Doanh nghiệp Nhật “dụ dỗ” nhân viên bằng bò bít tết
“Con đường gần nhất để đi đến trái tim là qua dạ dày”, đây là cách được một doanh nghiệp tại Nhật áp dụng triệt để thông qua việc cung cấp không giới hạn steak (bò bít tết) cho bữa trưa, nhằm giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và gắn bó với công ty.
Tại nhiều công ty tương tự Castem, họ sẽ phục vụ bữa trưa được trợ giá, nên thông thường một phần ăn tại đây tương đương với các quán ăn bên ngoài nhưng nhân viên chỉ cần trả một nửa giá tiền, phần chi phí còn lại sẽ do công ty chi trả. Đây là một phần trong phúc lợi của nhân viên.
“Thật điên rồ khi tôi có thể ăn món này chỉ với 190 yên. Tôi muốn đi lấy ít nhất là lần thứ 3. Tôi sẽ ăn món này thật ngon và quay lại làm việc chăm chỉ vào buổi chiều”, một trong số 300 nhân viên thưởng thức bít tết tại Castem hào hứng cho biết.
Vào ngày này, bếp ăn chuẩn bị hơn 60kg thịt và khoảng 30kg gạo, một phần ăn bao gồm miếng bít tết thái lát, rưới nước sốt.
Hay ngày cá ngừ thì sẽ có chương trình cắt cá ngừ trực tiếp và phục vụ những lát sashimi cá tươi ngon.
Việc có một lượng nhân viên đều đặn dùng bữa tại nhà ăn của công ty phần nào giúp các đầu bếp có thể tính toán được số lượng thực phẩm cần thiết cho mỗi bữa, giúp hạn chế rác thải thực phẩm.
Người phát ngôn của công ty - anh Fujita Yuki cho biết: “Mỗi tháng một lần, chúng tôi chọn ra một ngày gọi là “Challenge day”, khi nhân viên có thể ăn thỏa thích thực đơn với món ăn thay đổi theo tháng như bít tết, cá ngừ, hoặc lươn trong ngày Doyo no Ushi no Hi (ngày mà người Nhật sẽ ăn món cơm lươn trong mùa hè).
Nhiều công ty ở Nhật đã thành công nhờ tạo ra môi trường làm việc linh hoạt và phúc lợi tốt. Trong trường hợp của Castem, Challenge day là ý tưởng của Giám đốc điều hành Toda Takuo.
“Mọi chuyện bắt đầu từ mong muốn của CEO là cho nhân viên của mình được ăn những bữa ăn chất lượng và no bụng. Đó là lý do sự kiện này diễn ra” - bếp trưởng Morishita Yoshinori chia sẻ.
Hơn thế nữa, hoạt động này không chỉ làm no bụng người lao động mà còn cải thiện khả năng giao tiếp giữa các bộ phận, tăng năng suất và thu hút nhiều người xin việc hơn. Fujita cho biết “năm ngoái, số lượng đơn xin việc đã lên tới 800”, gấp 40 lần so với hai thập kỷ trước.
“Bởi vì chúng tôi ngày càng nhận được nhiều người ứng tuyển từ khắp các tỉnh khác nhau, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy cái tên Castem đã lan rộng đến mức nào”.
kilala.vn
Nguồn: Unseen-japan
Đăng nhập tài khoản để bình luận