Husbando: “Người chồng” gây thương nhớ của thế giới 2D

    Có lẽ thuật ngữ Waifu hay Husbando không còn xa lạ với những tín đồ của manga và anime. Nếu Waifu là nhân vật nữ hư cấu mà các fanboy đem lòng yêu mến thì Husbando lại là người mang đến cho cuộc đời các fangirl sắc hồng mộng mơ, lãng mạn. Vậytiêu chuẩn nào để một nhân vật được xem là Husbando? Văn hóa này phát triển và tác động đến xã hội Nhật Bản như thế nào? Cùng Kilala tìm hiểu qua bài viết này nhé.

    Husbando là gì?

    Husbando là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng Otaku để chỉ các nhân vật nam trong manga, anime hay game mà bạn nảy sinh tình cảm lãng mạn. Các fan bị thu hút bởi ngoại hình, tính cách rồi đem lòng hâm mộ, xem Husbando là hình mẫu người chồng lý tưởng của mình.

    husbando là gì
    Husbando đại diện cho người chồng trong mơ của các fangirl. Ảnh: aminoapps.jpg

    Nguồn gốc của Husbando

    Husbando là sự kết hợp giữa "Husband" (chồng) trong tiếng Anh và cách phát âm từ này trong tiếng Nhật "Hazubando - ハズバンド". Không có nguồn gốc chính xác như vợ ảo Waifu, không rõ ai là người sáng tạo nên thuật ngữ này, cũng như nó xuất hiện từ khi nào.

    husbando Daisuke Kambe
    Daisuke Kambe trong anime Fugou Keiji Balance: Unlimited là một trong số các Husbando nổi tiếng khi vừa sở hữu ngoại hình hút mắt cùng khối tài sản kếch xù. Ảnh: FluffyPillow976

    Tiêu chuẩn để trở thành một Husbando là gì?

    Trong thế giới 2D có vô số nhân vật nam, vậy ai mới được chọn là Husbando? Có tiêu chuẩn gì để chọn “người chồng lý tưởng” không?

    Thực ra thì không có tiêu chuẩn gì cả. Đơn giản “yêu chỉ là yêu” thôi! Các fan nữ sẽ dành tình cảm, sự yêu mến với một nhân vật nam nhất định, người khiến họ rung động con tim mỗi khi nhìn thấy.

    husbando Satoru Gojo và Levi Ackerman
    Nhân vật Satoru Gojo trong Jujutsu Kaisen và Levi Ackerman trong Attack On Titan là hai Husbando quốc dân. Ảnh: cbr.com

    Có phải các Husbando đều giống nhau?

    Vì không có tiêu chuẩn chung để chọn ra “anh chồng 2D” của mỗi người nên dĩ nhiên các Husbando không giống nhau. Ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh hay số phận của những người chồng này đều có sự khác biệt.

    Thế giới chồng của hội Otaku muôn hình vạn trạng, đó có thể là một anh chàng thư sinh, nhút nhát hay là gã trai sáu múi, cơ bắp cuồn cuộn. Chàng ta có thể là người thường, anh hùng hay quái vật…, tất cả đều do sự quyết định đem lòng yêu thương của mỗi fan. Và nhiều cô gái cũng có thể “chung chồng”, cùng nhau yêu thương một nhân vật nam, đó cũng là một điều hết sức bình thường.

    các husbando
    Husbando trong Anime. Ảnh: aminoapps

    Tuy nhiên một điểm đặc biệt có thể nhận thấy rõ: thông thường tạo hình của Husbando là điểm cuốn hút lớn nhất, sau đó đến tính cách và vai trò, số phận của mỗi nhân vật. Những Husbando nổi tiếng đều thường sở hữu vẻ ngoài lung linh, nổi bật.

    Sự phát triển của văn hóa Husbando trong cộng đồng manga, anime

    Với sự bùng nổ của manga và anime trên khắp thế giới, văn hóa Husbando đã xâm chiếm và mang tầm ảnh hưởng đến toàn cầu. Không chỉ truyện tranh, phim hoạt hình, giờ đây thuật ngữ Husbando còn được dùng phổ biến với thần tượng ảo hay trò chơi điện tử. Những hội nhóm, diễn đàn, fanpage về Husbando cứ thế phát triển như nấm sau mưa, tạo thành một cơn sốt với lượng fan khổng lồ.

    hẹn hò cùng husbando
    Một phụ nữ "hẹn hò" cùng với husbando Kunihiro Horikawa, một nhân vật trong trò chơi điện tử Touken Ranbu tại một quán cà phê ở Tokyo. Ảnh: japantimes

    Bias vs Husbando

    Cũng là từ để miêu tả sự yêu thích của fan dành cho nhân vật, nhưng thuật ngữ "Bias" trong thế giới 2D dùng để chỉ nhân vật mà mình yêu thích, "thiên vị" nhất trong một bộ manga/anime và có thể được gán ghép với nhân vật khác, theo văn hóa “ship couple”. Cả fan nam hay nữ đều có thể chọn một hay nhiều nhân vật là Bias của mình.

    Còn những tín đồ hướng về Husbando thường mang khuynh hướng độc tôn, nghĩa là chỉ yêu và muốn cưới một nhân vật nam làm “chồng”.

    Những tín đồ hướng về Husbando thường mang khuynh hướng độc tôn, nghĩa là chỉ yêu và muốn cưới nhân vật nam làm "chồng".

    Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến "chồng ảo"

    Để thể hiện tình yêu với Husbando, các “cô vợ” không chỉ thỏa sức chia sẻ thông tin, hình ảnh và bày tỏ tình cảm dành cho “chồng” trên các trang mạng xã hội, mà nhiều người còn có những hành động cụ thể hơn.

    Để đến gần hơn với Husbando, các người vợ sẵn sàng chi tiền để mua poster, sách ảnh, mô hình, đến fanmeeting, lễ hội cosplay. tất tần tật những gì liên quan đến Husbando của họ. Đặc biệt các chị em thường sở hữu Dakimakura - loại gối ôm lớn có kích thước hay hình dạng tương tự như cơ thể người, có in hình Husbando yêu dấu.

    Ngoài ra còn có các dịch vụ như thư tình, quần áo, mùi hương mô phỏng Husbando. Các nhà hàng, khách sạn còn cung cấp dịch vụ bữa tối, lễ kỷ niệm, hẹn hò lãng mạn với “chồng ảo”.

    gối lớn Dakimakura
    Gối ôm husbando hình nhân vật kiếm sĩ diệt quỷ Zenitsu trong Demon Slayer. Ảnh: aliexpress

    Thậm chí tại Nhật còn có dịch vụ kết hôn với trai đẹp 2D. Cụ thể vào năm 2018, nhà phát hành game Sega đã ra mắt dịch vụ hôn lễ ảo dành cho phái nữ để trải nghiệm việc kết hôn với một trong ba chàng trai theo phong cách 2D do chính họ lựa chọn, thông qua công nghệ VR.

    Những Husbando quốc dân được yêu thích nhất

    Theo thống kê của trang skdesu, chúng ta cùng điểm danh những anh chồng quốc dân “cực hot”, có “nhiều vợ” nhất nhì hiện nay nhé!

    • Tomoe - Kamisama Hajmemashita
    • Tamaki Suoh - Ouran High School Host Club
    • Zenitsu Agatsuma – Demon Slayer
    • Benedict Blues - Violet Evergarden
    • Kageyama Tobio - Haikyu!!
    husbando nhân vật giyuu tomioka 2
    Kiếm sĩ diệt quỷ Tomioka Giyuu trong Demon Slayer là một trong những Husbando sở hữu lượng fan hùng hậu. Ảnh: demonslayerstuff.com
    • Sugawara Koushi - Haikyu!!
    • Tomioka Giyuu - Demon Slayer
    • Bakugou Katsuki - My Hero Academia
    • Levi Ackerman - Attack on Titan
    • Todoroki Shoto - My Hero Academia

    Phơi bày góc tối của xã hội Nhật Bản

    Dù là một nét văn hóa thú vị của cộng đồng yêu thích văn hóa 2D, tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn, nó lại phần nào phản ánh hiện tượng đáng lo ngại ở đất nước mặt trời mọc.

    Hiện nay, trong xã hội Nhật Bản hiện đại đang hình thành một thế hệ"fictosexual"– người vô tính chỉ bị thu hút bởi những nhân vật giả tưởng. Và thuật ngữ dành riêng cho những ai nảy sinh tình cảm đặc biệt với nhân vật 2D là "Nijikon – 二次コン", xuất phát từ chữ "2D complex" trong tiếng Anh.

    Xem thêm: Waifu là gì? Những cô vợ "trong mơ" đến từ thế giới 2D

    Ở thời đại 4.0, với sự phát triển của  robot và trí tuệ nhân tạo, các cô vợ, anh chồng có nhiều cơ hội để thể hiện tình cảm, tương tác “chân thật” hơn với chồng hoặc vợ ảo của mình. Một thế hệ lười yêu, lười cưới, lười tương tác thật khiến tỷ lệ kết hôn của người Nhật cứ giảm đi theo năm tháng, gióng lên hồi chuông báo động tại một quốc gia có dân số già hóa nghiêm trọng.

    Xem thêm: Cuộc sống của một Otaku sau 4 năm kết hôn với người vợ ảo
    kilala.vn

    15/10/2022

    Bài: Ái Thương

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!