Hội chứng Munchausen: Nguyên nhân của vụ án mẹ sát hại con tại Nhật?
Chính quyền tỉnh Kanagawa nghi ngờ rằng, hành động người mẹ sát hại con trai 7 tuổi vào năm 2019 có mối liên hệ mật thiết với hội chứng Munchausen.
Vào tháng 08/2019, một bà mẹ ở thành phố Yamato, tỉnh Kanagawa đã bị bắt vì tình nghi sát hại cậu con trai 7 tuổi của mình. Đến nay, chính quyền tỉnh Kanagawa và chính quyền thành phố Yamato công bố rằng họ nghi ngờ người này mắc hội chứng Munchausen by proxy (MSBP) dẫn đến hành động đáng phẫn nộ đối với người con mình dứt ruột đẻ ra.
Chi tiết vụ việc
Vào ngày 20/02/2022, Ayano Ueda, người tự mô tả mình là một trợ lý điều dưỡng, đã bị các công tố viên bắt giữ vì tình nghi sát hại cậu con trai 7 tuổi của mình là Yudai, bằng cách bịt mũi và miệng của cậu bé trong khoảng thời gian từ 8h45 sáng đến 15h chiều tại nhà của họ ở Yamato, tỉnh Kanagawa vào ngày 06/08/2019.
Sau khi khiến con trai bất tỉnh, chính Ayano Ueda đã gọi xe cấp cứu. Các nhân viên y tế nhanh chóng có mặt và đưa bé Yudai đến bệnh viện nhưng đã quá muộn. Cậu bé qua đời tại bệnh viện và ngay sau đó, bác sĩ đã gọi điện báo cảnh sát vì nghi ngờ Yudai không tử vong vì nguyên nhân tự nhiên.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh cảnh sát cũng xem xét cái chết của ba người con khác của Ueda: con trai cả và con gái qua đời cách đây 20 năm; người con trai khác cũng qua đời vào năm 2017.
Khi tham vấn ý kiến của bác sĩ, cảnh sát nghi ngờ Yudai bị sát hại khi người của cậu bé có nhiều vết thương do ngoại lực tác động và qua đời vì tổn thương não do thiếu oxy.
Ueda đã phủ nhận việc sát hại các con của mình và cảnh sát không nhận được báo cáo nào về việc lạm dụng. Tuy nhiên trước đó, Yudai từng được bảo vệ tại một trung tâm tư vấn trẻ em hai lần: lần đầu tiên là sau cái chết của người con trai khác của Ueda vào năm 2017 và thêm một lần sau đó. Tuy nhiên, cậu bé được trao trả lại cho Ueda chăm sóc theo quyết định của tòa án gia đình.
Trước đây, Ueda từng bị nghi ngờ mắc hội chứng "Munchausen by proxy" (MSBP), một vấn đề sức khỏe tâm thần mà người chăm sóc tạo ra hoặc gây ra bệnh tật hoặc thương tích cho trẻ em, người già hoặc người tàn tật dưới sự chăm sóc của họ để thu hút sự chú ý, theo chính quyền địa phương.
Cảnh sát đang điều tra xem liệu liệu hội chứng này có được coi là một hình thức lạm dụng đối với một đứa trẻ hoặc những người khác, và có liên quan đến cái chết của 4 đứa con của Ueda hay không.
Tuy nhiên, giáo sư Saori Nambu thuộc Đại học Khoa học Thể thao Nippon và một chuyên gia về các vấn đề lạm dụng trẻ em và tội phạm học suy đoán rằng vụ việc ở Yamato không liên quan đến MSBP.
Bà nói: “Một người nào đó mắc chứng MSBP sẽ giả vờ là một người mẹ tốt, và họ hiếm khi bạo hành theo cách mà người khác có thể dễ dàng nhận thấy”.
Giáo sư Nambu đưa ra câu hỏi về hàng loạt cái chết liên quan đến những đứa trẻ trong vụ Yamato. Vào tháng 11/2002, đứa con trai 5 tháng tuổi của cô đã chết vì nguyên nhân được chẩn đoán là "ngạt thở vì hút sữa". Sau đó vào tháng 9 năm sau, đứa con gái 1 tháng tuổi cũng qua đời vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
"Thông
thường, cơ quan chức năng sẽ hỏi người mẹ về hoàn cảnh đằng sau hàng
loạt cái chết của con mình, nhưng tôi tự hỏi họ đã nhìn ra những điểm
đáng ngờ đến mức nào. Thật kỳ lạ khi những đứa trẻ lần lượt chết không
rõ nguyên nhân chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Và các nhà chức
trách lẽ ra nên xem xét các tình huống cẩn thận hơn", bà chia sẻ.
Hội chứng Munchausen và hội chứng Munchausen by proxy là gì?
Hội chứng Munchausen (còn được gọi là rối loạn giả tạo áp đặt lên bản thân) được xem là
bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó những người mắc hội chứng này
sẽ giả vờ như mình mắc bệnh về thể chất hoặc tâm thần dù họ không thực
sự bị bệnh. Họ thường tạo ra triệu chứng giả bằng cách tự gây
thương tích cho bản thân để thu hút sự chú ý, chăm sóc và thông cảm từ
người khác.
Thuật ngữ
“Hội chứng Munchausen” được bác sỹ người Anh Richard Asher mô tả lần đầu
tiên vào năm 1951. Và vào năm 1977, bác sĩ Roy Meadow phát triển thêm
thuật ngữ “Munchausen syndrome by proxy” dựa trên Hội chứng Munchausen
để mô tả việc người chăm sóc giả vờ hoặc gây ra bệnh tật/ thương tích thực tế
cho người được chăm sóc, chẳng hạn như trẻ em, người lớn tuổi hoặc người
khuyết tật.
Chứng bệnh này có liên quan đến chứng rối loạn cảm xúc áp đặt lên người khác, ám chỉ hành vi lạm dụng người khác, điển hình là trẻ em, để tìm kiếm sự chú ý hoặc thông cảm cho kẻ bạo hành. Động cơ tạo ra các triệu chứng cho nạn nhân có thể dẫn đến các thủ tục chẩn đoán hoặc điều chỉnh kết quả xét nghiệm không cần thiết và tốn kém.
Trang
web của Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản cho biết MSBP là một hình thức lạm
dụng trẻ em, trong đó cha mẹ tìm cách đảm bảo sự ổn định tinh thần của
họ bằng cách gây bệnh cho con và sau đó chăm sóc trẻ.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, MSBP có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai trường hợp phổ biến:
- Cha mẹ tác động khiến con cái xuất hiện các triệu chứng bệnh thực tế, bằng cách cho chúng uống thuốc hoặc bịt miệng khiến trẻ khó thở.
- Cha mẹ cố tình mô tả sai về các triệu chứng của con và bắt chúng trải qua các cuộc kiểm tra y tế không cần thiết.
Nario Inoue, bác sĩ nhi khoa và là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Nhật Bản về Ngược đãi và Bỏ rơi Trẻ em, đã báo cáo trường hợp MSBP đầu tiên của Nhật Bản liên quan đến một trẻ nhỏ vào năm 1987.
Inoue cho biết: “Không giống như những trường hợp giả vờ ốm đau để nhận quyền lợi bảo hiểm, cha mẹ (mắc chứng MSBP) chăm sóc con mình một cách tuyệt vọng để thu hút sự chú ý của người khác. Tuy nhiên, ngay cả bác sĩ cũng khó phát hiện ra tình trạng bệnh”.
Trong một trường hợp mà Inoue tiếp nhận, một phụ nữ có bằng điều dưỡng cho rằng cậu con trai 4 tuổi của cô thường xuyên bị co thắt. Nhưng các triệu chứng không bao giờ xảy ra sau khi cậu bé nhập viện. Trong suốt thời gian đó, người mẹ sẽ không rời bỏ con trai mình, hay tỏ ra mệt mỏi ngay cả khi thời gian nằm viện kéo dài.
Theo Inoue, một số người bị MSBP đi từ cơ sở y tế này sang cơ sở y tế khác để tìm kiếm bác sĩ sẽ cho phép họ xét nghiệm và điều trị như mong muốn.
Xem thêm: Nhật bắt giữ đối tượng tấn công và giữ nhân viên y tế làm con tin
01/03/2022
Bài: Natsume
Đăng nhập tài khoản để bình luận