Nhật Bản mạnh tay với tội phạm dụ dỗ trẻ em

    Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, số lượng nam và nữ dưới 18 tuổi là nạn nhân của tội phạm bắt nguồn từ mạng xã hội đang gia tăng.

    Vào ngày 24/10 vừa qua, Bộ đã đưa ra đề xuất thiết lập các hình phạt mới đối với hành vi dụ dỗ, trong đó có thể áp dụng hình phạt tù lên đến một năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 89,5 triệu đồng) vì tội dụ dỗ trẻ dưới 16 tuổi bằng lời nói vì mục đích không đứng đắn. Phạt tù lên đến hai năm hoặc phạt tiền lên đến 1 triệu yên (khoảng 179 triệu đồng) nếu đã có gặp gỡ.

    Tiếp cận, dụ dỗ những đứa trẻ đang có những rắc rối hoặc lo lắng về vấn đề gì đó để thao túng tâm lý, lấy lòng tin nhằm thực hiện những hành vi sai trái được gọi là “grooming”. Nhiều trẻ em, chủ yếu là học sinh cấp 2, 3 đã trở thành nạn nhân của của tội phạm tình dục thông qua những người mà chúng gặp trên mạng. Những tội phạm này đã dùng thủ thuật như thế nào để lấy được lòng tin của trẻ em?

    trẻ vị thành niên

    Tội phạm mạng lợi dụng những cô bé đang gặp bất ổn về mặt tâm lý. Ảnh: leicestermercury

    Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào tháng 04/2022. Một thanh niên 22 tuổi thất nghiệp sống tại nhà bố mẹ ở Shimotsuma, tỉnh Ibaraki đã đến Kobe, cách đó khoảng 500 km, để gặp một nữ sinh trung học 14 tuổi mà anh ta quen thông qua Twitter. Hai người đã liên lạc hàng ngày qua ứng dụng nhắn tin miễn phí Line và các phương tiện khác trong khoảng một tháng. Nữ sinh này nhanh chóng có cảm tình và đồng ý trở thành bạn gái của anh ta. 

    Anh ta ở lại khu vực Kobe trong ba ngày và đã phát sinh quan hệ tình dục với cô gái tại một quán karaoke ngay lần đầu tiên gặp nhau. Sau khi trở về nhà ở Shimotsuma, anh ta tiếp tục gạ gẫm cô bé trên Line và rủ sống chung.

    Tội phạm

    Việc thao túng tâm lý, khiến trẻ tin tưởng để dẫn đến mối quan hệ tình cảm là chiêu trò quen thuộc. Ảnh: himalsanchar

    Khoảng một tuần sau, người đàn ông lại đến Kobe. Anh ta gặp cô gái trên đường từ trường về nhà, và họ bắt một chuyến xe buýt để đến nhà anh ta. Tuy nhiên, cuộc sống chung của họ ở Ibaraki đã kết thúc sau ba ngày. Anh ta bị bắt tại chỗ vì nghi ngờ bắt cóc trẻ vị thành niên bởi các điều tra viên của Cảnh sát tỉnh Hyogo, những người đang tìm kiếm nữ sinh sau khi cha mẹ cô báo cáo rằng con gái họ đã không trở về nhà.

    [subscribe]

    Vào tháng 9, Tòa án quận Kobe đã kết án người đàn ông này 3 năm tù giam, 4 năm tù treo vì tội bắt cóc trẻ vị thành niên và các tội danh khác. Tại phiên tòa, anh ta cho biết cũng đã tiếp cận những cô gái khác để tâm sự vấn đề của họ trên mạng, dụ dỗ họ sống chung và thực hiện hành vi tình dục. Người đàn ông còn khai thêm tại phiên tòa rằng "các cô gái còn nhỏ nên dễ nói chuyện thân mật với họ" và "nếu là những cô gái sống thoáng, họ sẽ gửi cho tôi những bức ảnh khỏa thân nếu tôi yêu cầu".

    Tội phạm

    Ảnh: istock

    Azusa Saito - phó giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học Mejiro, chuyên gia về lạm dụng tình dục trẻ em, nhận xét rằng grooming là một "kỹ thuật tinh vi và trẻ em khó có thể ngăn mình trở thành nạn nhân".

    Tội phạm sẽ chủ động đề nghị gặp gỡ trẻ em sau một thời gian lấy được lòng tin qua mạng xã hội. Lúc ấy, những kẻ này sẽ kiếm thời cơ để đụng chạm cơ thể hoặc xa hơn là thực hiện hành vi tình dục. Không chỉ quen biết trên mạng, mà chúng cũng có thể tiếp cận những trẻ ở một mình trong công viên, các nơi công cộng để làm quen.

    Tuy nhiên, các trường hợp liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội được coi là có nhiều khả năng dẫn đến quan hệ tình dục hơn, vì mọi người có xu hướng dễ trò chuyện với một người lạ mà không gặp mặt trực tiếp. 

    nữ sinh

    Sự cô đơn, không có ai để chia sẻ khiến những cô gái trẻ dễ dàng đặt lòng tin vào người biết lắng nghe mình. Ảnh: istock

    Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, số lượng nam và nữ dưới 18 tuổi là nạn nhân của tội phạm bắt nguồn từ mạng xã hội đang gia tăng. Năm 2012, có 1.076 trường hợp, trong khi năm 2019 là 2.082, con số cao nhất từng được ghi nhận. Vào năm 2021, con số vẫn ở mức cao là 1.812, 95% các trường hợp này liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh.

    Theo Saito, thủ phạm nhắm vào những đứa trẻ đang phải vật lộn với những thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như học lên cao hơn, hoặc mâu thuẫn tình cảm, hay thân thiết thông qua game. Kẻ phạm tội chiếm được lòng tin của các em khi thỏa mãn lòng tự trọng, mong muốn được ghi nhận, khen ngợi của các em.

    Việc thiết lập các hình phạt cũng đang tăng tốc ở Nhật Bản. Vào ngày 24/10, Bộ đã đưa ra đề xuất về các hình phạt mới đối với hành vi dụ dỗ: trong đó có thể áp dụng hình phạt tù lên đến một năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (khoảng 89 triệu đồng) vì tội dụ dỗ một người dưới 16 tuổi vì mục đích không đứng đắn; phạt tù lên đến hai năm hoặc phạt tiền lên đến 1 triệu yên (khoảng 178 triệu đồng) nếu thực sự gặp người đó.

    Saito bày tỏ kỳ vọng cao vào việc thiết lập các hình phạt, nhưng cũng cho biết: "Mạng xã hội là nền tảng quan trọng đối với trẻ em trong thời đại ngày nay, để ngăn ngừa những điều xấu xảy ra, điều quan trọng là phải dạy trẻ em về sự nguy hiểm của Internet và ngăn chúng đăng những thứ bất cẩn lên mạng. Điều quan trọng là phải biết trẻ em muốn gì từ mạng xã hội và cách chúng sử dụng các trang này".

    kilala.vn

    08/12/2022

    Nguồn: Mainichi

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!