eMagazine
3 vụ án mất tích kamikakushi nổi tiếng tại nhật bản (P.2)

Mặc dù hầu hết các nạn nhân của vụ mất tích Kamikakushi thường là trẻ con, nhưng đôi khi người lớn vẫn có thể trở thành mục tiêu của các linh hồn. Tiếp nối phần 1, ở phần 2 này sẽ là vụ án mất tích kỳ bí của một người nội trợ ở đền Akagi, tỉnh Gunma trong Tuần lễ Vàng, đúng vào dịp hoa đỗ quyên đang nở rộ.

“Kamikakushi” (神隠し) được người Nhật sử dụng để nói về hiện tượng con người đột ngột biến mất do các thế lực thần linh bí ẩn gây ra. Họ được cho là bị bắt cóc bởi các yêu quái như “天狗 – Tengu – Thiên cẩu” hay “ – Kitsune – Hồ ly”, nên đôi khi các vụ mất tích này còn được gọi là Tengu Kakushi (天狗隠し).

Bài viết: RinThiết kế: John

Vụ án mất tích
của Noriko Shizuka
ở đền Akagi, tỉnh Gunma

Đền Akagi được phủ kín bởi những cây  thông khổng lồ. Ảnh: omairi.club
Đền Akagi được phủ kín bởi những cây thông khổng lồ. Ảnh: omairi.club

Vào ngày 03/05/1998, một phụ nữ nội trợ tên là Noriko Shizuka (志塚法子), 48 tuổi, ngụ tại tỉnh Chiba, đã cùng gia đình đến viếng đền Akagi (赤城神社) nhân Tuần lễ Vàng. Tại ngôi đền trên núi Akagi thuộc thành phố Maebashi, tỉnh Gunma, bà Noriko đã biến mất mà không một dấu vết để lại. Đã có hơn 100 cảnh sát vào cuộc, tin tức về vụ án cũng được đưa lên truyền hình và đặc biệt còn có sự tham gia của một nhà ngoại cảm. Tuy nhiên, đến cuối cùng, người ta vẫn không thể tìm thấy người phụ nữ mất tích. Vụ án bí ẩn này được người Nhật gọi với cái tên là “赤城神社神隠し事件 – Akagi-jinja Kamikakushi Jiken – Vụ án Kamikakushi đền Akagi”.

Đền Akagi được phủ kín bởi những cây  thông khổng lồ. Ảnh: omairi.club
Đền Akagi được phủ kín bởi những cây thông khổng lồ.
Ảnh: omairi.club

Trước khi vụ mất tích diễn ra

Vì đang trong Tuần lễ Vàng, vợ chồng bà Noriko Shizuka đã lên kế hoạch viếng thăm đền Akagi ở tỉnh Gunma cùng các thành viên trong gia đình, bao gồm mẹ chồng, cô chú, con gái cùng người cháu nhỏ. Buổi sáng ngày 03/05/1998, trời nhiều mây và mưa từ sáng sớm nhưng gia đình vẫn lái ô tô đến đền Akagi.

Điện thờ chính của đền Akagi. Ảnh: tabi-mag.jp
Điện thờ chính của đền Akagi.
Ảnh: tabi-mag.jp

Khi đến nơi lúc 11h30, trời đổ mưa rất to nên những phụ nữ trong xe gồm cả bà Noriko rất phân vân liệu có nên đi vào hay không. Sau một hồi cân nhắc, chỉ có chồng của bà và người chú vào viếng đền, như vậy, tính cả bà Noriko thì có tất cả 5 người ngồi đợi trong xe ô tô.

Sau khi hai người đàn ông rời khỏi xe và leo bộ lên những bậc cầu thang dẫn vào đền Akagi, khoảng 20 – 30 phút sau, bà Noriko lại thay đổi ý định và nói rằng đã cất công đến đây, chí ít cũng nên bước vào đền và bỏ tiền vào hộp công đức. Do vậy, bà cầm theo chiếc ô màu đỏ, một đồng xu 100 yên và đồng xu 1 yên bước ra khỏi xe, nhanh chóng đuổi theo chồng cùng người chú. Sau đó, con gái của bà Noriko đã bồng con bước ra ngoài xe vì đứa bé cảm thấy không được khỏe. Tình cờ nhìn về hướng về ngôi đền, cô chợt thấy mẹ đứng ở một nơi cách xa lối vào và tự hỏi không biết bà định làm gì, nhưng cũng không để tâm lắm. Vài chục giây sau, khi nhìn lại, cô đã không thấy mẹ ở đó nữa. Một lúc sau, hai người đàn ông đã quay trở lại xe nhưng cả 6 người đợi mãi vẫn không thấy bà Noriko xuất hiện. Họ cảm thấy lo lắng nên đã đi xung quanh đền tìm kiếm nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng bà. Cuối cùng, họ đành gọi điện nhờ sự hỗ trợ từ cảnh sát.

Lực lượng lớn cảnh sát
tham gia tìm kiếm

Bà Noriko 48 tuổi, cao 1m56 và có thân hình hơi tròn trịa. Tại thời điểm mất tích, bà mặc một chiếc áo sơ mi dài tay màu hồng, váy đen cùng đôi sandal màu đỏ có trang trí hình hoa dâm bụt. Vì trời đang mưa, bà còn cầm theo một chiếc dù màu đỏ, nên rõ ràng sẽ rất dễ để lại ấn tượng nếu ai đó từng gặp qua. Tuy nhiên, hành trình tìm kiếm bà Noriko lại vô cùng gian nan và như bị bao quanh bởi đám mây mù bí ẩn.

Ngay khi nhận được tin báo mất tích, cảnh sát khu vực đã huy động 100 người cùng với chó cảnh sát để tìm kiếm khu vực xung quanh đền và khắp núi Akagi vì nghĩ rằng bà có thể bị lạc trong núi. Tuy vậy, trong suốt 10 ngày liên tiếp vẫn không hề có bất kỳ dấu vết nào được phát hiện. Ngay đến cảnh sát cũng không thể ngờ rằng, vụ mất tích diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, vào thời điểm Tuần lễ Vàng đông đảo khách du lịch, lại có thể rơi vào ngõ cụt. Đã có 20 nhân chứng cho biết từng trông thấy bà Noriko và gửi thông tin đến Sở Cảnh sát tỉnh Gunma, ngoài ra còn xuất hiện những cuộc điện thoại kỳ lạ đến nhà nạn nhân ở tỉnh Chiba, khi bắt máy thì đầu dây bên kia không có ai trả lời. Sau khi điều tra mã vùng, cảnh sát xác nhận chúng xuất phát từ thành phố Osaka, tỉnh Osaka và thành phố Yonago, tỉnh Tottori. Thêm một điểm khả nghi khác là bà Noriko nghe không tốt và có lần từng chóng mặt, ngất đi khi không đeo máy trợ thính, nhưng kỳ lạ là bà đã không đeo máy trợ thính vào thời điểm mất tích. Dẫu vậy, tất cả những thông tin trên đều không mang đến manh mối nào quan trọng trong quá trình phá án.

Đền Akagi được xây trên núi Aakagi nên rất có thể bà Noriko bị lạc trên núi. Ảnh: chihirog.com
Đền Akagi được xây trên núi Aakagi
nên rất có thể bà Noriko
bị lạc trên núi.
Ảnh: chihirog.com
Bà Noriko được nhìn thấy lần cuối ở nơi cách xa lối vào đền Akagi, cầm chiếc ô màu đỏ và mặc áo sơ mi hồng. Ảnh: ameblo.jp
Bà Noriko được nhìn thấy lần cuối ở nơi cách xa
lối vào đền Akagi,
cầm chiếc ô màu đỏ và
mặc áo sơ mi hồng.
Ảnh: ameblo.jp
Hơn 100 cảnh sát cùng chó cảnh sát vào cuộc tìm kiếm bà Noriko, nhưng trong suốt 10 ngày, vẫn không thể tìm ra. Ảnh: おなやみ.com
Hơn 100 cảnh sát cùng chó cảnh sát vào cuộc
tìm kiếm bà Noriko,
nhưng trong suốt 10 ngày,
vẫn không thể tìm ra.
Ảnh: おなやみ.com

Xuất hiện trên show truyền hình,
nhà ngoại cảm vào cuộc

Sau nỗ lực điều tra, tìm kiếm từ phía cảnh sát cũng như các thành viên trong gia đình bà Noriko trong suốt 2 năm, vụ án vẫn chưa có tiến triển. Không từ bỏ hy vọng, gia đình đã quyết định tham gia chương trình truyền hình “奇跡の扉 TVのチカラ – Kiseki no Tobira TV no Chikara”. Đây là chương trình truyền hình trực tiếp về các vụ án chưa được giải quyết như giết người, mất tích… trên khắp nước Nhật, được phát sóng trên đài Asahi từ ngày 19/10/2002 đến ngày 30/6/2007. Phương châm của chương trình nằm ở việc “chìa khoá cho những vụ án chính là thông tin từ các nhân chứng xem truyền hình”. Trong chương trình, các thám tử tư cũng như nhiều nhà ngoại cảm sẽ tham gia và đưa ra những suy luận, phán đoán của họ về những vụ án.

Vụ án mất tích bà Noriko từng nhờ đến nhà ngoại cảm Gale St. John để tìm ra tung tích của bà. Ảnh: nazotoki.com
Vụ án mất tích bà Noriko từng nhờ đến nhà ngoại cảm
Gale St. John
để tìm ra tung tích của bà.
Ảnh: nazotoki.com
Sau 10 năm tìm kiếm, vụ án mất tích bà Noriko vẫn không thể giải quyết và rơi vào ngõ cụt. Ảnh: windy-windy.net
Sau 10 năm tìm kiếm, vụ án mất tích bà Noriko
vẫn không thể giải quyết
và rơi vào ngõ cụt.
Ảnh: windy-windy.net

Ở tập phát sóng về vụ mất tích của bà Noriko, nhà ngoại cảm Gale St. John rất có tiếng tăm ở Mỹ đã sử dụng khả năng của mình và cho biết vào ngày hôm đó, khi bà Noriko rời khỏi xe, đã có một người đàn ông nhờ bà giúp đỡ. Khi bà tiến đến chỗ người này, ông ta đã ngã xuống, đây cũng chính là thời điểm con gái nhìn thấy bà lần cuối. Tuy nhiên, chính người đàn ông này đã bắt cóc và đem theo bà Noriko lên xe bỏ trốn, sau đó hành hung, sát hại và bỏ lại xác bà trên núi Akagi, gần khu vực đền Akagi mà không một ai phát hiện ra. Qua những phán đoán của nhà ngoại cảm này, gia đình nạn nhân dần rơi vào tuyệt vọng. Tuy nhiên, lời của nhà ngoại cảm cũng không giúp ích được cho lực lượng điều tra.

Vụ án mất tích bà Noriko từng nhờ đến nhà ngoại cảm Gale St. John để tìm ra tung tích của bà. Ảnh: nazotoki.com
Vụ án mất tích bà Noriko từng nhờ đến nhà ngoại cảm
Gale St. John để
tìm ra tung tích của bà.
Ảnh: nazotoki.com

Sau khi lên sóng, vụ mất tích này trở nên vô cùng nổi tiếng, do vậy cũng xuất hiện khá nhiều suy đoán từ công chúng. Có người cho rằng bà đã tự bỏ trốn rồi cao chạy xa bay cùng một người đàn ông khác bằng xe ô tô vì không có bất kỳ tiếng la hét nào được nghe thấy tại hiện trường.

Sau 10 năm tìm kiếm, vụ án mất tích bà Noriko vẫn không thể giải quyết và rơi vào ngõ cụt. Ảnh: windy-windy.net
Sau 10 năm tìm kiếm, vụ án mất tích bà Noriko vẫn
không thể giải
quyết và rơi vào ngõ cụt.
Ảnh: windy-windy.net

Tuy nhiên, giả thuyết này lại vấp phải lỗ hổng là nếu bỏ trốn, tại sao lại thực hiện vào ban ngày, giữa lúc đông người qua lại như vậy. Giả thuyết tiếp theo được đặt ra là có thể bà Noriko đã đi lạc rồi gặp tai nạn trên núi, nhưng rõ ràng đã có rất nhiều chó cảnh sát được cử để lần theo dấu vết của bà. Giả thuyết thứ ba chính là bà đã bị các linh hồn bắt đi, hay còn gọi là Kamikakushi, vì trước đó cũng có một vài vụ mất tích bí ẩn tương tự tại Nhật Bản được xếp vào loại này.

Cuộc tìm kiếm vẫn được gia đình và cảnh sát kiên trì thực hiện trong suốt 10 năm ròng rã. Vào tháng 5/2008, hơn 500 tờ rơi mô phỏng khuôn mặt bà Noriko ở thời điểm lúc bấy giờ cũng đã được phát đi khắp nơi, mang theo tia hy vọng của gia đình nạn nhân. Nhưng sau tất cả, đọng lại vẫn chỉ là sự mất mát và đau đớn trong trái tim của từng thành viên sau hành trình tìm kiếm trong vô vọng, không hề biết liệu người thân của mình còn sống hay đã qua đời. Đến tháng 6/2008, cảnh sát đã kết thúc điều tra và khép lại vụ án. Chính bởi tính chất vô cùng ly kỳ nên vụ mất tích của bà Noriko Shizuka ở đền Akagi đã được xếp vào một trong những vụ án Kamikakushi nổi tiếng nhất Nhật Bản, chứa đầy bí ẩn đến tận ngày hôm nay.