Hai người đàn ông tạo ra máy phát BVS miễn phí

    Hơn 2.000 máy phát BVS được đặt trong nhà vệ sinh ở các trung tâm thương mại, khu vực công cộng, trường học và một số nơi khác tại Nhật Bản.

    Đây là sản phẩm được tạo ra bởi hai người đàn ông, điều bất ngờ là trước đây họ không phải là người quá quan tâm đến vấn đề này. Taichi Omura, 36 tuổi, chủ tịch của OiTr, và Toshihiko Iizaki, 60 tuổi, giám đốc điều hành, cho biết mục tiêu của công ty là thu hẹp khoảng cách giới trong xã hội. 

    “Việc nam giới tham gia vào nỗ lực giải quyết vấn đề về giới là điều đương nhiên, vì xã hội do nam giới thống trị đã góp phần tạo ra khoảng cách đó. Loại bỏ sự khác biệt là điều không thể, nhưng chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ nhiều nhất có thể”, Iizaki cho biết.

    founder

    Taichi Omura (trái) và Toshihiko Iizaki (phải).

    Đó là lý do để họ cùng nhau tạo ra OiTr – một chiếc máy đựng BVS, với thiết kế màu trắng, cao 30 cm, rộng 30 cm và dài 13 cm. Người dùng có thể tải xuống một ứng dụng chuyên dụng trên điện thoại thông minh của mình thông qua mã QR. Khi điện thoại được di chuyển đến gần bộ phân phối, băng vệ sinh sẽ được xả ra. BVS sẽ được phát miễn phí vì doanh thu của máy đến từ việc cho phép quảng cáo trên màn hình tinh thể lỏng gắn ở thân máy.

    Kể từ khi dự án được bắt đầu vào năm 2020 đến tháng 11/2022, 2.389 máy OiTr đã được lắp đặt tại 175 địa điểm trên khắp Nhật Bản.

    Băng vệ sinh

    Máy OiTr. Ảnh: OiTr

    Việc tạo ra chiếc máy này cũng đến một cách tình cờ. Một ngày nọ, Iizaki chia sẻ rằng muốn tham gia vào một hoạt động nào đó giúp ích cho xã hội, Omura cũng đồng tình và nghĩ đến điều giúp xóa mờ khoảng cách giới. Trong quá trình nghiên cứu, họ nhận ra rằng phụ nữ bị bất tiện với các vấn đề tại nhà vệ sinh công cộng như thiếu giấy hoặc BVS. Dù kinh nguyệt của phụ nữ là vấn đề hàng tháng nhưng thật khó cho họ khi phải luôn mang theo BVS bên mình.

    Omura và Iizaki cũng tìm hiểu về những người không đủ tiền mua các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Nhiều người đang phải chịu đựng các vấn đề về thể chất liên quan đến đau bụng kinh: “Họ muốn nghỉ làm vì kỳ kinh nguyệt, nhưng chia sẻ những vấn đề như vậy với những ông chủ không thông cảm thì rất khó khăn về mặt tâm lý”, Omura cho biết điều mà anh nhận ra khi tiến hành khảo sát.

    OiTr

    Cách thức hoạt động của máy OiTr.

    Sau khi thu thập dữ liệu khách quan để thiết kế dịch vụ của mình, họ quyết định rằng sẽ tạo ra chiếc máy sẽ cung cấp BVS. Cùng một người phụ nữ có thể nhận được một miếng băng mới từ máy cứ sau hai giờ, khoảng cách về thời gian này được khuyến nghị bởi các nhà sản xuất đồ vệ sinh.

    Câu hỏi lớn đối với công ty là liệu các máy phân phối BVS có chứng minh được tính “thân thiện” với ba bên: người dùng, khách hàng quảng cáo và nhà điều hành cơ sở hay không? Và họ đã nghĩ ra giải pháp đó là gắn màn hình led trên thân của máy để những nhà tài trợ có thể quảng bá sản phẩm của họ. Hơn hết, trong không gian kín và đặc thù như nhà vệ sinh, những quảng cáo sẽ truyền tải được thông điệp đến với đúng đối tượng mà nhà sản xuất mong muốn, gia tăng độ nhận diện sản phẩm. Mỗi quảng cáo sẽ kéo dài 2 phút, tương đương với thời gian một người phụ nữ sử dụng nhà vệ sinh. 

    [subscribe]

    Dự án cũng thu hút các nhà tài trợ vì công chúng có thiện cảm với các nhà quảng cáo cam kết thu hẹp khoảng cách giới tính. Điều này đã được ghi nhận dựa trên phản ứng hài lòng của khách hàng ở những nơi lắp đặt OiTr. 

    Omura mô tả nỗ lực của họ là một “mô hình kinh doanh có lợi cho người dùng, nhà quảng cáo và nhà điều hành cơ sở”, còn Iizaki cho biết: “Chúng tôi muốn hiện thực hóa một xã hội lý tưởng, nơi mọi người có nhu cầu đều có thể nhận được các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ về cách tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn nữa trong tương lai”.

    kilala.vn

    01/02/2023

    Nguồn: Asahi

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!