Champon – Thưởng thức món mì mang tính biểu tượng của Nagasaki

    Champon – Thưởng thức món mì mang tính biểu tượng của Nagasaki

    Nếu là người yêu thích các món mì thơm ngon thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức Champon. Đây là món ăn nhất định phải thử, bất kể bạn là người đam mê mì hay chỉ muốn khám phá những trải nghiệm ẩm thực mới. Và nó cũng là món mà người dân Nagasaki thường xuyên làm tại nhà.

    Champon là gì?

    Champon - ちゃんぽん là món mì phổ biến ở Nagasaki, Nhật Bản, được đặc trưng bởi sợi mì dày và sự kết hợp của hải sản, rau, thịt. Để chuẩn bị nước dùng cho món Champon, người dân địa phương ninh nhừ hỗn hợp gồm xương heo, hải sản như nghêu, tôm, mực và các loại rau như bắp cải, hành tây, cà rốt.

    champon
    Champon là món ăn nổi tiếng ở Nagasaki.

    Nước dùng sau đó được sử dụng để nấu mì cho đến khi chín tới. Điểm độc đáo của Nagasaki Champon là toàn bộ món ăn được nấu chỉ trong một cái chảo/nồi.

    Khi phục vụ Champon, người dân Nagasaki thêm nhiều loại đồ ăn kèm như thịt heo thái lát, chả cá và hành lá, góp phần tạo nên kết cấu và hương vị đặc biệt của món ăn.

    Nhà hàng Trung Quốc Shikairou – Nơi khai sinh ra món mì Champon trứ danh

    Champon là món mì Nhật Bản được tạo ra dựa trên một món ăn tương tự từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, quê hương của người chủ đầu tiên của Nhà hàng Trung Quốc Shikairou. Từ lâu món ăn này đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng.  

    Shikairou
    Nhà hàng Shikairou thời Minh Trị (ảnh trái) và bây giờ (ảnh phải). Ảnh: gltjp

    Theo nhiều tài liệu chỉ ra rằng, Nagasaki Champon được ra đời vào cuối thế kỷ 19 bởi một người nhập cư Trung Quốc tên là Chen Ping Shun (1873–1939) như một bữa ăn giá rẻ, no bụng và bổ dưỡng dành cho số lượng sinh viên Trung Quốc nghèo khó đang sinh sống tại khu vực Nagasaki. Phúc Kiến nổi tiếng với vô số món mì, một trong số đó là tang rou si mian (một món ăn gồm súp đơn giản, mì và thịt lợn) và ông Chen đã tạo ra món ăn từ đó.

    Tuy nhiên, việc thiếu thực phẩm thích hợp đã khiến ông phải lựa chọn những nguyên liệu mới. Vì Nagasaki là một thành phố cảng nên Chen đã quyết định chọn hải sản, kết hợp với rau củ trồng tại địa phương như bắp cải và giá đỗ, cùng với hanpen (một loại chả cá màu hồng và xanh làm từ cá băm hấp) làm nguyên liệu cơ bản.

    Mặc dù nguồn gốc của món ăn có thể được tìm thấy ở Phúc Kiến, nhưng đây là một món ăn với hương vị hoàn toàn mới. “Đó là lý do tại sao chúng tôi thường mô tả Champon là một món ăn Trung Quốc được làm ra tại Nagasaki. Lúc đầu, ông cố của tôi chỉ đơn giản đặt tên món ăn là 'Shina-udon' (mì Trung Quốc), nhưng với sự hiện diện ngày càng tăng của người Phúc Kiến trong thành phố, món ăn này nhanh chóng được gọi là 'chapon', mà cuối cùng phát triển thành 'champon'”, Masatsugu - Chủ nhà hàng thế hệ thứ tư của Shikairou, giải thích.

    champon-shikairo
    Phần mì Champon hấp dẫn của nhà hàng. Ảnh: gltjp

    Theo ông Masatsugu, bí quyết làm nên sự riêng biệt của món ăn này chính là sự kết hợp của các nguyên liệu trong cùng một chảo. Đầu tiên, rau, hải sản và thịt được xào nhanh trong dầu ở nhiệt độ cao, trước khi thêm nước và mì. Cuối cùng, một chút nước tương được thêm vào để tạo hương vị.

    Masatsugu nói: “Đôi khi những người bị dị ứng lactose khá lo lắng vì sợ có nguyên liệu sữa trong món ăn bởi kết cấu hơi đặc cùng màu trắng đục của nó, nhưng yên tâm: không kem, không sữa, chỉ có nước xúp, rau và mì”.

    Một khía cạnh độc đáo khác là màu sắc và kết cấu của sợi mì. Trong khi mì Trung Quốc thường có màu hơi vàng và kết cấu hơi dai thì mì Champon lại có màu trắng, mềm hơn, mượt hơn.

    bao-tang-shikairou
    Bảo tàng về Champon ở tầng 2 nhà hàng Shikairou.

    Không chỉ là nhà hàng, trên tầng hai của Shikairou có Bảo tàng Champon, được cải tạo và mở cửa vào năm 2000. Ở đó trưng bày các vật dụng liên quan đến Champon ví dụ như bộ đồ ăn từ thời mới thành lập, truyền tải cho thế hệ ngày nay lịch sử hơn 100 năm qua của mì Champon Nagasaki.

    Tình yêu của người dân Nagasaki với món Champon

    Hương vị thơm ngon của Champon đến từ việc nấu nước súp từ từ, sử dụng xương gà và xương heo tươi. Món súp trắng sữa với hương vị thơm ngon dễ chịu này rất phù hợp với sợi mì dày. Cùng với Champon, một đặc sản khác mà bạn cũng nên thử là Sara udon.

    nuoc-dung-champon
    Phần nước súp của Champon thơm ngọt do nấu các nguyên liệu chung một chảo. 

    Người ta nói rằng chỉ riêng ở thành phố Nagasaki đã có hơn 1.000 nhà hàng phục vụ món Champon và Sara udon. Nhưng để thưởng thức được hương vị chính xác nhất của Champon, bạn nên ghé đến "Nhà hàng Trung Quốc Shikairou" nếu có dịp du lịch Nagasaki.

    [subscribe]

    Dinh dưỡng có trong món Champon

    Champon là một món ăn bổ dưỡng có thể cung cấp sự cân bằng giữa carbohydrate, protein và rau. Nước dùng thường được làm từ xương heo và hải sản giúp bổ sung protein, collagen và khoáng chất cho món ăn. Các loại rau như bắp cải và cà rốt có thể cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết.

    Tuy nhiên, một số phiên bản Champon có thể chứa nhiều natri do sử dụng nước tương và các loại gia vị khác. Ngoài ra, loại mì dày làm từ lúa mì được sử dụng trong Champon có thể chứa nhiều carbohydrate và calo, vì vậy nó có thể không phù hợp với những người đang ăn kiêng ít carb hoặc ít calo.

    mi-champon
    Champon cũng được coi là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, 

    Chính bởi sự nổi tiếng cũng như lịch sử lâu đời của Champon mà tại chương trình “Hương vị Việt Nam – Nagasaki”, đầu bếp Bá Phước đã quyến định chọn loại mì Champon để thay thế sợi mì trong món Mì Quảng nhằm tạo nên món ăn hữu nghị Việt - Nhật.

    Liệu rằng nguyên liệu này có phù hợp với món ăn đặc sắc của Việt Nam không? Theo chân đầu bếp Bá Phước và MC Karasuyama khám phá nhé!

    kilala.vn

    Thông tin về phim tài liệu Hương Vị Việt Nam – Nagasaki

    Xem trực tuyến chương trình tại:

    - Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=nXW5ILijlDI

    - Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=wQK_DpTdPNI

    - Tập 3: https://www.youtube.com/watch?v=x_vq68tknyM

    Fanpage: Hành Trình Kết Nối Hương Vị Việt Nam – Nagasaki 

    nagasaki_fb

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!