NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Những điều cần biết trước khi ghé thăm Lâu đài Himeji

    Những điều cần biết trước khi ghé thăm Lâu đài Himeji

    Himeji là tòa lâu đài nổi tiếng và là một trong 12 lâu đài nguyên bản còn sót lại của Nhật Bản. Tòa thành giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân cũng như du khách khi đến với nước Nhật và được bình chọn là một trong những thắng cảnh ấn tượng nhất của xứ Phù Tang.

    Lâu đài Himeji là một quần thể lâu đài ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Nơi đây còn có tên là “Hakuro-jo” hoặc “Shirasagi-jo”, có nghĩa là lâu đài “Chim diệc trắng” bởi toàn bộ lâu đài được sơn màu trắng với phần mái ngói cong lên, nhìn xa trông giống một con diệc trắng đang bay.

    Được xây dựng vào thế kỷ 14 và mở rộng vào thế kỷ 17, Lâu đài Himeji tọa lạc kiêu hãnh trên đỉnh một ngọn đồi. Thiết kế phòng thủ phức tạp có bố cục giống như mê cung của lâu đài, cùng những bức tường kiên cố và hào bao quanh nhằm đánh lạc hướng và ngăn chặn những kẻ tấn công.

    Hijime-Castle-
    Lâu đài Himeji. Ảnh: GaijinPot Travel

    Về mặt lịch sử, Lâu đài Himeji có tầm quan trọng chiến lược đối với Mạc phủ Tokugawa do vị trí dọc theo đường tiếp cận phía tây đến cố đô Kyoto. Vì ý nghĩa kiến trúc và lịch sử vô giá đã đứng vững trước thử thách của thời gian, Lâu đài Himeji được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1993.

    Cùng điểm qua những điều thú vị cũng như những thông tin cần biết trước khi bạn có chuyến ghé thăm Lâu đài Himeji.

    Lâu đài đã thay đổi quyền sở hữu nhiều lần

    Việc xây dựng lâu đài Himeji đã trải qua nhiều thay đổi so với hình dáng ban đầu. Vào năm 1333, một pháo đài được xây dựng trên đồi Himeyama, nhưng đến năm 1346, lãnh chúa Akamatsu Sadanori mới xây dựng lâu đài trên pháo đài.

    Lâu đài nằm dưới sự kiểm soát của Mạc phủ Nobunaga vào năm 1577, và ông đặt Himeji dưới sự cai trị của lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi.

    Toyotomi-Hideyoshi
    Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi. Ảnh: Visit Omi

    Năm 1581, Hideyoshi đã tu sửa lại lâu đài, xây dựng một tòa tháp ba tầng với diện tích 590m2. Từ đó trở đi, lâu đài đã thay đổi qua nhiều năm và có hình dạng như hiện tại vào năm 1601, khi được bàn giao cho lãnh chúa Ikeda Terumasa.

    Khi Ikeda qua đời vào năm 1613, lâu đài được truyền lại cho con trai ông, người không may qua đời ba năm sau đó. Lâu đài được thừa kế bởi Honda Tamadasa và gia đình ông. Đến năm 1869, lâu đài đã trở thành tài sản của nhà nước.

    [subscribe]

    Tòa lâu đài trụ vững qua nhiều thảm họa

    Hình dáng hiện nay không hoàn toàn giống y nguyên với tòa lâu đài được xây ban đầu do nhiều vụ cháy đã xảy ra. Vào năm 1581, Lâu đài Himeji bị thiêu rụi trong chiến tranh, tòa tháp và tòa nhà chính được Toyotomi Hideyoshi xây dựng lại, sau đó bị bỏ hoang.

    Năm 1871, tất cả các tòa nhà trừ tháp chính đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Đến năm 1931, chính phủ bắt đầu gây quỹ tu sửa lại lâu đài.

    Himeji-Castle-1951
    Lâu đài Himeji vào 1951. Ảnh: japanobjects

    Lâu đài Himeji bị đánh bom nặng nề vào năm 1945, vụ đánh bom tàn khốc đã khiến phần lớn khu vực xung quanh lâu đài biến thành tro bụi, nhưng điều kỳ diệu là lâu đài vẫn sống sót và còn nguyên vẹn mặc dù đã chịu nhiều thiệt hại.

    Đến năm 1995, lâu đài vẫn trụ vững sau trận động đất lớn Hanshin và hầu như không bị hư hại. Ngay cả chai rượu sake đặt trên bàn thờ ở tầng trên cùng cũng vẫn đứng yên tại chỗ.

    Có hệ thống phòng thủ tiên tiến từ thời phong kiến

    Nếu đến thăm lâu đài, bạn đừng quên dành thời gian đi dạo quanh khuôn viên để có thể chiêm ngưỡng một trong những điều tự hào của nơi này – hệ thống phòng thủ.

    Lâu đài sở hữu hệ thống phòng thủ có từ thời phong kiến, bao gồm nhiều hệ thống khác nhau. Một trong số đó là Ishi otoshi mado - những chiếc máng góc cạnh dùng để ném đá hoặc đổ chất lỏng đun sôi vào kẻ xâm lược nếu chúng di chuyển ngang qua khu vực đó. Những tòa tháp thấp nhìn ra hệ thống phức tạp gồm những lỗ cửa sổ nhiều hình dạng dùng để bảo vệ lâu đài bằng mũi tên, giáo và súng.

    Himeji-Castle-Defenses
    Những ô cửa sổ với hình dạng khác nhau với mục đích tấn công kẻ đột nhập. Ảnh: japanobjects

    Lâu đài có ba con hào, một trong những mục đích của chúng là trữ nước để phòng cháy và các nhà kho được dùng để dự trữ lương thực trong trường hợp bị bao vây.

    Tính năng phòng thủ đáng kinh ngạc và quan trọng nhất là mê cung, trong đó mục đích chính là khiến cho đối phương lạc hướng và khó có thể tiến sâu vào lâu đài.

    Là nơi chiêm ngưỡng hoa anh đào tuyệt đẹp

    Lâu đài Himeji có hơn 1.800 cây hoa anh đào, được trồng ở trong khuôn viên, xung quanh pháo đài chính, tường và hào nước. Điều này khiến cho nơi đây trở thành một trong 100 điểm ngắm hoa anh đào hàng đầu Nhật Bản.

    Himeji-Castle-hoa-anh-dao
    Ảnh: japanobjects

    Lâu đài Himeji trong văn hóa đại chúng

    Là lâu đài duy nhất ở Nhật Bản có danh hiệu vừa là Báu vật quốc gia được chỉ định vừa là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, có lẽ vì thế mà Lâu đài Himeji giữ vị trí quan trọng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản và quốc tế.

    Theo truyền thuyết, Lâu đài Himeji là nơi khởi sinh ra hai truyền thuyết về yêu quái khác nhau: Osakabehime và Bancho Sarayashiki.

    Okiku
    Banshu Sarayashiki. Ảnh: Monster Wiki

    Osakabe hime là yêu quái sống trong Lâu đài Himeji và chỉ gặp lãnh chúa lâu đài mỗi năm một lần để kể cho ông nghe về số phận của lâu đài. Câu chuyện của cô đã tạo cảm hứng cho một vở kịch Kabuki và đây được coi là một trong những vở kịch hay nhất.

    Bancho Sarayashiki là một câu chuyện ma kể về một cái giếng nằm trong khuôn viên Lâu đài Himeji. Trong một phiên bản của câu chuyện này, một người hầu xinh đẹp tên Okiku bị buộc tội trộm cắp, sau đó bị đánh đập và dìm xuống giếng. Okiku trở thành một linh hồn báo thù (Onryo), hành hạ kẻ giết mình bằng cách đếm đến chín rồi phát ra một tiếng thét khủng khiếp tượng trưng cho chiếc đĩa thứ mười bị mất tích.

    You-Only-Live-Twice
    Bộ phim "You Only Live Twice". Ảnh: filmaffinity

    Đối với văn hóa đại chúng hiện đại, Lâu đài Himeji là bối cảnh cho loạt phim ngắn về Shogun của James Clavell, tác phẩm Kagemusha của Kurosawa Akira và đáng chú ý nhất là bộ phim James Bond – “You Only Live Twice” ra mắt vào năm 1967.

    Các nhà làm phim của “You Only Live Twice” đã đưa hình ảnh tòa lâu đài vào bộ phim, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nơi đây, cũng như tạo nên sự đối lập với những khung cảnh kịch tính của bộ phim.

    Cách đến lâu đài Himeji

    Lâu đài Himeji cách Ga JR Himeji 15 phút đi bộ.

    Kyoto: Từ Ga Kyoto, hãy đi tàu Tokaido-Sanyo Shinkansen, chuyến đi mất 45 phút.

    Osaka: Từ Ga Osaka, đi Tuyến JR Tokaido-Sanyo, chuyến đi mất 60 phút.

    Tokyo: Từ Ga Tokyo, đi tàu Tokaido-Sanyo Shinkansen, chuyến đi mất 3 giờ.

    Những nơi tuyệt vời để ngắm trọn khung cảnh lâu đài Himeji

    Phố Otemae

    Phố Otemae là lối đi dạo dài 1km nối liền Ga Himeji với khuôn viên lâu đài. Chỉ mất 15-20 phút tản bộ để bạn có thể quan sát một phần sống động của cuộc sống địa phương, phía cuối con đường là tòa lâu đài Himeji hiện ra mang tính tương phản với những căn nhà hiện đại.

    otemae
    Ảnh: Nippon

    Đài quan sát

    Đài quan sát này nằm ngay bên ngoài ga Himeji và nhìn ra phố Otemae. Khai trương vào năm 2013, nơi đây có tầm nhìn không bị cản trở ra lâu đài và các pháo đài phụ inui-kotenshu và nishi-kotenshu.

    Công viên Shiromidai

    Công viên nằm ở phía đông nam của lâu đài, nổi bật bởi đài quan sát được thiết kế theo kiểu lan can bằng đá và bản sao kích thước thật của sinh vật thần thoại Shachihoko, thường dùng để tô điểm cho mái nhà của lâu đài. Những yếu tố này kết hợp với Lâu đài Himeji sừng sững phía xa tạo nên phông nền ấn tượng cho những bức ảnh kỷ niệm.

    cong-vien
    Ảnh: Nippon

    Quảng trường Sannomaru

    Khu vực rộng lớn này nằm bên trong Công viên Himeji, gần cầu và Otemon - cổng chính của khu phức hợp. Mở cửa cho công chúng, vị trí ở chân lâu đài khiến nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng để nhìn ngắm lâu đài ở khoảng cách gần nhất.

    phieu-luu-gulliver
    Phiêu lưu cùng Gulliver đi thuyền quanh lâu đài Himeji. Ảnh: VOV

    Trong Phiêu lưu cùng Gulliver mùa 4, Lâu đài Himeji sẽ được nhìn ngắm ở một góc nhìn khác, không phải trên bờ. Cùng đón xem điều bất ngờ gì sẽ có ở tập mới phát sóng cuối tuần này nhé!

    kilala.vn

    Lịch phát sóng Phiêu lưu cùng Gulliver - Mùa 4 Reloaded

    Lên sóng từ 28/10 - 8/12/2023

    Kênh VOVTV:

    - Phát chính: 20h00 - 20h30 Chủ Nhật hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 08h30 - 09h00 thứ Ba hàng tuần

    - Phát lại lần 2: 22h40 - 23h10 thứ Sáu hàng tuần

    Kênh VTC9:

    - Phát chính: 18h00- 18h30 thứ Bảy hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 11h30 - 12h00 thứ Ba hàng tuần

    - Phát lại lần 2: 22h00 - 22h30 thứ Năm hàng tuần

    Kênh VTC1:

    - Phát chính: 16h15 - 16h45 Chủ Nhật hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 23h25 - 23h55 thứ Hai tuần kế tiếp

    - Phát lại lần 2: 09h15 - 09h45 thứ Ba tuần kế tiếp

    Đừng quên bấm theo dõi Fanpage Phiêu lưu cùng Gulliver -Run Gulliver- để cập nhật những tin tức và hình ảnh hậu trường thú vị từ chương trình!

    lich-phat-song

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!