Nghi lễ "bói cháo” đầu năm cầu mong mùa màng bội thu
Nghi lễ này được coi là một trong bảy hoạt động nổi bật của vùng Suwa và có độ chính xác cao.
Sự kiện bắt đầu tại hội trường Tsutsugayuden với những cánh cửa được mở toang để đón nhận khí trời. 44 thân cây sậy được bó lại với nhau, trong đó 43 cây sẽ ghi tên của 43 loại cây trồng gồm ngũ cốc, rau và trái cây, thân còn lại ghi chữ "世の中 - yo no naka" (xã hội).
Những thân cây này được đặt trong một chiếc nồi chứa gạo - đôi khi có thêm đậu đỏ azuki, và nước, đem nấu qua đêm trên bếp củi truyền thống của Nhật Bản.
Bảy vị tu sĩ Shinto giám sát quá trình nấu ăn trong khi tụng kinh để thanh tẩy. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 15/1, các tu sĩ lấy thân cây sậy ra khỏi nồi, cắt chúng theo chiều dọc bằng dao nhỏ và kiếm tra lượng cháo bên trong, nếu càng nhiều cháo thì mùa vụ năm nay càng thuận lợi.
Một biến thể khác của nghi lễ này là sử dụng một thanh gỗ chẻ đôi khuấy vào nồi cháo, khi nhấc thanh gỗ lên, quan sát số lượng hạt cháo bám vào thanh gỗ.
Ngoài cháo trắng thì cháo đậu đỏ cũng được sử dụng để biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
Một đại diện của đền cho biết vào lễ ngày 15/1 vừa qua: "Các ống chứa đầy cháo. Chúng tôi hy vọng một năm bình yên không có thảm họa hay thời tiết thất thường, cùng mùa màng tươi tốt."
Nghi lễ này được tin tưởng qua nhiều thế kỷ và nổi tiếng bởi độ chính xác.
kilala.vn
Nguồn: Mainichi
Đăng nhập tài khoản để bình luận