Câu chuyện về người Triều Tiên ở Nhật Bản
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mĩ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên – ông Kim Jong-un vừa qua đặt ra ý kiến rằng sự xoa dịu chính trị này có thể buộc Triều Tiên bước ra khỏi vòng cô lập từ lâu? Có lẽ không có nơi nào mà niềm hy vọng đó mãnh liệt hơn ở Nhật Bản, giữa những người gốc Bắc Triều Tiên như ông Oshima; cộng đồng người vẫn hướng về quê hương khi phần còn lại của thế giới chối bỏ nó.
Người Triều Tiên ở Nhật Bản
Ông Oshima, 79 tuổi, là một giáo viên nghỉ hưu ở Nhật Bản, đến Bắc Kinh, rồi từ đây đến Bình Nhưỡng bằng máy bay, mang theo những món quà nhỏ như kẹo, đồ lót, và những món đồ mà các anh chị em của ông có thể bán được: quần áo trẻ em, thuốc, giày.
Những chuyến đi của ông tổng cộng không dưới 12 lần, tính từ năm 1960, khi bố mẹ và các anh chị em của ông được đưa về nhà nước cộng sản, một phần trong chương trình hồi hương mà thế giới hầu như đã lãng quên.
Ước tính khoảng 322,000 người thuộc dân tộc Triều Tiên ở Nhật là thành viên trong các gia đình di cư đến Tokyo trong 35 năm Triều Tiên thuộc quyền chiếm đóng của Nhật Bản. Họ được gọi là những “Zainichi”. Hầu hết những người này tìm ra nguồn gốc của họ ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, phần lớn người dân dần cởi mở hơn với người Triều Tiên, điều này đã ủng hộ tinh thần cho họ trong những năm đầu của thời kì Chiến tranh Lạnh, bằng việc tuyên truyền, gây quỹ cho các nhóm cộng đồng và trường học.
Người Zainichi hiện sống và làm việc khắp Nhật Bản. Qua nhiều thập kỉ, số tiền họ gửi về cho người thân ở Triều Tiên đã giúp duy trì sự tồn tại của nền kinh tế quốc gia, trong khi các gián điệp tác động đến họ để thu thập những thông tin bí mật.
Câu chuyện của ông Oshima là một điển hình. Như hàng ngàn gia đình khác, họ bị dồn đến bước đường cùng của lịch sử, đành lòng tha hương bởi Thế chiến thứ hai, để rồi bị chia cắt, bị mắc kẹt trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
“Chỉ cần tôi còn nhớ, nó vẫn là ước mơ Nam-Bắc Triều thống nhất của người Zainichi” – ông Oshima nói, trong lần gần đây nhất. Hít thở thật mạnh để ngăn dòng cảm xúc, ông nói thêm: “Giá như điều này có thể đến sớm hơn một chút.”
Gần hai triệu người Triều Tiên đến Nhật Bản để tìm kiếm việc làm hoặc bị đưa đến đây làm nô lệ lao động trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn trở về khi Nhật Bản đầu hàng, nhưng cũng có rất nhiều người ở lại khi bán đảo Triều Tiên phân chia thành hai quốc gia, rồi vài năm sau đó ở nơi đây Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Giai đoạn đầu của những năm cuối thập niên 50, Nhật Bản đưa ra lời đề nghị giúp đỡ các Zainichi trở về quê hương. Nhiều người trong số họ bị thu hút bởi những lời hứa hẹn của nhà nước xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên, và một nền kinh tế lúc bấy giờ còn lớn mạnh hơn cả Nam Triều Tiên. Gần 100,000 người quay lại, bao gồm cha mẹ và các anh chị em của ông Oshima. Khi đó ông Oshima, 20 tuổi, đã có ý định theo họ về nước, chỉ đang chờ đợi thư từ của gia đình.
Để tránh né các viên thanh tra, họ sử dụng mật mã. Nếu họ viết theo chiều dọc, như kiểu cách của Nhật Bản, điều đó có nghĩa là ông ấy nên đi cùng họ. Còn nếu viết theo chiều ngang, đó là lời cảnh báo không nên đến đó. Lá thư đầu tiên với những dòng chữ chạy ngang tờ giấy, từ trái qua phải, đã được chuyển đến.
“Dân Triều Tiên có thật sự là người không vậy?”
Cha mẹ ông Oshima khởi hành vượt biển, bắt đầu từ một ngôi làng ở Đông Nam Triều Tiên vào năm 1934. Họ an cư tại một thị trấn nhỏ ở phía Nam Nhật Bản và nuôi dưỡng năm người con. Cha của ông nuôi nấng con cái bằng công việc đốn cây và bán than củi. Để ẩn náu, những người con được đặt tên theo họ của người Nhật có ý nghĩa là “hòn đảo lớn”.
Ông Oshima còn nhớ lại chuyện bạn bè cùng lớp chế giễu ông và các anh chị em của mình với những câu hỏi như: “Dân Triều Tiên có thật sự là người không vậy?”
Phân biệt đối xử xuất hiện trong luật lệ, khiến cho người Zainichi khó trở thành công dân thực sự. Ông Oshima mong muốn học xây dựng nhưng bị rào cản bởi một ngôi trường phổ thông chuyên đào tạo những học sinh ưu tú. Cuối cùng ông giảng dạy trong một trường học dành cho người Triều Tiên.
Những bản tin xuất hiện trên các tờ báo của Nhật Bản mô tả những điều tuyệt diệu của Bắc Triều Tiên, nơi chính phủ hứa hẹn những căn hộ xa hoa, việc làm, gạo, và ba tháng sử dụng than đá cho những ai quay về.
Nước Mĩ kín đáo phóng đại mối quan tâm rằng có thể người Zainichi bị gây áp lực buộc phải trở về. Nhưng Mĩ không phản đối chương trình, vì Mĩ muốn bảo vệ mối quan hệ với Nhật.
Gia đình ông Oshima khởi hành vào năm 1960, lên tàu từ cảng Niigata, nằm ở bờ biển phía Tây Nhật Bản. Họ trở về quê hương, thoát khỏi những luật lệ mà người Nhật đặt ra. Ông Oshima nhớ những câu nói “Chúng ta là người Triều Tiên”, “Đó là huyết thống”, và ông đã không thể gặp lại cha mẹ thêm một lần nào nữa. Trong số những người rời khỏi Nhật Bản, có một cô gái trẻ sau này đã trở thành mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Cứu trợ và tiền mặt
Mười lăm năm trôi qua, trước khi ông Oshima có thể đặt chân đến Triều Tiên. Trong phòng khách có treo ảnh chân dung trắng đen của cha mẹ ông Oshima của một căn hộ ở Tokyo, bà Keiko, 75 tuổi, vợ của ông trải lòng: “Đau đớn nhất là khi tôi biết việc sống xa các anh chị em đối với ông ấy khó khăn đến nhường nào.”
Trong quãng thời gian đó, ông dạy học ở những ngôi trường dành cho người Triều Tiên được điều hành bởi Chosen Soren, tổ chức chính thức của cộng đồng người Zainichi. Nó được nhà nước Triều Tiên tài trợ trong những năm đầu, và còn ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Il-sung như một người hùng dám chống lại Nhật.
Từ năm 1957, Triều Tiên đã chi khoảng 452 triệu đô la Mĩ để hỗ trợ tài chính cho những trường học của người Triều Tiên tại Nhật Bản, theo Oh Gyu-sang, từ Học viện Nghiên cứu Lịch sử Dân tộc Zainichi ở Tokyo.
Ban đầu ông Oshima không định về thăm gia đình bởi Nhật Bản không cho phép người Zainichi tái nhập cảnh cho đến năm 1974. Chuyến đi đầu tiên của ông là vào năm kế tiếp đó. Cha mẹ ông lần lượt qua đời vào năm 1970, và tám tháng trước.
Người hộ tống của chính phủ theo sát ông mọi nơi, thậm chí ngủ cùng phòng khi ông đến thăm những người chị, em gái. Ông đã trả cho người đàn ông đó 10,000 yên, tương đương 30 đô la Mĩ lúc bấy giờ, để cho ông ấy được tự do một đêm với người thân của mình.
Những chuyến đi thăm gia đình lần sau của ông không còn bị hộ tống khắt khe giúp ông có thể tham gia vào một vài hoạt động cứu trợ nhân đạo. Ông Oshima cũng gửi các bưu kiện và tiền mặt đều đặn cho gia đình, mặc dù luật pháp Nhật Bản giới hạn mỗi lần gửi đi chỉ trong phạm vi 100,000 yên, khoảng 915 đô la Mĩ, và cấm vận chuyển những mặt hàng xa xỉ như jeans và son môi.
Mặc dù bị chối bỏ nhưng ông đã trở thành công dân Hàn Quốc vào năm 2006.Trải qua nhiều thế hệ, mối liên hệ của gia đình với nhà nước Triều Tiên giờ đây đã trở nên mờ nhạt. Cô cháu gái, Misa An, 22 tuổi, gần đây có đến thăm gia đình ông Oshima, và lướt qua một vài tấm ảnh của người ông từ Triều Tiên và hỏi: “Họ có dùng điện thoại không? Họ có dùng bữa ở bên ngoài không?” An nói rằng ông của cô chẳng bao giờ nói nhiều về quá khứ của gia đình.
Nhưng cô ấy nhớ lại vào bữa tiệc sinh nhật hai năm trước, ông có kể về việc ông bà cố đã đến và rời Nhật Bản như thế nào, với việc ông đã ở lại ra sao. “Ông quyết định ở lại và sống một mình. Đó là lí do tất cả chúng ta có mặt ở đây.”
kilala.vn
11/03/2019
Bài: Hà Vy
Theo The New York Times
Đăng nhập tài khoản để bình luận