Giáo viên nước ngoài bị phân biệt đối xử tại các trường công Nhật Bản

    Các giáo viên nước ngoài tại các trường công lập ở Nhật Bản đang chịu sự đối xử khác với các đồng nghiệp người Nhật. Điều này xảy ra bất chấp các cơ quan hành chính và trường học ủng hộ một "xã hội đa văn hóa và hòa nhập" ở Nhật Bản.

    Tại Nhật hiện có khoảng 2,8 triệu cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Tuy vậy, tại đây việc phân biệt đối xử với người ngoại quốc dường như chưa bao giờ có xu hướng thay đổi tích cực. Đối mặt với "rào cản quốc tịch" này, các giáo viên nước ngoài đang nỗ lực để loại bỏ sự ngược đãi, vì nơi làm việc của họ chính là nơi họ dạy trẻ em "xóa bỏ sự phân biệt đối xử".

    Anh Kim Yongtaerang, 48 tuổi, một cư dân Zainichi, hiện là giáo viên tại trường trung học cơ sở công lập tại một trong 23 phường trung tâm của Tokyo đặt ra câu hỏi: "Nếu bản thân các giáo viên né tránh các vấn đề phân biệt đối xử và thành kiến, liệu họ có thể thực sự giải quyết được bắt nạt và các vấn đề khác của học sinh hay không?".

    đối thoại giữa giáo viên nước ngoài và chính quyền

    Các giáo viên người Hàn Quốc Zainichi kêu gọi xóa bỏ sự đối xử phân biệt đối xử với giáo viên dựa trên quốc tịch. Ảnh: Mainichi

    Vào ngày 05/08, anh Kim cùng các giáo viên Hàn Quốc đến từ các vùng khác nhau của Nhật Bản đã có những cuộc nói chuyện trực tiếp với các quan chức giáo dục và bộ ngoại giao để kêu gọi xóa bỏ đối xử phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch.

    Theo luật pháp Nhật Bản, không có điều khoản nào hạn chế quyền trở thành công chức địa phương của cư dân nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều chính quyền địa phương cấm người nước ngoài tham gia kỳ thi tuyển dụng cho các cơ quan đó hoặc giới hạn việc bổ nhiệm họ vào các chức vụ quản lý hoặc các hạng mục công việc cụ thể.

    Đối với giáo viên bình thường tại các trường công lập, Bộ giáo dục đã ban hành một thông báo vào năm 1991 kêu gọi mở rộng cửa cho công dân nước ngoài làm việc trên khắp đất nước. Tuy nhiên, thông báo tương tự cũng bao gồm các mô tả sẽ củng cố sự đối xử phân biệt đối xử đối với người nước ngoài. Cụ thể, thông báo không cho phép bổ nhiệm giáo viên nước ngoài vào các vị trí quản lý và kêu gọi phân biệt họ với "giáo viên" Nhật Bản bằng cách hạn chế công dân nước ngoài vào vị trí "giáo viên hướng dẫn toàn thời gian không có nhiệm kỳ."

    giáo viên

    Nhiều giáo viên nước ngoài không nhận được những quyền lợi cũng như cất nhắc thăng chức, lương bổng như những đồng nghiệp người Nhật. Ảnh: istock

    Do đó, giáo viên nước ngoài, ngay cả khi họ vượt qua các kỳ thi giống với những người đồng nghiệp bản địa, họ vẫn bị cản trở trong việc thăng chức hoặc tăng lương dựa trên kinh nghiệm và năng lực, ngay cả khi mô tả công việc của họ không khác gì so với các đồng nghiệp Nhật Bản của họ, bao gồm cả lương khi làm giáo viên chủ nhiệm.

    Trước tình trạng này, Ủy ban của Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt chủng tộc đã đưa ra lời khuyên vào năm 2018, kêu gọi chính phủ Nhật Bản “cần phải thay đổi”.

    [subscribe]

    Quan điểm của chính phủ hiện nay dựa trên "nguyên tắc tự nhiên của pháp luật" liên quan đến công chức quốc gia, do Văn phòng Pháp chế Nội các đưa ra vào năm 1953. Quan điểm này quy định rằng các nhân viên chính phủ tham gia vào việc thực thi quyền lực công của nhà nước cần phải có quốc tịch Nhật Bản. Nguyên tắc này cũng đã được mở rộng cho cả các nhân viên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng cơ sở pháp lý và phạm vi giải thích của nguyên tắc này là không rõ ràng.

    Hiroshi Tanaka, một giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi, người thành thạo về các vấn đề nhân quyền liên quan đến người nước ngoài ở Nhật Bản, lại dẫn chứng một thông tin khác: "Điều 3 của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động cấm người sử dụng lao động sử dụng quốc tịch làm cơ sở để phân biệt đối xử với người lao động”. Chính sự không rõ ràng đã gây ra việc phân biệt đối xử hiện hữu như một lẽ hiển nhiên. 

    phân biệt chủng tộc

    Một cuộc biểu tình năm 2014 nhằm chống lại phân biệt chủng tộc tại Nhật. Ảnh: aljazeera

    Theo Bộ giáo dục, có khoảng 58.000 trẻ em cần học tiếng Nhật tính đến tháng 5 năm 2021, trong đó có 47.000 trẻ em có quốc tịch nước ngoài. Con số này đã tăng khoảng 1,7 lần so với một thập kỷ trước.

    Tại các tỉnh và thành phố có nhiều cư dân nước ngoài sinh sống, nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo nguồn nhân lực có thể đáp ứng với nền giáo dục đa văn hóa và hòa nhập. Chính quyền tỉnh Gifu và Aichi đã thông qua các kỳ thi tuyển dụng bao gồm đánh giá khả năng của ứng viên bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Trung và các ngoại ngữ khác. Mặc dù những động thái như vậy đã lan rộng, nhưng vị thế bấp bênh của những giáo viên nước ngoài phần lớn vẫn chưa được quan tâm.

    Một cuốn sách có tựa đề "Koritsu gakko no gaikokuseki kyoin" (Giáo viên nước ngoài tại các trường công lập), được xuất bản năm 2021 bởi Akashi Shoten, chỉ ra rằng, trong khi chính phủ "dựa vào người nước ngoài để quốc tế hóa và toàn cầu hóa giáo dục khi cần thiết, nhưng họ lại không nỗ lực để thẳng thắn đối mặt với các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp hoặc sự đối đãi đối với giao viên nước ngoài."

    Xem thêm: Câu chuyện về người Triều Tiên ở Nhật Bản

    kilala.vn

    26/09/2022

    Nguồn: Mainichi

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!