Nguồn gốc của những buổi diễn tập bắt động vật hoang dã tại sở thú Nhật

    Những buổi diễn tập ở sở thú Nhật có sự tham gia của con người hóa thân thành những động vật hung dữ như hổ, báo… tuy mang đến nhiều hình ảnh khá hài hước nhưng nguyên do của việc diễn tập thường xuyên này lại đến từ một sự cố 90 năm trước.

    Sở thú là nơi sinh sống của những loài động vật nguy hiểm, chính vì thế nơi đây luôn phải đảm bảo đạt được những yêu cầu cao về mặt an ninh cũng như chuẩn bị trước cho những tình huống không may xảy ra. 

    Ngoài việc xây dựng tường bao quanh, lưới kiên cố thì tất cả các sở thú đều tiến hành huấn luyện nửa năm một lần để đối phó với các tình huống trốn thoát khác nhau của động vật. Nhưng các sở thú ở Nhật Bản lại có phần dàn dựng công phu hơn với việc sử dụng những nhân viên trông coi vườn thú mặc trang phục hóa trang giả làm động vật chạy trốn. Các tiểu phẩm đôi khi có vẻ ngớ ngẩn nhưng bắt nguồn từ một sự cố có thật đáng báo động diễn ra ở vào mùa hè năm 1936.

    diễn tập

    Những người trong sở thú bao vây một con tinh tinh trong một buổi diễn tập.

    Đây là năm có lẽ xảy ra nhiều sự kiện khó quên đối với người dân Nhật như: âm mưu đảo chính ở Đế quốc Nhật Bản (26/02); vụ giết người gây chấn động nước Nhật với hung thủ là Sada Abe – một gái mại dâm (18/05)… và sự cố ở Sở thú Ueno, Tokyo vào tháng 07 càng làm tăng nỗi sợ của người dân tại một nơi đáng lý ra được đến để thư giãn vào cuối tuần.

    Vào ngày 25/07, một con báo đen đã trốn thoát khỏi lồng trong đêm. Con báo vừa được đưa đến từ Thái Lan 3 tháng trước đó và có hành vi hung dữ. Sau khi ban quản lý vườn thú kết luận con vật đã trốn thoát ra ngoài vườn thú, toàn bộ khu phố Ueno ở Tokyo đã bị phong tỏa, 80 cảnh sát và nhân viên cứu hỏa đã được huy động.

    các báo đưa tin

    Mainichi Shimbun đưa tin về vụ việc.

    Nhiều đội tìm kiếm ở trong và ngoài Tokyo đã kết hợp cùng nhân viên sở thú cho cuộc truy tìm này. Sau vài giờ, cuối cùng họ cũng tìm thấy con báo trốn vào cống và ẩn nấp dưới nắp cống. May mắn thay, không có ai bị thương nhưng nhiệm vụ nguy hiểm là bao vây và bắt giữ nó.

    Theo các báo cáo, họ đã nghĩ ra một kế hoạch gọi là “chiến lược Tokoroten” dựa vào phương pháp làm món mì từ Kanten. Cụ thể, một tấm chắn có kích thước bằng lối đi sẽ được đưa vào trong cống và từ từ nhích về phía trước để ép con báo ra ngoài. Một cái lồng sẽ được đặt trên nắp cống. Tuy nhiên, vấn đề là không ai dám tiếp nhận công việc nguy hiểm này.

    báo đưa tin

    Tiêu đề với nội dung "Ôi không! Một thành viên của rừng rậm đã trốn thoát!".

    Cuối cùng, một người đàn ông tên Kunitaro Harada, người làm việc trong sở thú, đã tình nguyện. Từng là một đô vật sumo, Harada là một người đàn ông vạm vỡ, lúc ấy ông chia sẻ rằng sẵn sàng đối đầu trực tiếp với con báo, nhưng sau đó thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng thật sự ông rất sợ hãi, nhưng nếu ông không làm thì không ai có thể làm được.

    phương pháp tokoroten

    Phương pháp Tokoroten.

    Chiến lược Tokoroten đã thành công và đội đã bắt sống được con báo. Nhưng kể từ sự cố đó, và sự hỗn loạn xảy ra sau đó, một quy trình đã được đưa ra để chuẩn bị cho những tình huống như vậy. 

    Dù ngày nay, những cuộc diễn tập thường được lan truyền với hình ảnh khá hài hước và thú vị tuy nhiên đó cũng có thể là cách để người Nhật chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    vây bắt

    Cảnh sát giăng lưới để vây bắt.

    tình huống

    Tạo tình huống có người bị thương.

    vây bắt

    Cuối cùng con vật cũng bị bắt.

    con hổ

    Một tình huống khác khi một chú sư tử 2 chân xổng chuồng.

    biểu cảm của hổ

    Biểu cảm của những chú sư tử khi theo dõi buổi diễn tập.

    bị bắt

    Cuối cùng con vật "nguy hiểm" cũng bị bắt.

    kilala.vn

    26/02/2023

    Nguồn: spoon-tamago

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!