Khảo sát tiết lộ thái độ của người Nhật đối với công việc
Theo kết quả của một cuộc khảo sát toàn cầu về thái độ làm việc, có những người lao động Nhật Bản không bao giờ muốn nghỉ hưu, nhưng có vẻ như họ ít ý thức về mục đích lao động và ít ưu tiên các nhu cầu cá nhân của mình.
Vào tháng 10 năm 2022, công ty Hà Lan Randstad đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến về thái độ đối với công việc tại 34 quốc gia và khu vực ở Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ. Khảo sát có tên Workmonitor 2023 đã thu về 35.000 phản hồi từ các cá nhân, bao gồm cả chủ doanh nghiệp tư nhân và người tìm việc. Tại Nhật Bản, 1.000 người đã tham gia với số lượng nam và nữ gần bằng nhau.
Hơn một nửa số người được hỏi trên toàn thế giới muốn nghỉ hưu ở tuổi 60 nếu có thể, nhưng con số này chỉ là 23,8% ở Nhật Bản. Ngược lại, trong khi 8% người Nhật tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn duy trì việc làm trong suốt cuộc đời, chỉ 1,5% người được hỏi trên toàn thế giới muốn điều này. Những kết quả trên làm nổi bật thái độ làm việc của người Nhật.
Tuổi hưu mong muốn
Kết quả cho thấy 12,9% số người được hỏi ở Nhật Bản cho biết họ muốn nghỉ hưu càng sớm càng tốt (trên toàn thế giới là 8,4%). Tuy nhiên, trong số 129 người đưa ra câu trả lời như vậy, có hơn một nửa thuộc nhóm tuổi từ 18 đến 34, trong khi chỉ có 10,3% những người từ 45 đến 54 tuổi bày tỏ mong muốn đó và con số chỉ là 3,5% ở những người từ 55 đến 67 tuổi.
Xem thêm: Trào lưu “FIRE”: Vì sao giới trẻ Nhật Bản muốn nghỉ hưu sớm?
Ý thức về mục đích
Chuẩn mực ở Nhật Bản là muốn làm việc chỉ cần vẫn còn sức khỏe và có thể tự chủ, nhưng đồng thời, người Nhật ít kỳ vọng vào công việc của họ sẽ được hoàn thành. Điều này được phản ánh qua các câu trả lời liên quan đến tầm quan trọng của làm việc đối với cuộc sống của một người và sự cần thiết của nó để mang lại ý thức về mục đích.
- Việc làm và nơi làm việc:
- Tôi lo lắng về việc mất việc làm: Nhật Bản 35%, thế giới 37%
- Tôi cảm thấy tự tin rằng nếu bị mất việc, tôi có thể nhanh chóng tìm được công việc mới: Nhật Bản 51%, thế giới 50%
- Công việc của tôi cung cấp sự linh hoạt về giờ làm việc: Nhật Bản 55%, thế giới 57%
- Mục đích và sự gắn kết
- Tầm quan trọng của công việc trong cuộc sống: Nhật Bản 48%, thế giới 72%
- Công việc của tôi cho tôi ý thức về mục đích: Nhật Bản 38%, thế giới 57%
- Tôi sẽ nghỉ việc nếu tôi không cảm thấy mình thuộc về nơi đó: Nhật Bản 23%, thế giới 54%
Thái độ và cân bằng công việc/cuộc sống
- Tôi đã “quiet quit*” (chỉ làm những công việc tối thiểu nhất): Nhật Bản 11%, thế giới 31%
- Tôi sẽ không chấp nhận một công việc nếu nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình: Nhật Bản 48%, thế giới 61%
- Tôi đã nghỉ việc vì nó không phù hợp với cuộc sống cá nhân của mình: Nhật Bản 17%, thế giới 33%
*Quiet quit hay Quiet quitting (tạm dịch: nghỉ việc trong tâm trí): Xu hướng mà người lao động chỉ làm những công việc được nêu trong hợp đồng lao động rồi ra về đúng giờ, không nhận thêm những công việc khác, không làm ngoài giờ hành chính và không trả lời tin nhắn liên quan đến công việc ngoài giờ làm.
Từ những dữ liệu trên, có thể thấy không có sự khác biệt quá lớn nào trong các câu trả lời về nỗi sợ mất việc và các quy tắc tại nơi làm việc giữa Nhật Bản và thế giới.
Tuy nhiên, khi được hỏi về ý thức về mục đích, sự gắn bó trong công việc, kết quả cho thấy nhiều người ở Nhật Bản đang làm việc với cảm giác thờ ơ hoặc (thậm chí tệ hơn) vì họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác. Trong những năm sau Thế chiến II, nhiều nhân viên trong các doanh nghiệp Nhật Bản có cảm giác thuộc về tổ chức của họ, nhưng với kết quả khảo sát hiện tại, có lẽ cho cảm giác này đã trở thành dĩ vãng.
Xét về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như sự kết hợp giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp, kết quả cũng cho thấy người Nhật ít ưu tiên nhu cầu của bản thân hơn so với phần còn lại của thế giới.
kilala.vn
19/04/2023
Bài: Ciro
Nguồn: Nippon
Đăng nhập tài khoản để bình luận