Bức tranh giúp đạo diễn “Everything Everywhere All at Once” đi đến giải Oscar

    Khi bộ phim “Everything Everywhere All at Once” được phát hành vào năm 2022,  Daniel Kwan – đạo diễn bộ phim đã lên Twitter chia sẻ về “ánh sáng dẫn đường”, giúp ông vượt qua được những hoài nghi và sự quá tải của kịch bản phim, đó là tác phẩm của họa sĩ người Nhật Manabu Ikeda.

    Năm 2008, họa sĩ người Nhật Manabu Ikeda đã hoàn thành một bức tranh hoành tráng có tựa đề “Foretoken” được lấy cảm hứng từ bức tranh khắc gỗ nổi tiếng “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” của danh họa Hokusai. Tác phẩm mô tả một cơn sóng lớn, dường như cuốn trôi tất cả những thứ mà nó gặp trên đường đi.

    Foretoken

    Tác phẩm "Foretoken" của Manabu Ikeda.

    Tuy nhiên, 3 năm sau (2011), khi một cơn sóng thần thực sự san phẳng nhiều khu vực của vùng Tohoku của Nhật Bản, hình ảnh trong bức tranh được cho là quá đau thương và gây chấn động nên nó chưa bao giờ được trưng bày ở Nhật Bản và lần đầu tiên được công bố ở New York vào năm 2014. Điều nhiều người không biết rằng, bức tranh này đã có sức ảnh hưởng lớn đến đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất Daniel Kwan.

    everything everywhere át all once

    Bộ phim "Everything Everywhere All at Once" nhận "cơn mưa" giải thưởng tại Oscar 95.

    Năm 2022, khi “Everything Everywhere All at Once” được phát hành thì Daniel Kwan đã lên Twitter để viết về việc vượt qua nỗi xấu hổ liên quan đến việc trở thành một nhà làm phim theo chủ nghĩa tối đa (Maximalist), điều này liên quan đến chứng ADHD – Rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được chẩn đoán của ông. “Bức tranh của Manabu đã trở thành ánh sáng dẫn đường trong suốt quá trình hai năm hoàn thiện kịch bản. Khi tôi cảm thấy choáng ngợp trước kịch bản, khi cảm thấy mình thật vô dụng và ngu ngốc khi cố gắng giải quyết một thứ quá lớn lao”, Kwan viết.

    “Những bức tranh của Manabu là chủ nghĩa tối đa thuần túy”, Kwan tiếp tục, “nhưng ẩn bên trong vẫn chứa đựng điều cốt lõi. Trong trường hợp này, đó là một làn sóng. Sóng lớn, ôm bao nhiêu cũng được. Đối với kịch bản của chúng tôi, cốt lõi đó là một gia đình. Chỉ là gia đình, nắm giữ bao nhiêu cũng được. Và hãy nhìn vào tất cả những gì nó bao hàm.”

    Foretoken

    Foretoken

    Những tiểu tiết trong bức tranh Foretoken.

    Tâm điểm trong các bức tranh của Ikeda thường là thiên nhiên: một bản chất được nhân hóa, mạnh mẽ và đôi khi hung ác, đang chứa đựng và nuốt chửng mọi thứ theo cách của nó, giống như cách mà nhân vật phản diện Jobu Tapaki sử dụng sự hỗn loạn.

    Ikeda

    Ikeda

    Ikeda

    Một số tác phẩm khác của họa sĩ Ikeda. Ảnh: mizuma-art

    kilala.vn

    20/03/2023

    Nguồn: Spoon-Tamago

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!