Bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa suy giảm miễn dịch với amino acid
Tiểu đường hay máu nhiễm mỡ là căn bệnh mà nhiều người thường mắc phải khi bắt đầu độ tuổi trung niên. Tuy nhiên những bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và phần nhiều là do thói quen ăn uống. Tiếp nối series về amino acid của Dr. Amino - Ohtani Masaru, phần này sẽ đề cập về mối quan hệ giữa amino acid (acid amin) với khả năng miễn dịch.
Amino acid là đơn vị nhỏ nhất tạo nên protein – chất tạo nên khung tế bào. Cơ thể chúng ta dùng amino acid để sản sinh cơ bắp, máu, nội tạng, da và tóc. Không những vậy, amino acid còn tổng hợp và phân giải trong cơ thể nên việc hấp thụ axit amin hằng ngày có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.
Bên cạnh đó, từ nửa thế kỷ trước, ngành y học đã áp dụng phương pháp truyền amino acid vào tĩnh mạch để bổ dung dinh dưỡng cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.
Có thể thấy, việc nạp đủ amino acid có thể giúp cải thiện lưu thông máu hay giảm mệt mỏi, và trong 20 loại amino acid cần thiết đối với cơ thể cũng có loại giúp tăng cường miễn dịch. Những năm gần đây, người ta còn liên tục phát hiện các công dụng khác đáng chú ý của amino acid như: giảm xơ cứng động mạch hay giảm lượng cholesterol.
Những loại amino acid cần thiết
Để giải quyết lo lắng về những căn bệnh phía trên thì cần phải hoạt hóa các tế bào miễn dịch trong máu và bạch huyết nhằm tăng cường đề kháng. Trong đó, arginine và glutamine là hai loại amino acid cần thiết.
Ariginine – “siêu amino acid” với nhiều tác dụng như gia tăng miễn dịch và lưu thông máu
Arginine là một loại amino acid thiết yếu, giúp hoạt hóa đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch quan trọng, và nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra arginine còn nhiều tác dụng khác như giúp mở rộng mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường chức năng gan nên nó còn được gọi là “siêu amino acid”.
Đáng chú ý là khả năng phòng chống các căn bệnh gây nên bởi thói quen sinh hoạt. Không chỉ có tác dụng phòng tránh chứng xơ cứng động mạch, kết quả thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy arginine có công dụng loại bỏ oxy hóa hay giảm huyết áp và cholesterol.
Glutamine giúp tăng cường khả năng chống chọi của ruột non
Bên trong đường ruột, nơi rất dễ bị vi khuẩn hay virus bên ngoài trực tiếp xâm nhập vào, tập trung 50% tế bào miễn dịch trong cơ thể và tạo nên một hệ miễn dịch độc nhất. Trong đó, các tế bào lympho đảm nhận nhiệm vụ miễn dịch tập trung tại ruột non, biến nó thành cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể.
Glutamine cung cấp năng lượng và hỗ trợ cho ruột non, thúc đẩy sự cường hóa các tế bào miễn dịch. Vì thế, dung nạp glutamine giúp phát huy chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài và giảm khả năng mắc bệnh.
Đã có một nghiên cứu cho thấy tác dụng của amino acid đến sự hồi phục sức khỏe con người. Cụ thể, 21 người cao tuổi mắc các chứng bệnh khác nhau cần nhập viện hoặc đến bệnh viện điều trị sử dụng 1150 mg amino acid bao gồm arginine, glutamine, leucine và vitamin mỗi ngày 2 lần trong 2 tháng để xem xét sự biến đổi.
Kết quả là sau 1 tháng, lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) của cả bệnh nhân ngoại trú và nội trú đều được kích hoạt, khả năng miễn dịch cũng tăng lên. Ngoài ra đối với các bệnh nhân nội trú, tần suất phát sốt cũng chỉ bằng khoảng một nửa so với những bệnh nhân cùng phòng không sử dụng amino acid.
Có thể thấy rằng đối với cả người cao tuổi, đối tượng mắc nhiều chứng bệnh và hoạt động cơ thể bị hạn chế, thì axit amino mang đến nhiều hiệu quả.
Vì thế, hãy xây dựng thói quen đưa thực phẩm giàu amino acid (hạt diêm mạch; trứng; phô mai tươi; nấm; thịt nạc; cá; các loại đậu, hạt; sữa; rau xanh.) vào bữa ăn hàng ngày ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh chế độ ăn uống, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các thành phần nói trên sẽ là cách để bổ sung nhanh chóng, hiệu quả các amino acid thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt đối với những ai bận rộn, không có quá nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn hàng ngày.
Đọc phần 1: Chăm sóc toàn diện từ da đến tóc với amino acid
Đọc phần 3: Giảm cân lành mạnh với sự hỗ trợ từ amino acid
kilala.vn
22/11/2022
Bài: Kilala
Ảnh: istock
Đăng nhập tài khoản để bình luận