Văn hóa dọn dẹp của người Nhật
Nhật Bản vốn nổi tiếng là một đất nước sạch sẽ, nơi dọn dẹp nhà cửa đã trở thành một nét văn hóa. Có nguồn gốc từ thời cổ đại, phong tục này vẫn được duy trì đến ngày nay, giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Nhật. Dọn dẹp là một cách giáo dục đặc biệt tại trường học, nơi các em học sinh tự vệ sinh trường lớp vào cuối mỗi ngày. Còn đối với các bà nội trợ, đây cũng là bí quyết để xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc.
Nguồn gốc của văn hóa dọn dẹp tại Nhật Bản
Văn hóa dọn dẹp tại đất nước Mặt trời mọc có nguồn gốc từ thời cổ đại. Trong cuốn sách cổ "延喜式 – Engishiki" (năm 927), các luật lệ và tập quán của thời Engi được viết rất chi tiết, trong đó còn hướng dẫn rõ ràng việc dọn dẹp hàng năm tại Cung điện Hoàng gia Kyoto. Nghi lễ dọn dẹp xuất phát từ niềm tin giúp xua đi những điều xấu và linh hồn quỷ dữ để hướng tới một khởi đầu mới.
Truyền thống dọn dẹp của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng từ hai tôn giáo chính là Thần đạo và Phật giáo. Vào đầu thế kỷ 13, người Nhật tin rằng các vị thần Shinto rất ghét rác và bụi bẩn nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là một trong những điều tối quan trọng trong tín ngưỡng Thần đạo. Cũng bởi quan niệm này, khi viếng thăm đền chùa tại Nhật Bản, các vị khách phải thực hiện nghi thức Hanachouzu (花手水) – rửa tay trong bồn nước được trang trí bởi các loại hoa nở theo mùa – để tẩy uế trước khi bước vào bên trong.
Còn trong Phật giáo Nhật Bản, một người tu tập phải giữ bản thân sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp nơi ở như là con đường dẫn đến hạnh phúc. Quét dọn vào mỗi buổi sáng là bài tập hằng ngày tại các ngôi chùa ở Nhật Bản. Các nhà sư tin rằng, việc dọn dẹp có tác dụng chữa lành, khi con người làm chủ được không gian sống thì họ cũng có thể làm chủ bản thân.
Nghi thức tổng vệ sinh ngày cuối năm Osoji
Osoji (大掃除) là tập tục tổng vệ sinh nhà cửa vào tháng 12 để chào đón vị thần năm mới Toshigami của Nhật Bản. Người Nhật tin rằng, nếu nhà cửa sạch sẽ, thần sẽ mang đến cho gia đình nhiều điều tốt lành. Osoji bắt nguồn từ “煤払い – Susuharai" (quét bụi) – một phong tục có từ thời Heian, và kể từ thời Edo, nó được thực hiện vào ngày 13/12 theo lịch dọn dẹp của Lâu đài Edo.
Vào thời xưa, người Nhật thường sử dụng củi để nấu ăn, đốt lò sưởi, nấu nước nóng cho bồn tắm và dùng nến để thắp sáng khi trời tối, làm bụi than tích tụ trên tường và trần nhà. Khi thực hiện nghi lễ Susuharai, bồ hóng được quét sạch bằng một cây chổi quét bụi đặc biệt. Công việc này có vẻ khá tẻ nhạt, nhưng thực tế, người Nhật rất xem trọng và coi đó như một cách giải tỏa tâm trạng. Trong các bức tranh khắc gỗ Ukiyoe xưa, hình ảnh gia đình ăn mừng buổi dọn dẹp thành công bằng cách tung người lên không trung đã được vẽ lại. Đạo diễn Hayao Miyazaki cũng đưa phong tục Susuharai này vào bộ phim “My Neighbor Totoro”: khi chuyển đến một ngôi nhà cũ kỹ ở vùng nông thôn, hai chị em Satsuki và Mei đã choáng ngợp trước khung cảnh hàng ngàn quả bồ hóng bay ra từ các góc tối của căn nhà.
Khi thực hiện Osoji, ngoài việc quét dọn nhà cửa, người Nhật còn bỏ đi những đồ dùng bị hỏng, quần áo cũ, đồ điện tử không còn sửa chữa được để tạo nên một không gian sống tối giản. Họ còn quan niệm, khi một đồ vật đã phục vụ chủ nhân được 100 năm, chúng sẽ có linh hồn hoặc thần linh (Kami) đến trú ngụ, trở thành Tsukumogami. Mặc dù được cho là vô hại, Tsukumogami vẫn có khả năng trả thù chủ nhân đã vứt bỏ hoặc đối xử không tốt với chúng. Do đó, tại các đền thờ Thần đạo, nhiều nghi lễ đã được tiến hành để ai ủi những đồ vật bị hỏng hoặc không còn sử dụng được nữa trước khi vứt bỏ.
Xem thêm: Tsukumogami: Linh hồn của những món đồ vật
Văn hóa dọn dẹp thời hiện đại
Đến tận ngày nay, dọn dẹp vẫn luôn mang ý nghĩa đặc biệt với người Nhật, điển hình như truyền thống tự dọn dẹp trường học của học sinh Nhật Bản. Vào 15 phút cuối buổi học, học sinh dùng chổi, máy hút bụi, cây lau nhà để làm sạch hành lang và các nơi khác trong trường theo sự giao phó của giáo viên. Mỗi học sinh có một chiếc khăn lau riêng, được khâu bằng tay và treo vào những chiếc móc nhỏ ở cuối lớp học, dùng để lau bàn và cửa sổ. Còn cây lau nhà, xô và chổi thì đặt ở một góc của lớp. Đặc biệt, vào cuối mỗi học kỳ, học sinh Nhật Bản thực hiện Osoji trong hàng giờ liền.
Truyền thống này bắt nguồn từ học thuyết xuất hiện ở thế kỷ 17 cho rằng trí óc minh mẫn được hình thành từ việc dọn dẹp và làm sạch môi trường xung quanh. Việc học sinh Nhật Bản tự vệ sinh trường học cũng là cách giáo dục về lòng biết ơn đối với đồ vật và dạy trẻ cách sống hòa hợp với môi trường mà không làm bẩn, xáo trộn chúng.
Xem thêm: Phân loại rác ở Nhật Bản
Đối với một số nam giới tại Nhật Bản, việc dọn dẹp tại trường học có lẽ là “lần cuối cùng” họ cầm chổi quét nhà. Có câu “男は仕事、女は家庭 – Otoko wa shigoto, onna wa katei”, mang ý nghĩa "đàn ông đi làm, đàn bà nội trợ". Người phụ nữ được giao trọng trách dọn dẹp và giữ gìn cho ngôi nhà luôn sạch sẽ. Để hoàn thành tốt “sứ mệnh dọn dẹp”, các người mẹ, người vợ Nhật Bản sở hữu nhiều "tuyệt kỹ", mẹo vặt khác nhau, trong đó các sản phẩm diệt khuẩn đa năng, tiện lợi luôn được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Gợi ý một số sản phẩm dọn dẹp nhà cửa
Hộp xông phòng chống nấm mốc おふろの防カビくん煙剤
"おふろの防カビくん煙剤 – O furo no bou kabi kun enzai" được phát triển trên công nghệ ion bạc giúp diệt hiệu quả vi khuẩn gây nấm mốc và mang lại không gian thoáng mát cho phòng tắm, nhà vệ sinh. Sau khi dọn vệ sinh, cọ rửa phòng xong, đổ nước vào hộp xông rồi đóng kín cửa phòng trong vòng 8 tiếng (tốt nhất là qua đêm) để khói ion toả ra và khử trùng phòng. Định kỳ sử dụng 2 tháng/lần để có hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm được phát triển bởi công ty Nhật Bản LION. Lưu ý, hộp xông sẽ khá nóng khi hoạt động vì vậy nên tránh chạm trực tiếp.
Khăn ướt lau sàn Quickle Wiper
Chai xịt khuẩn đa năng Eucalyptus
Sản phẩm xịt khuẩn Eucalyptus được phát triển bởi công ty Nhật Bản OrBS gồm nước tinh khiết và tinh dầu khuynh diệp với chức năng khử trùng, khử mùi, chống côn trùng, nấm và mạt bụi. Chai xịt khuẩn sở hữu rất nhiều công dụng, có thể được sử dụng cho hầu hết mọi vật dụng trong nhà: diệt khuẩn ghế sofa, chăn, nệm, màn; làm sạch mắt kính, ly uống nước, bề mặt gỗ, kim loại; tẩy sạch dầu mỡ bám trên bếp, lò vi sóng, tủ lạnh, bồn rửa; làm sạch mùi hôi và vết bẩn do thú cưng gây ra; tẩy vết bẩn trên quần áo. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn khi sử dụng cho phòng có trẻ nhỏ. Sau khi nước xịt khuẩn khô đi, mùi khuynh diệp cũng không còn nữa. Với thiết kế màu vàng bắt mắt cùng kiểu dáng dễ cầm và dung tích nhỏ 330ml, chai xịt khuẩn Eucalyptus trở thành người đồng hành tin cậy của phụ nữ Nhật.
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ mua chai xịt khuẩn Eucalyptus tại: Shopee, và Lazada!
kilala.vn
13/06/2021
Bài: Rin
Ảnh bìa: Aichi Now
Đăng nhập tài khoản để bình luận