Nhà ga không người điều khiển khiến người dân Nhật Bản lo ngại

    Trong bối cảnh dân số giảm, ngày càng nhiều nhà ga trên các tuyến tàu địa phương của Nhật Bản chuyển sang hoạt động mà không có người điều khiển.

    Xu hướng này thể hiện rõ ngay cả ở các nhà khai thác đường sắt lớn nhất quốc gia, với gần 60% trong số 4.368 nhà ga do 6 công ty vận tải hành khách của Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản vận hành hiện đang hoạt động mà không có nhân viên. Tuy nhiên, các trạm không người điều khiển mang theo những mối lo ngại, đặc biệt là về ảnh hưởng của nó đến sự thuận tiện và an toàn.

    Xu hướng nhà ga không người điều khiển gây lo ngại.
    Ảnh: Japan Today

    Một quan chức chính quyền địa phương nhớ lại cảm giác hoang mang vì thiếu thông tin tại Ga Ozai ở thành phố Oita hồi đầu tháng này sau khi cơn bão Khanun quét qua khu vực Kyushu phía tây nam Nhật Bản, buộc các chuyến tàu phải tạm ngưng hoặc hủy bỏ.

    Những bất tiện còn vượt ra ngoài các trường hợp khẩn cấp hoặc việc sử dụng sân ga thông thường. Một học sinh trung học năm ba cho biết cô cảm thấy "khó chịu" khi không thể gia hạn thẻ đi lại thông qua nhân viên vì quầy bán vé đã đóng cửa.

    Quyết định sa thải nhân viên khỏi nhà ga được đưa ra bất chấp nơi đây là điểm dừng của các chuyến tàu tốc hành vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối, đồng thời nằm gần khu phát triển dân cư mới.

    Trong năm tài khóa 2021, Ga Ozai đón trung bình 1.789 hành khách mỗi ngày, là một trong những ga đông đúc nhất trên toàn bộ mạng lưới của Công ty Đường sắt Kyushu.

    Hiện nay chỉ riêng trên các tuyến JR Kyushu, có đến 338 trạm tương đương 59% không có người vận hành. Các công ty khác trong khu vực thậm chí còn có tỷ lệ cao hơn, với Công ty Đường sắt Hokkaido và Công ty Đường sắt Shikoku do nhà nước hỗ trợ lần lượt vận hành 71% và 81% số nhà ga mà không có nhân viên.

    Ngược lại, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, đơn vị quản lý các ga ở nhiều khu đô thị tập trung như Tokyo, lại có tỷ lệ thấp nhất là 47%.

    Cơn bão Khanun đổ bộ Nhật Bản hồi tháng 8/2023 khiến giao thông nước nhiều nơi tê liệt.
    Ảnh: laprensalatina.com

    Các trạm không người điều khiển cũng trở thành đối tượng tranh chấp pháp lý. Kể từ năm 2020, những người sử dụng xe lăn và các bên khác đã đệ đơn kiện nhiều vụ việc lên Tòa án tỉnh Oita, cho rằng quyền tự do đi lại được hiến pháp bảo vệ của họ đã bị vi phạm.

    Một số nguyên đơn cho biết họ không thể lên tàu nếu không đặt chỗ trước và việc phải làm như vậy là một gánh nặng đối với họ.

    Đối với những người khác, việc thiếu nhân viên có thể gây tử vong. Vào tháng 12, một phụ nữ khiếm thị đã bị tàu hỏa tông chết trên đường ray tại ga Tsukumi ở tỉnh Oita.

    Tuy nhà ga không phải hoàn toàn không có người điều khiển nhưng vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm không có nhân viên tại chỗ. Vụ việc dẫn đến những câu hỏi về sự an toàn của các trạm không được giám sát.

    [subscribe]

    Trong nỗ lực cải thiện dịch vụ tại các ga không có nhân viên, JR Kyushu đã đưa ra hệ thống camera và hệ thống liên lạc nội bộ. Và mặc dù công ty cũng có thể cử nhân viên đến giúp đỡ nếu cần nhưng hành khách cần phải liên hệ trước.

    Ở những nơi khác trong nước, một số nhà khai thác đang nỗ lực để tránh các nhà ga trống. JR East đã ký các thỏa thuận với Japan Post Co (Tập đoàn Bưu chính Nhật Bản) để ủy thác một số dịch vụ của mình.

    Nhà ga tại Ga Emi trên Tuyến Uchibo ở Kamogawa, tỉnh Chiba khi xây dựng lại đã được liên kết với bưu điện. Trong giờ làm việc các ngày trong tuần, nhân viên của bưu điện vừa xử lý việc bán vé tàu, vừa hoàn thành các công việc thông thường của họ đối với bưu điện.

    JR East có kế hoạch mở rộng hệ thống tương tự tới hai ga nữa ở tỉnh Chiba và Tochigi vào năm tới, đơn vị Đường sắt Shinano ở tỉnh Nagano, miền trung Nhật Bản cũng đang ký thỏa thuận với bưu điện.

    kilala.vn

    29/08/2023

    Bài: Ciro
    Nguồn: Japan

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!