Đến Nhật vào mùa xuân, coi chừng bị dị ứng

    Mùa xuân tại Nhật là mùa của nhiều loại hoa khoe sắc, thế nhưng đây cũng là thời điểm nhiều người Nhật mắc phải triệu chứng dị ứng phấn hoa. Nếu là du học sinh hoặc du khách đến Nhật vào thời điểm này, bạn cần chú ý để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

    Nguyên nhân không phải do phấn hoa anh đào 

    Những bông hoa anh đào bị coi nguyên nhân gây bệnh dị ứng, nhưng phấn hoa của chúng khá lành tính. Theo nghiên cứu, nguồn gây dị ứng lớn nhất (nguyên nhân 70% trường hợp dị ứng) là phấn của những cây gỗ sugi, một loài tuyết tùng Nhật Bản tập trung trong khoảng tháng 3 và tháng 4. Vào tháng 5, bên cạnh phấn cây tuyết tùng, phấn cây bách cũng là nguyên nhân khiến người dân dễ dị ứng.  Các nhân tố gây ô nhiễm không khí, sự căng thẳng càng khiến các triệu chứng dị ứng phấn hoa trở nên trầm trọng hơn.

    Chính sách tự do nhập khẩu gỗ ban hành năm 1964 tại Nhật đẫn tới nhiều rừng tuyết tùng trong nước bị bỏ hoang, lượng phấn hoa gia tăng, và những hạt phấn hoa này có thể phát tán xa tới 300km. Theo Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản, diện tích trồng cây tuyết tùng thuộc cả sở hữu nhà nước và tư nhân chiếm 18% diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên của Nhật Bản. Diện tích trồng bách chiếm khoảng 10%.

    Cây tuyết tùng

    Theo Bệnh viện Trung ương Sagamihara ước tính, lượng phấn tuyết tùng trong không khí hiện nay đã cao gấp nhiều lần so với năm 1965. Lượng phấn hoa này sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2050, và bệnh dị ứng do phấn hoa sẽ chỉ hoàn toàn biến mất sau 100-200 năm nữa.

    Năm 2018 còn được coi là năm tồi tệ nhất đối với những người bị dị ứng phấn hoa ở Nhật Bản, do lượng phấn hoa đo được trong không khí ở nhiều phần của Nhật Bản tăng gấp đôi so với hồi năm ngoái. Thủ đô Tokyo bị ảnh hưởng nặng nhất. Một nghiên cứu mà chính quyền thành phố này công bố mới đây cho thấy 50% dân số thủ đô bị dị ứng phấn hoa, so với chỉ hơn 30% trong năm 2008

    Một số biện pháp phòng ngừa

    Theo kết quả điều tra, cứ 4 người Nhật thì có một người bị dị ứng phấn hoa. Các hiệu thuốc luôn phải dự trữ khẩu trang y tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng đã tăng gấp 5 lần trong 10 năm qua, cùng với nhu cầu về kính mắt, giấy ăn và thuốc.

    Triệu chứng dị ứng 

    Triệu chứng của bệnh dị ứng sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, đau đầu và ho. Một số người thậm chí còn bị hen suyễn hoặc viêm phế quản. 
    dị ứng khi du lịch

    Một số biện pháp phòng ngừa

    Hạn chế thời gian ở ngoài đường: Đeo khẩu trang, mũ, kính, khăn choàng nếu phải tiếp xúc với không khí ngoài trời quá lâu, đặc biệt khi thời tiết khô và nhiều gió và những thời điểm nhiều phấn hoa. Lựa chọn áo khoác hoặc trang phục trơn, không dễ bị bám phấn hoa.

    Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay và mặt sạch, súc miệng, vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý  sau khi ra ngoài, Lau chùi, hút bụi và quét dọn nhà cửa thường xuyên, có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà

    Bổ sung Vitamin C, nghệ để tăng hệ miễn dịch: Bổ sung Vitamin C từ thuốc và thực phẩm thiên nhiên (bông cải xanh, cam, chanh…) để tăng cường miễn dịch. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin, chất có tác dụng giảm viêm tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi. 

    Khám bác sĩ nếu có triệu chứng nặng hơn, đặc biệt khi có tiền sử hen suyễn. 

    Vitamin C

    kilala.vn

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!