Quy tắc về vị trí ngồi trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Nhận biết được cấp bậc thông qua vị trí ngồi
Tương tự với văn hóa Việt Nam, trong xã hội Nhật Bản cũng có những nhân vật được gọi là “chiếu trên - kamiza (上座)”, chỉ người có chức vụ hoặc cấp bậc cao nhất trong nhóm, thường được mời ngồi ở những vị trí trang trọng nhất và “chiếu dưới - shimoza (下座)”, tức những người cấp dưới, ngồi ở những vị trí còn lại.
Khái niệm này cũng được áp dụng đối với các công ty Nhật Bản - nơi mà chức vụ là một trong những yếu tố quyết định vị trí ngồi trong phòng họp, phòng hội nghị, nhà hàng hay trên các phương tiện di chuyển như xe ô tô, tàu Shinkansen,. Sau đây là những quy tắc mà bạn cần nắm rõ để thể hiện mình là một nhân viên chuyên nghiệp trong công ty Nhật Bản.
Các quy tắc về vị trí thường thấy trong công ty Nhật Bản
A. Trong phòng họp/phòng tiếp khách
Quy tắc 1: Chức vụ càng cao càng ngồi xa cửa ra vào
Quy tắc này không chỉ áp dụng riêng cho phòng họp mà còn cả những nơi khác như phòng hội nghị, nhà hàng,. Ghế ngồi xa cửa ra vào nhất chính là vị trí ưu tiên nhất. Do đó, vị trí ngồi của cấp trên sẽ phụ thuộc vào vị trí cửa ra vào.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của văn hóa “người nhà - người ngoài” (uchi - soto) đặc thù của các công ty Nhật Bản, vị trí ngồi còn phụ thuộc vào bạn là “người nhà” hay “khách” của công ty. Lúc này, “khách” sẽ là “chiếu trên” và ngồi ở vị trí ưu tiên.
Tuy nhiên không phải phòng họp hay phòng tiếp khách nào cũng đơn giản như vậy. Dưới đây là một số kiểu phòng khác.
1. Phòng tiếp khách có sô-pha đơn & đôi
2. Phòng tiếp khách có sô-pha đơn
3. Phòng họp cơ bản
Quy tắc 2: Đối với phòng có cửa sổ, vị trí ngồi ngắm được cảnh đẹp nhất sẽ được dành cho “chiếu trên”
Nếu gặp tình huống bạn được mời đi họp tại các tòa nhà cao tầng, nơi thường có cửa số hướng ra khung cảnh bên ngoài hoặc trong các phòng hội nghị kiểu Nhật với cửa sổ trổ ra vườn, hãy tạm quên đi quy tắc 1 bởi vì thông thường, “chiếu trên” sẽ được ưu ái ngồi tại vị trí có thể ngắm được cảnh đẹp nhất. Tuy nhiên, như hình minh họa bên dưới, (1) và (2) đều là những vị trí có thể ngắm được cảnh đẹp. Sau khi ưu tiên cho quy tắc 2, chúng ta sẽ xét đến quy tắc 1, đó là ngồi càng xa cửa ra vào thì chức vụ càng cao, từ đó cho ra cách sắp xếp chỗ ngồi như hình.
B. Trong thang máy
Quy tắc chung:
Nếu đi cùng thang máy với cấp trên, bạn hãy chủ động giành vị trí đứng ngay bảng điều khiển thang máy. Khi đó hãy hỏi số tầng cấp trên muốn đến và kiểm soát việc đóng mở cửa thang máy khi cần thiết.
C. Trên các phương tiện di chuyển
Đối với người Việt Nam, khách quý thường được “nhường” cho ghế đầu tiên cạnh tài xế vì đây là vị trí rộng rãi, lại có tầm nhìn đẹp và thông thoáng nhất. Còn người Nhật thì sao?
Trong trường hợp xe có sẵn tài xế như xe taxi, xe hợp đồng,.
Trong trường hợp một thành viên trong đoàn kiêm nhiệm vụ lái xe
(Áp dụng cho tình huống thành viên của 2 công ty đi cùng chuyến xe. Lúc này, “chiếu trên” chính là phía đối tác).
Trên đây chỉ là một số quy tắc thông thường mà bạn cần nắm khi làm việc trong công ty Nhật. Nếu lúng túng không biết nên ngồi hay đứng ở vị trí nào, tốt nhất bạn hãy đợi chỉ thị của “chủ nhà”. Ví dụ, nếu “chủ nhà” chưa có mặt ở phòng họp, hãy đứng đợi cho đến khi “chủ nhà” bước vào và ngồi tại vị trí mà “chủ nhà” mời. Bạn cũng có thể ngồi trong lúc đợi “chủ nhà” nhưng hãy nhớ đứng lên khi “chủ nhà” bước vào nhé! Đó cũng là một trong những quy tắc quan trọng trong tác phong công nghiệp Nhật Bản!
kilala.vn
02/05/2020
Bài: Lê Mai
Ảnh: PIXTA
Đăng nhập tài khoản để bình luận