Nhật đưa Ramen vào vũ trụ

    Nhật đưa Ramen vào vũ trụ

    Không chỉ Ramen mà dự án này còn tham vọng tạo ra tô Ramen bằng thiên thạch.

    Vào ngày 10/11, một phi hành đoàn gồm: phi hành gia và các nguyên liệu ramen, đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy trên tên lửa SpaceX Falcon 9. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của sứ mệnh kéo dài sáu tháng của họ nhằm “hấp thụ bản chất cốt lõi của cuộc sống trong không gian và mang nó trở lại để chia sẻ với thế giới”.

    Dự án khám phá thế giới thông qua Ramen là ý tưởng của chủ nhà hàng Takahiro Matsumura và tổ chức Ramen của anh dưới sự bảo trợ của Unchi Co., Ltd.

    Takahiro Matsumura nổi tiếng với nhà hàng Human Beings Everybody Noodles ở Osaka. Bên cạnh đó, anh cũng đề ra những dự án theo chủ đề Ramen.

    Bright red (3)
    Takahiro Matsumura và dự án đưa Ramen lên mặt trăng. Ảnh: SoraNews

    Tuy nhiên, chưa có dự án nào có tham vọng lớn như lần này. Cụ thể, trên tên lửa Falcon 9 tới Trạm vũ trụ quốc tế sẽ chở theo các nguyên liệu cơ bản của Ramen như: thịt heo chashu, nước lèo, mì, hành lá và măng ngâm. Khi những vật phẩm này đến nơi, chúng sẽ trải qua quá trình thử nghiệm để xem tác động của tia vũ trụ lên chúng.

    Bản chất chính xác của cuộc thử nghiệm vẫn chưa rõ ràng nhưng có đề cập đến một “cuộc đi bộ ngoài không gian” trong thông báo của họ, điều này cho thấy thực phẩm sẽ được giữ bên ngoài trạm vũ trụ và tiếp xúc với bức xạ vũ trụ trong khoảng thời gian sáu tháng.

    nguyen-lieu-ramen
    Những nguyên liệu được đưa ra không gian. Ảnh: SoraNews

    Bên cạnh việc tìm hiểu các tác dụng của vũ trụ lên Ramen, Unchi còn có kế hoạch chế tạo bát Ramen thiên thạch bằng cách gửi một lượng đất sét Nhật Bản phù hợp để làm đồ gốm lên vũ trũ trụ. Chúng cũng sẽ được tiếp xúc với các tia vũ trụ và sau đó quay trở lại Trái đất, để tạo thành một cáo tô chuyên dùng để ăn Ramen.

    Lộ trình cụ thể của Unchi Space Program được triển khai như sau:

    Bước 1

    Đưa đất sét Nhật Bản vào không gian và chế tạo tô Ramen thiên thạch.

    Bước 2

    Nghiên cứu tác động của tia vũ trụ trong sáu tháng lên nguyên liệu ramen nhằm mục đích giúp Unchi thành lập nhà hàng ramen đầu tiên trên sao Hỏa.

    Bước 3

    Quảng bá Unchi như một nhóm nhà hàng mì ramen mang tính biểu tượng của Osaka, với mục tiêu có được một địa điểm bên trong nơi tổ chức Osaka-Kansai World Expo 2025.

    800x300
    Nhà hàng Ramen của Takahiro Matsumura luôn thu hút một lượng lớn thực khách. Ảnh: SoraNews

    Để chuẩn bị cho Bước 3, Unchi cũng đã gửi một số bảng hiệu có logo công ty để trưng bày tại Expo.

    Tất cả điều này có vẻ đầy tham vọng đối với một nhà hàng Ramen, nhưng người sáng lập nó dường như là một người có tính kiên định cao. Matsumura lần đầu tiên quyết định mở một nhà hàng ramen khi mới 10 tuổi và thực hiện ước mơ đó vào năm 24 tuổi. Kể từ đó, anh đã đạt được một số thành tích ấn tượng như mở nhiều nhà hàng trên khắp thế giới. Vì vậy, việc một ngày nào đó anh sẽ trở thành chủ nhà hàng ramen đầu tiên trên sao Hỏa cũng không quá bất ngờ.

    Xem thêm: Nước dùng Ramen được tái chế thành nhiên liệu diesel

    kilala.vn

    Nguồn: SoraNews

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!