
Tiết kiệm chi tiêu, nhiều người Nhật nói “không” với gửi thiệp năm mới
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, không gửi thiệp chúc mừng năm mới là lựa chọn phổ biến nhất của người dân Nhật Bản nhằm cắt giảm chi tiêu trong dịp năm mới.
"Thiệp chúc mừng năm mới" được 10,8% số người trả lời lựa chọn. Việc giá bưu thiếp tăng từ 63 yên lên 85 yên vào tháng 10 dường như có tác động đáng kể đến quyết định không gửi thiệp năm mới ở nhiều người.

Các khoản chi bị cắt giảm tiếp theo là “mua sắm túi may mắn và hàng giảm giá năm mới" (6,4% số người trả lời lựa chọn), "ăn ngoài" (5% số người trả lời lựa chọn). Kết quả này cho thấy nhiều người đang có xu hướng thu hẹp phạm vi chi tiêu, chỉ tập trung vào nhu cầu thiết yếu.
Intage cũng đặt ra câu hỏi cho 2.731 người đã gửi thiệp chúc mừng dịp đầu năm 2024 (chỉ hỏi những người đang không để tang, tức không phải kiêng kị việc gửi thiệp mừng dịp đầu năm) về “số lượng thiệp năm mới họ dự định gửi đi cho năm mới 2025”.
Câu trả lời phổ biến nhất là "khoảng bằng năm trước" (36,8%) tiếp theo là "giảm số lượng” (31,6% ) và "không gửi bất kì thiệp nào" (13,6%).
Theo giới tính và độ tuổi, ý định "giảm" số lượng thiệp chúc mừng đặc biệt đáng chú ý ở phụ nữ độ tuổi 40 và 50 (tỉ lệ 34,1%) và phụ nữ độ tuổi 60 và 70 (tỉ lệ 40,7%).
Ý định "không gửi bất kì tấm thiệp nào" cao nhất ở nam giới trong độ tuổi 20 và 30 với tỉ lệ 20,4%. Hơn một nửa cả nam giới và phụ nữ trong độ tuổi 20 và 30 đều không gửi thiệp mừng năm mới 2024.
Ngoài ra, 42,8% số người được hỏi bày tỏ mong muốn được ăn "osechi ryori” vào đầu năm. Tỉ lệ này ở nam giới trong độ tuổi 70 và phụ nữ độ tuổi 60 và 70 là hơn 50%. Ở nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên, tỉ lệ này là 47,1%, cũng vượt mức trung bình.
Về kế hoạch về quê hoặc đi du lịch nơi khác trong kỳ nghỉ năm mới, tương tự năm trước, tỉ lệ lựa chọn du lịch trong nước với “kì nghỉ một đêm trở lên” và “đi trong ngày” lần lượt là 8,3% và 4%. Ngược lại, "du lịch nước ngoài" tăng gần gấp đôi so với năm trước, đạt 1,3%.
kilala.vn
Nguồn: Mainichi
Đăng nhập tài khoản để bình luận