Top 3 ngành nghề tại Nhật thường xuyên tăng ca
Nói đến môi trường làm việc Nhật Bản, trong những năm qua, có lẽ người ta ấn tượng với cường độ làm việc cao, tăng ca liên tục với áp lực vô cùng lớn. Dường như Nhật Bản là một quốc gia có thể ép người ta bức phá hết giới hạn này đến giới hạn khác và đẩy đến điểm cực hạn nhằm tìm tính đột phá trong công việc.
Dưới đây là top 3 những ngành nghề mà nhân viên hầu như luôn trong tình trạng tăng ca tại Nhật Bản.
1. Kiến trúc
Những người làm trong lĩnh vực kiến trúc vẫn luôn phải tăng ca và thậm chí, họ không có hạn mức cao nhất cho việc tăng ca, nhất là kiến trúc sư. Đối với ngành này, tính chất công việc mang theo những đặc thù, cũng chính là nguyên nhân khiến họ phải liên tục tăng ca.
+ Cho dù tình huống khẩn cấp cũng không được kéo dài kỳ hạn công trình
+ Sự cạnh tranh giữa các công ty bất động sản
+ Tổng thể công việc không thể thiếu bất kỳ ai
Olympic 2020 sắp tới đây diễn ra tại Tokyo càng tăng thêm áp lực cho giới thiết kế nói chung, đặc biệt là kiến trúc xây dựng. Do đó, tỷ lệ tăng ca cho công việc này ngày càng tăng.
2. Nhân viên công ty quảng cáo
Nói đến lĩnh vực quảng cáo hẳn ai cũng cảm nhận được ngay đây là ngành nghề tăng ca tương đối nhiều. Tại Nhật Bản, thỉnh thoảng lại xảy ra trường hợp một nhân viên làm tại công ty quảng cáo đột tử do quá lao lực. Điều này đã dấy lên một làn sóng của dư luận trong xã hội, vì sao nhân viên công ty quảng cáo phải tăng ca nhiều đến thế? "Giải một bài toán không có đáp án" chính là nguyên nhân chủ yếu. Bởi vì mặt hàng mà công ty quảng cáo cung cấp chính là ý tưởng chứ không phải là món hàng vật lý.
Làm trong lĩnh vực quảng cáo thường nảy sinh 2 vấn đề:
+ Thành phẩm đã tốt nhưng khách hàng vẫn muốn tốt hơn.
+ Trường hợp bị bác bỏ, phải chuẩn bị ngay plan B.
Những ý tưởng, công việc đến liên tục khiến cho công việc này dường như không có điểm cuối. Ngoài ra, deadline thực hiện quảng cáo vô cùng gâp rút cần phải liên tục tăng ca. Không những thế, người làm ở công ty quảng cáo cần phải tiếp rất nhiều khách hàng thuộc đủ ngành nghề, và thời gian tiếp khách hầu hết là sau khi tan làm và "tùy tình huống mà xử lý". Rất nhiều lúc chuyện này trở thành tăng ca ngoài ý muốn và không nhận được tiền tăng ca.
3. Cố vấn
Trong rất nhiều cuộc khảo sát, cố vấn là ngành luôn có thời gian tăng ca cao. Công việc này trên cơ bản đều là gặp những ông chủ lớn.
Đối với những nhân tài đứng đầu công ty này, một khi đưa ra đề nghị kinh doanh hợp tác thì công việc chuẩn bị tài liệu, lời nói không thể sơ sài. Mục đích sau cùng là phải khiến cho đối phương không thể nào phản đối với kế hoạch đề ra. Vậy nên thời gian tìm kiếm, sắp xếp, lên nội dung vô cùng lâu. Về cơ bản, cố vấn sẽ tăng ca tùy theo hạng mục, tùy hạng mục mà có thời gian tăng ca khác nhau. Những người làm cố vấn vì để chiều lòng khách hàng mà thời gian ăn uống, nghỉ ngơi tương đối thất thường tuy nhiên vì tương lai sau này, họ chỉ có thể cắn răng nhịn khổ.
Dĩ nhiên, tùy vào mỗi công ty mà nhân viên của các ngành ngày này sẽ có mức độ tăng ca khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, khoảng cách cũng không cách nhau quá lớn.
kilala.vn
06/02/2020
Bài: Aki Kanou
Nguồn tham khảo: weibo
Ảnh minh họa: marvin meyer @unsplash
Đăng nhập tài khoản để bình luận