Việt Nam, Nhật Bản đón siêu trăng đặc biệt
(Ảnh: vutrutrongtamtay.org)
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng, Trái Đất ở giữa. Do có Trái Đất chắn phía trước nên Mặt Trăng chỉ nhận được rất ít ánh sáng tới từ Mặt Trời, nên xuất hiện màu đỏ thẫm, còn gọi là "mặt trăng máu".
Sự kiện nguyệt thực năm nay còn xảy trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó) nên bạn cũng sẽ thấy Mặt Trăng lớn hơn những đêm trăng tròn thông thường một chút.
(Ảnh: vutrutrongtamtay.org)
Theo giờ Việt Nam, nguyệt thực sẽ bắt đầu pha nửa tối lúc 17h51 ngày 31/1, sau đó bắt đầu sang pha một phần vào lúc 18h48. Pha toàn phần kéo dài từ 19h51 đến 21h07 với cực đại rơi vào 20h29. Tới 22h11 thì pha một phần kết thúc và tới 23h08 cùng ngày pha nửa tối cũng kết thúc.
Nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, hoàn toàn không có hại cho mắt, nhưng nếu có kính thiên văn, ống nhòm hoặc các camera có độ phóng đại quang học tương đối lớn thì việc quan sát sẽ thú vị hơn.
Đăng nhập tài khoản để bình luận