Địa ngục Nhật Bản trông như thế nào?
Cuốn sách nghệ thuật này giới thiệu những mô tả về địa ngục trong nghệ thuật Nhật Bản từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, bao gồm các kiệt tác được trình bày chi tiết. Những hình ảnh này mang tính thẩm mỹ, kích thích tư duy và khá đáng sợ.
Những khái niệm về địa ngục có nguồn gốc từ Phật giáo cổ xưa, và tạo nên bởi những họa sĩ với các miêu tả cụ thể bao gồm: bị quỷ và rồng ăn sống; bị xé xác; buộc phải ngậm những thân củ cải lớn trong miệng và dùng nó làm dùi trống; hay người bị cán mỏng và cắt thành mì Soba.
Cuốn sách này cũng có ấn bản khắc gỗ thế kỷ 19 của Ojoyoshu (Vãng Sanh Yếu Tập), được viết bởi nhà sư Phật giáo thời Trung cổ Genshin (942 - 1017) và kèm theo văn bản song ngữ hiện đại. Được viết vào năm 985, văn bản Phật giáo có ảnh hưởng này thường được so sánh với Thần Khúc của Dante.
Những ý tưởng về địa ngục ở Ojoyoshu đã đóng vai trò lớn trong việc truyền cảm hứng cho các bức tranh Phật giáo Nhật Bản, nơi địa ngục được khắc họa một cách sống động. Những bài tiểu luận của các nhà sử học về nghệ thuật Nhật Bản và Phật giáo cũng được đưa vào văn bản song ngữ.
kilala.vn
Nguồn: Spoon-Tamago
Đăng nhập tài khoản để bình luận