Người leo núi Phú Sĩ bị lạc hai lần do… tìm đồ để quên
Sau khi được giải cứu lần đầu tiên, người này đã quay lại tìm điện thoại và tiếp tục đi lạc lần thứ hai.
Ngay lập tức một đội cứu hộ đã được điều động. May mắn thay, họ đã tìm được người đi lạc ở độ cao khoảng 3.250m, được xác định là một du học sinh Trung Quốc. Người đàn ông này leo núi một mình và bị choáng vì độ cao trên đường leo xuống núi, dù vậy vẫn có thể giao tiếp với nhân viên cứu hộ bằng tiếng Nhật.

Đội cứu hộ đưa người đàn ông xuống trạm thứ năm của đường mòn, thấp hơn khoảng 850m so với nơi anh ta được tìm thấy và giao lại cho nhân viên cứu hỏa. Rất may, nhờ phản ứng nhanh chóng của đội cứu hộ và nhân viên y tế, tính mạng của người đàn ông đã không bị đe dọa.
Nhưng điều bất ngờ rằng đây không phải là lần đầu tiên người đàn ông này được cứu ở núi Phú Sĩ. Ngày 22/04 (chỉ 4 ngày trước), anh cũng có một chuyến leo núi và phải liên lạc gấp với các dịch vụ khẩn cấp từ một điểm gần đỉnh núi để báo rằng mình không thể đi xuống và bị buồn nôn, một triệu chứng đặc trưng của chứng say độ cao. Vị trí của anh lúc đó là một nơi khó tiếp cận và phải được giải cứu bằng trực thăng.

Vậy lý do gì để người đàn ông này gấp gáp quay lại Phú Sĩ trong thời gian ngắn như vậy?
Đó là bởi anh ta đã làm mất điện thoại trên chuyến đi bộ đường dài lần đầu nên quyết định quay lại để tìm, không rõ liệu anh ta có tìm thấy nó hay không. Điều tệ hơn là mùa leo núi Phú Sĩ thậm chí còn chưa chính thức bắt đầu (mùa leo núi thường diễn ra từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9).
Các trung tâm y tế và nhà nghỉ/nhà trọ trên núi đóng cửa vào mùa thấp điểm, ít nhân viên cứu hộ túc trực. Vì vậy nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, những người đi bộ đường dài sẽ bị cô lập và mất nhiều thời gian hơn để có thể được cứu trợ.

Tóm lại, nếu bạn đang có kế hoạch leo núi Phú Sĩ, hãy đảm bảo trang bị thiết bị phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ và có thể trạng tốt. Và hãy leo vào đúng mùa leo núi nhé!
Xem thêm: Lần đầu leo núi Phú Sĩ? Bạn cần biết những điều này
kilala.vn
Đăng nhập tài khoản để bình luận