Nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy Omicron ít đáng lo ngại hơn?

    Việc phát hiện người nhiễm chủng Omicron có ít khả năng chuyển nặng đã tạo nên tia hi vọng cho việc sớm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.

    Một nhóm nghiên cứu ở Anh đã có nghiên cứu so sánh giữa khoảng 56.000 người bị nhiễm biến thể Omicron với khoảng 269.000 người bị nhiễm biến thể Delta. Từ đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mang biến thể Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn từ 40 - 45% so với những người nhiễm chủng Delta. 

    Các quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra thông báo vào ngày 04/01 rằng Omicron làm giảm nguy cơ chuyến biến nặng so với biến thể Delta. 

    omicron

    Ảnh: Mainichi

    Sự khác biệt này đến từ đâu? Theo nguyên lý, coronavirus lây nhiễm sang một người khi các protein đột biến của nó tự liên kết với các thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào người. Virus lây lan khắp cơ thể khi các tế bào bị nhiễm hợp nhất với các tế bào bình thường khác, và người ta tin rằng khi các tế bào hợp nhất tạo thành một khối lớn, nó có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như tổn thương các cơ quan nội tạng.

    Khả năng nhiễm SARS-CoV-2 ở mũi (cao) so với phổi ngoại vi (thấp). Chính vì thế, nếu khoang mũi là vị trí ban đầu virus “trú ngụ”, thì đây cũng là vị trí làm trung gian cho sự lây nhiễm virus đến phổi thông qua việc thở.

    Gần đây, Genotype to Phenotype Japan (G2P-Japan), một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về coronavirus có trụ sở tại Viện Khoa học Y tế của Đại học Tokyo, đã phát hành một loạt tài liệu preprint (bài báo học thuật chưa qua bình duyệt) vào tháng 12/2021. Theo đó, biến thể Omicron không liên kết với tế bào người dễ dàng như biến thể Delta.

    sự lây lan của omicron

    Ảnh: euronews

    Để so sánh sự khác biệt giữa hai biến thể, nhóm nghiên cứu đã cho lây nhiễm các tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ con người và so sánh mức độ hợp nhất của chúng với các tế bào bình thường xung quanh. Kết quả cho thấy biến thể omicron ít "dính" hơn đáng kể.

    Omicron thiếu một đột biến được gọi là P681R, có trong biến thể Delta và được cho là làm tăng khả năng kết hợp coronavirus với các tế bào. Akatsuki Saito, Phó Giáo sư về Virus học tại Đại học Miyazaki ở Tây Nam Nhật Bản và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Biến thể Omicron có xu hướng "kén chọn" đối với những tế bào mà nó liên kết, điều này có thể là nguyên nhân chính hạn chế sự chuyển biến nặng của nó."

    Các nhà nghiên cứu cũng đã cấy biến thể Omicron cho chuột lang. So với biến thể Delta và các chủng coronavirus trước đó, sau 5 ngày, tế bào phổi của chuột bị nhiễm trùng ít hơn, đồng thời không bị thiếu hụt dung tích phổi và không bị sụt cân. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng so với các chủng khác, biến thể Omicron có thể được cho là ít có khả năng gây ra COVID-19 nghiêm trọng cho con người.

    Nhưng đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu, những lo ngại vẫn còn đó. Các xét nghiệm máu trên những người được tiêm chủng hai mũi đã cho thấy các kháng thể hiệu quả chống lại biến thể Omicron có thể giảm đáng kể sáu tháng sau khi tiêm chủng. Các chỉ số lại tăng lên với mũi tiêm thứ ba, tức các mũi tiêm tăng cường được cho là thể hiện tính hiệu quả, nhưng vẫn chưa biết tác dụng của các biện pháp này sẽ kéo dài bao lâu.

    tiêm chủng covid-19

    Ảnh: The Japan Times

    "Khả năng thoát khỏi miễn dịch của biến thể Omicron đang được cải thiện, nhưng nếu tổng số người nhiễm bệnh tăng lên, số lượng bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng sẽ tăng lên tương ứng, điều này dẫn đến lo ngại về áp lực cho hệ thống y tế", Terumasa Ikeda, một nhà Virus học và là Phó Giáo sư tại Đại học Kumamoto cho biết. Ông cũng cảnh báo: "Không có cách nào để phủ nhận rằng các đột biến trong tương lai có thể làm tăng khả năng sinh sôi biến thể và khả năng gây bệnh của virus, vì vậy chúng ta cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa".

    [subscribe]

    Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia áp dụng quy tắc nghiêm ngặt khi biến thể Omicron bắt đầu xuất hiện trên thế giới, gồm việc tái áp dụng lệnh cấm nhập cảnh do lo ngại biến chủng Omicron vào ngày 30/11/2021. Cùng ngày, Nhật cũng đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. 

    biến thể omicron

    Ảnh: CNN

    Ngày 07/01, chính quyền Tokyo cho biết nơi đây đã ghi nhận 922 ca nhiễm coronavirus, sau 641 ca nhiễm một ngày trước đó. Đây là lần đầu tiên con số lây nhiễm hàng ngày của Tokyo lên đến mốc 900 ca kể từ ngày 15/09/2021. Trước đó Nhật Bản đã khiến thế giới bất ngờ với việc số ca nhiễm COVID-19 giảm kỷ lục và có thể bị xóa sổ. Tuy nhiên, Omicron đã khiến tình thế thay đổi!

    Xem thêmCác giả thuyết phía sau sự "biến mất" thần kỳ của COVID-19 ở Nhật

    kilala.vn

    08/01/2022

    Nguồn: Mainichi

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!