Tiêu thụ thịt rừng tăng mạnh tại Nhật Bản
Tiếp nối đà tăng trưởng, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ tiêu thụ 4.000 tấn thịt rừng vào năm 2025.
Lý do đằng sau mức tăng này là thói quen lâu đời và việc mở rộng tiêu thụ thịt rừng trong lĩnh vực nhà hàng, bên cạnh đó là sự phát triển của các cách sử dụng mới như làm thức ăn cho thú cưng.
Tại Nhật Bản, thịt thú săn hoang dã và các món ăn sử dụng loại thịt đó được gọi là “jibie” , bắt nguồn từ thuật ngữ “gibier” trong tiếng Pháp, có nghĩa là thịt từ các loài chim và động vật hoang dã bị săn bắn. Văn hóa ăn thịt thú rừng ở Nhật Bản đã có nguồn gốc lâu đời.
Và vào thời Edo (1603-1868), mặc dù ăn thịt là điều cấm kỵ nhưng một mật mã đã được sử dụng. Theo đó thịt nai được gọi là lá đỏ (momiji) và thịt lợn rừng được gọi là hoa mẫu đơn (botan), để mọi người có thể khẳng định chúng không phải là thịt mà tiêu thụ bình thường. Hay lợn rừng còn có một tên gọi khác là yamakujira hay “cá voi núi”.
Được biết vào năm 2022, tổng thiệt hại mùa màng do chim và động vật hoang dã gây ra là 15,6 tỷ Yên, trong đó khoảng 70% là do hươu, lợn rừng và khỉ. Những cải tiến trong việc bắt giữ và một số biện pháp khác đã khiến thiệt hại giảm 30% kể từ năm tài chính 2010. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản tuyên bố rằng “mức thiệt hại đã ngừng cải thiện và một số lượng đáng kể các thiệt hại vẫn đang tiếp diễn”.
Để thịt thú săn có thể được phân phối trên thị trường, các loài chim và động vật hoang dã bị bắt cần phải được chế biến đúng cách, bao gồm cả việc tháo máu. Vì vậy vào tháng 5 năm 2023, Bộ đã giới thiệu một chương trình đào tạo thợ săn thú rừng để hỗ trợ.
Hệ thống chứng nhận thịt rừng quốc gia cũng đã được triển khai để thúc đẩy quản lý vệ sinh tại các cơ sở chế biến thịt. Ngoài ra, các cuộc thi về ẩm thực thịt thú rừng cũng đang được tổ chức, với mục đích làm cho việc chế biến thịt thú rừng ở nhà, nhà hàng và trường học trở nên phổ biến hơn.
kilala.vn
Nguồn: Nippon
Đăng nhập tài khoản để bình luận