NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Kanban Kenchiku: “Kiến trúc biển hiệu” độc đáo của Nhật Bản đầu thế kỉ XX

    Ra đời từ sau thảm họa động đất Kanto, Kanban Kenchiku là một lối kiến trúc đặc trưng của đất nước mặt trời mọc vào đầu thế kỉ XX. Đáng tiếc, những công trình xây dựng theo lối kiến trúc này đang dần biến mất theo thời gian.

    Kanban Kenchiku là gì?

    Được đặt ra bởi kiến trúc sư và học giả Fujimori Terunobu vào năm 1975, “Kanban Kenchiku - 看板建築” (tiếng Anh: Billboard architecture, tam dịch: kiến trúc biển hiệu) là phong cách kiến trúc phổ biển ở Nhật Bản được sử dụng trong xây dựng các cửa hàng ở khu vực thành thị trong giai đoạn tái thiết sau thảm họa động đất Kanto.

    kanban-kenchiku-la-gi

    Vào năm 1923, trận động đất xảy ra tại Kanto đã kéo theo hàng loạt cơn bão lửa nuốt chửng thủ đô Tokyo. Lúc bấy giờ, những căn nhà chủ yếu được xây dựng bằng gỗ đã ngã đổ, khiến cho trận hỏa hoạn càng bùng phát dữ dội.

    hoa-hoan-kanto-1923
    Những cơn bão lửa "nuốt chửng" thủ đô Tokyo. Ảnh: Thư viện đại học Washington 

    Sau sự kiện thảm khốc này, chính quyền Nhật Bản đã ban hành các quy định mới trong xây dựng - chú trọng sử dụng các vật liệu chống cháy. Điều này đã tác động đáng kể đến việc cải tạo mặt tiền của các ngôi nhà gỗ machiya (町屋/町家) - thiết kế làm sao để vừa nổi bật về mặt thị giác, thu hút khách hàng vừa đảm bảo khả năng phòng chống cháy nổ.

    Phong cách Kanban Kenchiku phát triển mạnh mẽ vào đầu thời Showa (1926-1989), thời kì đánh dấu sự hiện đại hóa nhanh chóng và ảnh hưởng ngày càng tăng của phương Tây tại Nhật Bản.

    Đặc trưng của kiến trúc biển hiệu

    Điểm nổi bật của các tòa nhà theo lối kiến trúc Kanban Kenchiku là phần mặt tiền bằng phẳng, được trang trí tinh xảo, đóng vai trò như một tấm biển quảng cáo; vẫn giữ nguyên kết cấu gỗ nhưng bên ngoài được làm bằng một trong ba vật liệu chống cháy là tấm đồng, vữa hoặc ngói.

    dac-trung-cua-kien-truc-bien-hieu
    Ảnh: Voyapon, dwell.com

    Công trình Kanban Kenchiku còn sót lại ở Nhật Bản

    Theo thời gian, bởi sự tàn phá của chiến tranh và quá trình quy hoạch tái phát triển, những công trình kiến trúc biển hiệu từ đầu thế kỉ XX ngày càng ít dần. Ngày nay, ở các khu phố thương mại truyền thống như Yanesen, Kanda-Akihabara, Tsukiji (Tokyo)... vẫn còn tồn tại số ít những tòa nhà kiểu Kanban Kenchiku này.

    cong-trinh-kien-truc-bien-hieu-con-sot-lai
    Ngôi nhà theo lối kiến trúc biển hiệu được lưu giữ ở Bảo tàng Kiến trúc Không gian mở Edo-Tokyo. Ảnh: dwell.com

    Bảo tồn Kanban Kenchiku 

    Việc bảo tồn kiến trúc Kanban Kenchiku tại Nhật Bản phải đối mặt với một số thách thức, nổi cộm là tình trạng thiếu thợ thủ công lành nghề có khả năng phục hồi các mặt tiền với thiết kế phức tạp đặc trưng của các công trình này.

    pho-mua-sam-gan-ga-kameido-voi-nhung-toa-nha-tai-hien-kien-truc-bien-hieu
    Một con phố mua sắm gần Ga Kameido (Tokyo) với những tòa nhà tái hiện kiến trúc biển hiệu. Ảnh: urbanlife.tokyo

    Các kĩ thuật truyền thống có tính chuyên môn cao, chẳng hạn như chạm khắc trên vữa và mạ đồng có nguy cơ thất truyền khi ngày càng ít người trẻ tham gia vào lĩnh vực này trong khi thế hệ nghệ nhân trước đã nghỉ hưu.

    kilala.vn

    Nguồn: Voyapon

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!