Trẻ em Nhật sợ nhà vệ sinh kiểu truyền thống

    Nhà vệ sinh với bồn cầu ngồi xổm kiểu truyền thống khiến không ít trẻ em Nhật cảm thấy khó sử dụng và nhịn đi đại tiện, gây ra táo bón.

    Bồn cầu vệ sinh nhiều tính năng của Nhật Bản với những trang bị hiện đại như vòi xịt nước tự động, hệ thống sưởi. từ lâu đã ấn định thương hiệu công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những nhà vệ sinh với thiết bị xịn xò này, ở Nhật còn tồn tại một kiểu WC được gọi là “和式トイレ - washiki toire”, nghĩa là “nhà vệ sinh kiểu Nhật” với loại bồn cầu đơn giản, về cơ bản chỉ là một cái máng mà bạn có thể xả thẳng xuống.

    washiki toire

    "Washiki toire" với bồn cầu ngồi xổm. Ảnh: takamatsu-udmap.jp

    “Washiki toire” từng là tiêu chuẩn ở Nhật Bản, nhưng chúng đang trở nên ít phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay có một nơi mà nhà vệ sinh truyền thống kiểu Nhật vẫn còn rất phổ biến: trường học.

    Theo Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2020, chỉ có 57% trường tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật Bản có nhà vệ sinh kiểu phương Tây (dữ liệu gần đây nhất về chủ đề này được thu thập). Điều đó có nghĩa là cứ mười học sinh thì có khoảng bốn học sinh phải sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm.

    [subscribe]

    Theo tổ chức nghiên cứu Japan Toilet Labo, điều này đang góp phần làm tăng tỷ lệ táo bón ở trẻ em Nhật. Trong cuộc khảo sát hàng năm, thu thập dữ liệu từ phụ huynh của 1.000 trẻ em ở độ tuổi tiểu học, Japan Toilet Labo phát hiện ra rằng 20,1% trẻ em bị táo bón hoặc các triệu chứng tiền táo bón, một con số cao hơn so với nghiên cứu năm ngoái.

    Tổ chức khẳng định rằng việc kìm nén cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục có thể gây táo bón và cuộc khảo sát cho thấy 81,8% trẻ em bị táo bón thường xuyên hoặc đôi khi bị táo bón nếu chúng ở trường, chỉ 38,4% trẻ em không gặp phải bất kỳ triệu chứng táo bón nào.

    táo bón
    Ảnh: parenting.firstcry.com

    Dữ liệu từ cuộc khảo sát cho thấy, nhiều trẻ em gặp khó khăn khi phải sử dụng bồn cầu truyền thống kiểu Nhật để đi đại tiện. Cuộc khảo sát cho biết 26,7% trẻ em ở độ tuổi tiểu học không thể sử dụng bồn cầu. Từ dữ liệu có thể thấy đây là một vấn đề đặc biệt lớn đối với các bé trai khi có đến 33,4% các em nam không thể sử dụng, trong khi con số này ở các bé gái chỉ là 18,9%.

    Mặt khác, có 47,1% bé trai và 55,3% bé gái khi được hỏi cho biết có thể sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật nhưng không thích, 19,5% bé trai và 25,8% bé gái không có vấn đề khi sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật.

    Bất chấp những con số đó, đối với câu hỏi tại sao không muốn sử dụng nhà vệ sinh của trường học (cho phép nhiều câu trả lời), chỉ 9,1% cho biết đó là do nhà vệ sinh kiểu Nhật Bản và Japan Toilet Labo kêu gọi các trường học thực hiện các biện pháp để tăng cường toàn diện chất lượng và bầu không khí của các cơ sở vệ sinh của họ.

    Lý do nhà trẻ không sử dụng nhà vệ sinh ở  trường phổ biến nhất là "không muốn bạn bè biết" với 26,5%. Các lý do tiếp theo là "không thoải mái" với 22,2%, "không kịp thời gian quay trở lại lớp" với 22%, "sợ bạn bè cười" với 15%. Những lý do theo sau phần lớn đều liên quan đến các vấn đề của nhà vệ sinh như "nhà vệ sinh bẩn" (12,9%), "nhà vệ sinh có mùi" (10,5%) và "bồn vệ sinh kiểu Nhật khó sử dụng" (9,1%).

    nhà vệ sinh trường học
    Ảnh: Sora News

    Tuy nhiên, việc trẻ em không quen với bồn cầu ngồi xổm là một vấn đề đáng được giải quyết. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết khoảng 90% trường học có kế hoạch bổ sung nhà vệ sinh kiểu phương Tây, thậm chí cung cấp các khoản trợ cấp để giúp các trường chi trả cho việc chuyển đổi, đồng thời hy vọng những sáng kiến ​​và nhận thức như vậy sẽ giúp học sinh có thể mong đợi những điều tuyệt vời hơn như vui chơi với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa sau giờ học, thay vì “Chắc chắn sẽ rất tuyệt khi cuối cùng cũng được đi ị sau khi hết giờ học”.

    Xem thêm: Tại sao người Nhật tách riêng nhà tắm và nhà vệ sinh?

    kilala.vn

    03/12/2022

    Bài: Happy
    Nguồn: Sora News

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!