Chính đảng Nhật Bản gồm những đảng phái nào?

    Nước Mỹ đang hừng hực khí thế bầu cử giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ. Vậy bạn có biết ở Nhật có những đảng phái nào hay không?

    Từ sau Thế chiến thứ 2, nhà nước Nhật Bản vận hành theo chế độ lưỡng viện đa đảng với vai trò đứng đầu Chính phủ thuộc về Thủ tướng. Trong đó, các đảng phái chính trị lớn có thể kể đến là Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Dân chủ (JDP), Đảng Komei, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Cộng sản,.

    1) Đảng Dân chủ Tự do (LDP)

    Đảng Dân chủ Tự do trong tiếng Nhật được gọi là "Jiyuu Minshutou – 自由民主党", thường được viết tắt là "LDP" theo tên tiếng Anh (Liberal Democractic Party). Được thành lập vào năm 1955, LDP là một đảng phái chính trị theo lối bảo thủ. Đây cũng chính là đảng phái chính trị lớn nhất ở Nhật và đã cầm quyền liên tục trong 38 năm (1955 – 1993). 

    Hiện nay, LDP nắm phần lớn số ghế trong Hạ viện Nhật Bản. Vào năm 2001, LDP gặt hái chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử và đưa ông Koizumi Junichiro lên chức vị Thủ tướng. Ông được xem là nhà lãnh đạo vĩ đại của LDP khi đắc cử cả 3 nhiệm kỳ từ năm 2001 đến 2006. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe cũng là thành viên của đảng phái này.

    Thủ tướng Shinzo Abe
    Cựu Thủ tướng Shinzo Abe là thành viên của LDP. (Ảnh: courrier.jp)

    Đảng Dân chủ (DPJ)

    Đảng Dân chủ (民主党 – Minshutou), hay "DJP" theo tiếng Anh (Democratic Party of Japan), là một đảng phái chính trị theo lối tự do xã hội, được thành lập năm 1998 bởi việc hợp nhất của một vài đảng phái nhỏ hơn. DPJ nắm phần lớn số ghế tại Thượng viện Nhật Bản, và là đảng đối lập với đảng Dân chủ Tự do (LDP). 

    DPJ giành được sự ủng hộ từ tầng lớp công nhân áo xanh, tầng lớp trung lưu tự do, phụ nữ và tầng lớp dân thành thị. Về chính sách đối ngoại, đảng có thiên hướng tự do và cũng là đảng có đường lối ôn hòa nhất Nhật Bản. Đảng Dân chủ từng giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 8 năm 2009 và cầm quyền liên tục từ 2009 đến 2012.

    Kan Naoto
    Ông Kan Naoto của DPJ từng đắc cử Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ 2010 - 2011. Ảnh: Remy Steinegger.

    Đảng Công Minh

    Đảng Công Minh trong tiếng Nhật gọi là "Komeitou – 公明党", được thành lập vào năm 1964 và là đảng phái trung gian đến trung hữu bảo thủ. Vào năm 2005, sau khi LDP giành chiến thắng lần 2 liên tiếp và nắm được phần lớn số ghế trong Hạ viện, LDP đã cùng đảng Công Minh thành lập một chính phủ liên hiệp. Với khẩu hiệu "Taishuu to tomo ni - 大衆とともに", tức "Đồng hành cùng đại chúng", đảng Công Minh hoạt động dựa trên đường lối "chính trị dân bản, noi theo chủ nghĩa nhân đạo tôn trọng và chăm sóc nhân mạng hết sức". 

    Đảng Xã hội Dân chủ

    Shakai Minshutou – 社会民主党, tức "Đảng Xã hội Dân chủ" có tiền thên là Đảng Xã hội, được thành lập vào năm 1945 với đa số các cơ sở trong tầng lớp trí thức và theo khuynh hướng xã hội dân chủ. Mặc dù đến đầu năm 1990, đây vẫn là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội Nhật Bản, nhưng việc nội bộ bị suy yếu và phân hóa liên tục sau khi nhiều nghị sĩ bỏ đảng để gia nhập đảng Dân chủ đã khiến cho Đảng Xã hội Dân chủ gần như bị tan rã vào năm 1996. 

    Từ tháng 8 năm 1994 đến hết 1995, Đảng Xã hội Dân chủ liên minh với LDP  để đưa Nội các của ông Tomiichi Murayama lên làm Thủ tướng. Murayama cũng là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm Việt Nam vào năm 1994, nối lại quan hệ Nhật - Việt từ sau 1945.

    Cựu Thủ tướng Muarayama. (Ảnh: Japantimes.co.jp)

    Đảng Cộng sản

    Đảng Cộng sản (Nihon Kyosantou – 日本共産党) được thành lập vào năm 1922 và chính thức đi vào hoạt động kể từ sau Thế chiến thứ II. Đảng Cộng sản Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ, đường lối kiên định với chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường, cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động và chống tư bản Nhật. 

    Xem thêm: Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở Nhật Bản

    kilala.vn

    04/11/2020

    Bài: Khả Lạc

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!