Nguyễn Công Tánh và mối lương duyên với đất nước Nhật Bản

    Nguyên là nguyên Tổng thư ký đầu tiên của Hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Công Tánh hiện đang là chủ tịch Hội. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho các hoạt động củng cố và phát triển tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước, ít ai biết rằng mối lương duyên của ông với đất nước Nhật Bản đã bắt đầu một cách khá tình cờ, khi ông tự học lấy tiếng Nhật ở chiến khu và công tác cùng một phóng viên người Nhật tại đây. 

    ảnh chính

    Ông Nguyễn Công Tánh - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hồ Chí Minh.

    1. Mối lương duyên Việt-Nhật tình cờ

    Nguyễn Công Tánh sinh năm 1937 tại thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Thuở nhỏ nhà nghèo nên ông phải vào học ở trường Hoa kiều tại xã, nhờ đó ông thông thạo tiếng Hoa. Ông từng xin làm giao liên và đã hoạt động cách mạng ngay từ độ tuổi thiếu niên. Năm 1962, ông được phân công công tác ngoại giao của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong thời gian ở chiến khu, ông đã tự học tiếng Nhật và cùng công tác chung với anh Yanagisawa Takeshi – phóng viên nhiếp ảnh của hãng Nihon Denpa News truyền hình Nhật Bản. Cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc với nhau, anh Takeshi đã dạy ông học tiếng Nhật, còn ông dạy anh học tiếng Việt. Đây cũng là lúc mối lương duyên giữa ông và Nhật Bản bắt đầu.

    2. Hành trình củng cố và kết nối tình hữu nghị giữa 2 nước

    Năm 1973, nhận lời mời của Ủy ban Nhân dân Nhật Bản ủng hộ Việt Nam và Trung ương Hội Hữu nghị Nhật – Việt, ông tham gia đoàn đại biểu của miền Nam, cùng chung với đoàn đại biểu miền Bắc Việt Nam thăm hữu nghị Nhật Bản. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được chuyển sang công tác tại Saigontourist, chuyên tiếp đón các đoàn du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.

    Hội Hữu nghị Việt-Nhật TP.HCM được thành lập ngày 17 tháng 8 năm 1992. Ông đã được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Hội. Chương trình giao lưu văn hóa đầu tiên được tổ chức kể từ khi ông nhậm chức là với thành phố Fujiwara, tỉnh Iwate. Trong chương trình này, phía Việt Nam cử khoảng 5 em học sinh có biết ít nhiều tiếng Nhật hoặc tiếng Anh sang ở homestay  bên tỉnh Iwate. Thông qua chương trình, các em sẽ hiểu được thêm về những tập quán và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Nhật, và ngược lại, người Nhật cũng biết được cách sống và tập quán của người Việt ra sao. 

    Trong Hội có chi hội CLB Âm nhạc do Nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc làm chi hội trưởng có khả năng tổ chức nhóm nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ dân tộc để đi biểu diễn ở nước ngoài. Do vậy, Hội đã tổ chức được 2 lần đoàn ca múa nhạc dân tộc sang biểu diễn bên Nhật, được đông đảo quần chúng Nhật Bản tán dương. Năm 1968, khi còn ở miền Bắc, ông có tổ chức đón đoàn ca múa nhạc Warabiya của Nhật Bản sang biểu diễn ở Hà Nội. Lúc này, ông đã nối lại liên lạc với đoàn WARABIYA và mời được họ sang biểu diễn ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi gặp lại đoàn, có một số người là những tiền bối mà trước đây ông đã gặp ở Hà Nội, còn lại là những nghệ sĩ trẻ, họ có cảm tình với Việt Nam và muốn đem lời ca tiếng hát của mình gửi đến nhân dân Việt Nam thân thiện.

    Suốt từ đó đến nay, ông cùng Ban chấp hành Hội đã thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa như kiếm đạo, Kimono, âm nhạc,. cùng các hoạt động giao lưu thể thao và trao đổi văn hóa giữa học sinh 2 nước. Ông mong rằng qua các chương trình này, tình hữu nghị giữa 2 nước Việt-Nhật sẽ ngày càng trở nên khắng khít hơn, tạo tiền đề cho các hoạt động ngoại giao ngày càng nở rộ trong tương lai gần.

    nhận bằng cống hiến

    Nhận bằng khen ghi nhận những cống hiến cho quan hệ Ngoại Giao VN- Nhật của chính phủ Nhật do Tổng Lãnh Sự Nhật tại TP.HCM trao tặng.

    biểu diễn văn nghệ

    Đoàn ca múa nhạc dân tộc do NSND Đỗ Lộc quy tụ dưới sự dẫn dắt của chú Tánh sang Nhật biểu diễn năm 2014, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao VN- Nhật Bản.

    kilala.vn

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!