Onigiri - Cơm nắm Nhật Bản

    Có thể nói rằng ngoài Sushi thì Onigiri (Cơm nắm) được coi là một trong những món đặc trưng nhất trong các món ăn dân dã của xứ phù tang. Nếu có dịp đến Nhật và có cơ hội thưởng thức cơm nắm bạn sẽ phải ngạc nhiên trước sự đa dạng của món ăn này cả về hình thức và hương vị. 
    cơm nắm Nhật Bản - Onigiri
    (Ảnh minh họa)

    Tên gọi "Onigiri" xuất phát từ động từ “Nigiru” - tức “nắm” hoặc “nắn” trong tiếng Nhật, được hiểu nôm na là cơm được nắm thành những hình dáng thuận tiện cho việc mang đi. Món ăn cầm tay này bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử và dần phổ biến trong đời sống của người dân Nhật không chỉ vì sự tiện lợi của nó mà còn là cách người Nhật thể hiện sự tôn vinh đối với hương vị ngọt lành của hạt gạo. Có thể nói không ngoa rằng những nắm cơm Onigiri chính là hình ảnh về một nước Nhật giản dị nhưng vô cùng tinh tế.

    Lịch sử cơm nắm của người Nhật

    Các tài liệu viết vào khoảng những năm 1600 cho thấy nhiều Samurai giữ cơm nắm bọc trong lá tre để dùng cho bữa trưa ăn nhanh vào lúc chiến tranh, nhưng nguồn gốc của Onigiri có từ lâu trước đó. Trước khi việc dùng đũa phổ biến vào thời kì Nara, cơm được nắm thành nắm nhỏ để dễ cầm. Vào thời kì Heian, cơm cũng được nắn thành hình tứ giác nhỏ để dễ xếp chồng lên nhau trên đĩa và dễ ăn.

    Từ thời kì Kamakura đến đầu thời kì Edo, Onigiri được dùng trong bữa ăn nhanh. Điều này có ý nghĩa vì đầu bếp chỉ cần nghĩ làm thế nào để làm đủ Onigiri mà không cần lưu tâm đến việc phục vụ. Onigiri lúc bấy giờ chỉ là nắm cơm có rắc muối. Việc thêm Nori vào Onigiri chỉ trở nên rộng rãi kể từ thời kì Meiji khi rong biển khô Nori được trồng và làm thành tấm mỏng phổ biến.

    Trước đây người ta cho rằng Onigiri không thể được sản xuất với máy móc vì kĩ thuật nắn thành nắm quá khó để máy móc có thể thực hiện được. Vào những năm 1980, máy làm Onigiri hình tam giác được chế tạo. Lúc đầu nó đã phải đương đầu với những người hoài nghi nhờ vào việc thay vì cuộn phủ thứ được thêm vào, thứ thêm vào này chỉ cần được đặt vào lỗ trong Onigiri và lỗ này được Nori che phủ. Thêm vào đó, Onigiri làm bằng máy này luôn được bọc sẵn rong biển khô, và sau một thời gian rong biển trở nên ẩm và dính. Lối bao bọc đã được cách tân bằng cách cho phép Nori được bọc riêng biệt với cơm. Khi dùng cơm, người ăn có thể mở gói Nori và bọc lên Onigiri. Việc thành phần thêm vào Onigiri được lắp vào thay vì được cuộn bọc, vốn là một hạn chế, nhưng lại làm cho việc thay đổi thành phần được dễ dàng.

    Đến công nghiệp hóa Onigiri

    lịch sử cơm nắm Onigiri
    (Ảnh minh họa)

    Ngày nay bạn có cơ hội thưởng thức những nắm cơm Onigiri cầu kì và thơm ngon hơn phiên bản truyền thống rất nhiều, dù vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của phần cơm trộn muối. Cũng bắt nguồn từ tình yêu đối với món ăn truyền thống này, người Nhật đã sáng tạo và công nghiệp hóa món Onigiri để những thực khách đam mê ẩm thực Nhật Bản trên thế giới có cơ hội được thưởng thức món cơm nắm Onigiri ở bất kỳ đâu.

    Tại Việt Nam mô hình cửa hàng cơm nắm đầu tiên đã ra đời hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm ẩm thực hết sức thú vị. Đặc biệt với công nghệ sản xuất chế biến hiện đại được chứng nhận bởi ISO9001 và BRC-Food, cùng nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Nhật sẽ là những tiêu chí đảm bảo cho chất lượng và hương vị tinh túy của món ăn đậm chất truyền thống Nhật Bản này.

    Cửa hàng Cơm nắm Nhật Bản

    TOKYO MUSUBI

    Chi nhánh Công ty TNHH Angimex-Kitoku tại TP.HCM

    Địa chỉ: Số 91 Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
    Điện thoại: (08) 39140701 / Fax: (08) 39140703
    Open: 10:00 - 18:00 (T2-T6)

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!