Nhật Bản cân nhắc việc bắt buộc các doanh nghiệp lớn tái chế nhựa

    Theo thông tin công bố vào ngày 20/10, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch bắt buộc tái chế vật liệu nhựa được sử dụng tại các văn phòng và nhà máy nhằm tăng tỷ lệ tái chế rác thải nhựa. Thời gian thực hiện sớm nhất là từ tháng 4/2022.
    Nhật Bản cân nhắc việc bắt buộc các doanh nghiệp lớn tái chế nhựa
    Lượng rác thải nhựa thải ra môi trường. (Ảnh: sustainablejapan.jp)

    Trong số 8,91 triệu tấn chất thải nhựa trên toàn Nhật Bản (số liệu năm 2018) có đến 4,62 triệu tấn đến từ các doanh nghiệp. Phần lớn khối lượng rác thải khổng lồ này được xử lý bằng cách đem đốt. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu đệ trình một Dự luật bắt buộc với các công ty, ngoại trừ những công ty nhỏ, phải tái chế chất thải nhựa của họ.

    Theo kế hoạch, những doanh nghiệp lớn này sẽ phải tách nhựa từ rác thải và chuyển sang một công ty tái chế khác. Mặc dù những công ty nhỏ được miễn trừ khỏi kế hoạch này nhưng họ vẫn sẽ được yêu cầu đẩy mạnh nỗ lực tái chế rác thải nhựa.

    Trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang khuyến khích cả nước giảm sử dụng đồ và tái chế nhựa nhằm mục tiêu cắt giảm 25% rác thải từ nhựa dùng một lần vào năm 2030, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

    rác thải nhựa
    Chính phủ Nhật vẫn đang khuyến khích giảm dùng đồ nhựa. (Ảnh: the guardian)

    Đầu năm 2020, Chính phủ Nhật đã quyết định tái chế hoàn toàn khoảng 4,29 triệu tấn rác thải nhựa từ các hộ gia đình. Một số thành phố tại Nhật vẫn chưa có hệ thống thu gom rác thải, bao bì nhựa chẳng hạn như khay đựng thức ăn, hộp, chai lọ. còn các mặt hàng khác như đồ chơi, văn phòng phẩm. chủ yếu được đốt hoặc đổ tại những bãi rác. Ngoài ra, tại cuộc họp ban hội thẩm, các bộ cũng đề xuất về việc bắt buộc những nhà bán lẻ và quán ăn giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đưa ra lựa chọn cho khách hàng sử dụng nhựa sinh học.

    kilala.vn

    21/10/2020

    Nguồn: Kyodo News

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!