Satoshi. Đến lúc này, cậu mới nhận ra cô gái chỉ có phần thân trên. Satoshi hoàn toàn bị sốc, cơ thể đóng băng vì sợ hãi nên không thể di chuyển, trong khi đó, cô gái dùng cánh tay và khuỷu tay bò về phía cậu, phát ra âm thanh “teke-teke”. Ngay khi đến gần chàng trai xấu số, ma nữ giơ lưỡi hái đang cầm trên tay và chém đôi người nạn nhân.
Teke Teke với những câu chuyện rùng rợn quanh mình trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều bộ phim kinh dị Nhật Bản, Manga và Anime. Bộ phim đình đám cùng tên với truyền thuyết phải kể đến là “ テケテケ – Teke Teke” gồm 2 phần ra mắt vào năm 2009, được đạo diễn bởi Kouji Shiraishi. Trước đó, vào năm 2006, phim kinh dị “オトシモノ – Otoshimono” (tạm dịch: Chuyến tàu ma) có nội dung được xem như một biến thể của ma nữ Teke Teke do Takeshi Furusawa làm đạo diễn cũng được trình chiếu.
Trong anime “学校の怪談 – Gakkou no Kaidan” hay còn được biết đến với cái tên “Ghost Stories” (tạm dịch: Những chuyện ma học đường) gồm 20 tập, phát hành từ ngày 22/10/2000 đến 25/03/2001, ở tập đầu tiên, các nhân vật đã bị ma nữ Teke bóng ma trắng lơ lửng không thể phân biệt thuộc giới tính nào, mang theo cả lưỡi hái và một chiếc kéo giống với truyền thuyết người phụ nữ bị rạch miệng “口裂け女 – Kuchisake Onna”. Ngoài ra, Teke Teke cũng xuất hiện trong Manga kinh dị “花子と寓話のテラー – Hanako to Guuwa no Teraa” (tạm dịch: Hanako và nỗi kinh hoàng của những câu chuyện ngụ ngôn” của tác giả Sakae Esuno, phát hành từ tháng 04/2004 đến 09/2005. Trong Manga này, Daisuke Asou là một cựu cảnh sát, được mệnh danh thám tử truyện ngụ ngôn chuyên điều tra một số truyền thuyết đô thị Nhật Bản, trong đó có truyền thuyết về Teke Teke.
Mục đích đằng sau truyền thuyết kinh dị về ma nữ đường sắt không chân Teke Teke được cho rằng để nhằm ngăn chặn nạn bắt nạn, lạm dụng hoặc hành hung người khác. Ở các phiên bản khác nhau của Teke Teke, ma nữ đều bị kẻ khác ngược đãi, đối xử tệ bạc gây ra cái chết thương tâm và lý do duy nhất để cô sống lại từ nấm mồ là trả thù người khác. Do vậy, truyền thuyết mang đến thông điệp: Hãy đối xử tử tế với người khác hoặc một linh hồn đã chết sẽ sống lại và nuốt chửng lấy bạn.