NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Học những quy tắc và từ vựng cần thiết để vứt rác “chuẩn” khi ở Nhật

    Việc xử lý rác thải ở Nhật Bản khá phức tạp, nếu không đúng quy tắc, rác của bạn sẽ bị bỏ lại, hay tệ hơn, bạn có thể bị hàng xóm khiếu nại hoặc bị phạt. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu những điều cơ bản về các loại rác khác nhau ở Nhật và cách xử lí chúng nhé!

    Các loại rác thải

    Ở Nhật, rác được chia thành 4 loại chính: rác đốt được, rác không đốt được, rác tái chế được và rác quá khổ. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, các loại rác này có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn. Vì vậy, đừng quên truy cập trang web chính thức của thành phố để cập nhật các quy tắc và lịch trình thu gom rác.

    phan-loai-rac-o-nhat
    Rác thải ở Nhật cần được phân loại. Ảnh: blog.tokyoroomfinder.com

    Một số khu vực có thể yêu cầu sử dụng túi đựng rác có màu đặc biệt để biểu thị loại rác. Nếu không, bạn có thể mua túi đựng rác chung từ tiệm tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi. Khi có bất kì câu hỏi nào về tái chế hoặc thu gom rác thải tại thành phố của mình, hãy gọi đến tòa thị chính hoặc văn phòng phường.

    Rác cháy được/dễ cháy

    Rác cháy được (moeru gomi/燃えるゴミ) là loại dễ xử lí nhất. Phần lớn rác thải sinh hoạt được phân loại là rác cháy được, bao gồm rác nhà bếp, vải vóc và rác sân vườn... Loại này thường được thu gom 2 lần/tuần, hãy xem tờ rơi mà bạn nhận được tại tòa thị chính để biết chính xác ngày giờ cụ thể.

    rac-chay-duoc
    Ảnh: Gaijinpot

    Một số loại rác cháy được:

    • Rác thải phân hủy sinh học: Vỏ sò, vỏ trứng, rác thải thực phẩm, vỏ trái cây và rau củ
    • Quần áo và phế liệu gỗ: Vải sợi pha, phế liệu gỗ với số lượng nhỏ
    • Phế liệu giấy: Giấy ăn, tã giấy, khăn giấy
    • Đồ nhựa: hộp xốp, màng bọc thực phẩm bằng nhựa, đĩa CD, băng video
    • Đồ vật bằng cao su: Ống nước tưới cây, dép xăng đan
    • Đồ da: Túi xách, giày dép, quần áo

    Cần chắt bỏ hết nước từ thức ăn thừa, sử dụng giấy thấm hoặc gel đông đặc để xử lí dầu ăn. Cho vào túi và mang ra ngoài vào ngày trước thời gian thu gom quy định. Lưu ý rằng, rác không được thu gom vào các ngày lễ quốc gia.

    Rác không cháy được 

    Rác không cháy được (moenai gomi/燃えないゴミ) ít được thu gom thường xuyên hơn, có thể chỉ 1-2 lần/tháng. Các vật dụng bằng kim loại và thủy tinh là một phần của loại rác này.

    Một số loại rác không cháy được:

    • Đồ gốm hoặc đồ sứ, ly hoặc cốc, bóng đèn vỡ, chai đựng mỹ phẩm hoặc dầu
    • Pin, hóa chất, lon đựng dầu hoặc sơn
    • Các thiết bị hoặc đồ dùng điện có kích thước nhỏ hơn 30cm ở bất kỳ cạnh nào
    • Nồi và chảo
    rac-khong-chay
    Ảnh: businesswaste.co.uk

    Rác có thể tái chế

    Rác tái chế bao gồm hầu hết những thứ không cháy, chúng được thu gom 1 lần/tuần. Để xử lí, bạn cần đặt chúng vào các hộp được chỉ định theo mã màu trong danh mục.

    • Chai có nhãn tái chế PET
    • Giấy: Báo, tạp chí, bìa cứng, khay đựng trứng bằng giấy
    • Chai đựng thực phẩm và đồ uống
    • Lon: Lon nhôm và thép đựng thực phẩm
    • Bình xịt: Bình khí và bình xịt
    • Đèn huỳnh quang: Ống tròn, nhỏ gọn, thẳng
    rac-tai-che
    Ảnh: Tofugu

    Đối với chai nhựa PET, hãy rửa sạch thật kĩ để loại bỏ rác thải thực phẩm bên trong. Nắp chai và nhãn sẽ được để chung với rác thải nhựa thông thường, còn chai phải phân loại vào túi rác khác.

    Giấy tái chế cần được phân loại và bó lại bằng dây để xử lí. Chai và lon cũng cần được phân loại nếu không, sẽ không được thu gom.

    Đèn huỳnh quang phải được bọc trong giấy hoặc trong bao bì gốc để tránh hư hỏng thêm.

    Rác thải quá khổ

    Rác thải quá khổ (sodai gomi/粗大ゴミ) là những vật dụng quá lớn không thể bỏ vừa vào một trong các túi được chỉ định.

    Bạn cần phải gọi điện đến văn phòng thành phố địa phương để họ thu gom. Chi phí để xử lí chúng có thể dao động từ 1.000 đến 6.000 yên (khoảng hơn 160.000 đến gần 1 triệu đồng).

    Nếu có ô tô riêng để tự chở, bạn hãy kiểm tra các trung tâm tái chế được chỉ định có tiếp nhận những vật dụng như vậy hay không.

    rac-thai-qua-kho
    Ảnh: Japan Times

    Một số món đồ phải trả phí thu gom:

    • Futon, bếp dầu, xe đạp, thiết bị cố định (bất cứ thứ gì dài hơn 30cm)
    • Máy điều hòa, TV, tủ đông, máy giặt và máy sấy
    • Nệm, khung giường, bàn

    Việc xử lí rác thải quá khổ rất tốn kém, vì vậy nếu đồ đạc vẫn còn dùng tốt hãy cân nhắc đến việc bán lại.

    Một số trang web mua bán đồ cũ:

    • Mottainai Japan: Một nhóm trên Facebook dành cho người nước ngoài bán đồ gia dụng và nội thất với giá rẻ hoặc miễn phí.
    • Mercari: Chủ yếu bằng tiếng Nhật, là một trong những ứng dụng để bán đồ cũ được dùng phổ biến nhất tại Nhật, các mặt hàng được giao tận nơi.
    • Jimoty: Trang web và ứng dụng phổ biến để mua bán các mặt hàng tại Nhật Bản. Khác với Mercari, Jimoty không có phí niêm yết hoặc dịch vụ giao hàng.

    Từ vựng chủ đề xử lí rác thải

    Tiếng Nhật Romaji Tiếng Việt
    ゴミ gomi rác
    ゴミ分け方 gomi wakekata cách phân loại rác 
    ごみを分別する gomi wo bunbetsu suru phân loại rác
    ごみを収集する gomi wo shuushuu suru thu gom rác
    燃えるゴミ/可燃ごみ moeru gomi/kanengomi rác cháy được/rác dễ cháy
    燃えないゴミ/不燃ごみ moenai gomi/funengomi rác không cháy/rác không cháy được
    資源ごみ shigen gomi rác tái chế
    粗大ゴミ sodai gomi rác thải quá khổ
    生ゴミ nama gomi rác thực phẩm
    kami giấy 
    古紙 koshi giấy cũ/đã qua sử dụng
    容器包装 yoki hoso bao bì nhựa
    発砲トレイ happo torei khay xốp
    発泡スチロール happo suchiro-ru xốp
    新聞 shinbun báo
    段ボール danboru bìa các tông
    プラスチック purasuchikku nhựa
    ペットボトル petto botoru chai nhựa
    ガラス garasu thủy tinh
    ビン bin chai, lọ thủy tinh
    kan lon nhôm
    ゴミ置き場/ゴミ収集場所 gomi okiba/gomi shushu basho phòng chứa rác/khu vực thu gom rác

    kilala.vn

    Nguồn: Gaijinpot

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!