Loại nấm cực độc, gây teo não xuất hiện tại các công viên Nhật

    Báo cáo về loại nấm san hô lửa có chất độc gây chết người tăng cao ở Nhật Bản, chủ yếu đến từ các tỉnh Kanagawa, Chiba và Fukui.

    Podostroma cornu-damae, còn được gọi là san hô lửa độc trong tiếng Anh hay “Kaentake - カ エ ン タ ケ” (nghĩa đen là "nấm lửa") trong tiếng Nhật. Chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng đã được tìm thấy ở Indonesia, Papua New Guinea và một số vùng của Úc. Với màu đỏ rực và hình dạng giống san hô, nó nổi bật giữa màu nâu sẫm và xanh của bụi bẩn, rêu, lá rụng và các thảm thực vật khác dưới gốc cây, nơi nó phát triển mạnh.

    nấm san hô

    Nấm san hô với màu đỏ rực ẩn chức độc tính cực mạnh.

    Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại nấm có vẻ ngoài đẹp, rực rỡ, bắt mắt, bạn không nên ăn nó. Đây là loài nấm chết người thứ hai trên thế giới sau loại nấm có tên gọi là “Thiên thần hủy diệt - Amanita virosa”. San hô lửa độc chứa một số độc tố nấm trichothecene và có thể gây chết người. 

    Một số vụ ngộ độc đã được báo cáo, gần đây nhất là vào năm 1999 khi một người đàn ông ở Niigata chết sau khi ăn một hoặc hai gam rượu ngâm rượu sake và vào năm 2000, một người đàn ông ở Gunma chết sau khi ăn nấm chiên.

    Nếu bạn lỡ ăn một miếng thì các triệu chứng sẽ bao gồm: đau bụng, nôn mửa, bong tróc da, rụng tóc, giảm bạch cầu và tiểu cầu, suy các cơ quan và thậm chí giảm các chức năng vận động và nguy hiểm hơn là nó sẽ thu nhỏ tiểu não.

    biển báo cấm

    Những biển cảnh báo và cấm chạm, hái loại nấm này. Ảnh: Yamato

    Và nếu điều đó chưa đủ tệ, thì san hô lửa độc là một trong những loại nấm hiếm được cho là có thể gây phát ban, sưng tấy và kích ứng da khi chỉ chạm vào nó.

    Theo TV Asahi, một số mẫu san hô lửa độc được phát hiện trong công viên Zama Yatoyama ở thành phố Zama, tỉnh Kanagawa. Giám đốc Công viên - Masashi Sugawara cho biết các nhân viên đã tình cờ tìm thấy nấm dưới gốc cây ở một số địa điểm, cả ở những khu vực người dân không được vào và khu vực công cộng bên cạnh một chòi gỗ. Họ nhanh chóng loại bỏ nấm bằng xẻng, bao gồm cả đất xung quanh chúng, để đảm bảo rằng không có sợi nấm nào bị sót lại.

    [subscribe]

    Mặc dù san hô lửa độc phổ biến nhất vào mùa thu, nhưng trên thực tế, nó có thể phát triển mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 6 - tháng 12. Miễn là có nhiều độ ẩm, nó không thấm vào sự thay đổi của nhiệt độ. Vì đã có nhiều ngày mưa và một loạt các trận mưa lớn cục bộ trong tháng 7, là điều kiện chín muồi để bùng phát dịch bệnh.

    Ngoài thành phố Zama, nơi có công viên, các vụ nhìn thấy cũng đã được báo cáo ở thành phố Yokohama, thành phố Kawasaki và thành phố Atsugi ở tỉnh Kanagawa, cũng như các tỉnh Chiba và Fukui.

    nấm

    Ảnh: Botanica

    Theo Giáo sư Kimiko Hashimoto của Đại học Nông nghiệp Tokyo, san hô lửa độc phát triển dựa trên một loại nấm gây bệnh sống ở những cây sồi Nhật Bản bị bệnh héo rũ, bệnh này sẽ lây lan bởi bọ cánh cứng ambrosia trên cây sồi.

    Cho đến nay, căn bệnh này đã được xác nhận ở 42 tỉnh, đặc biệt là tỉnh Kanagawa, nơi có số lượng nấm tăng gấp 15 lần chỉ trong ba năm qua. Do đó, nhiều khả năng san hô lửa độc sẽ tiếp tục phát triển mạnh.

    Nếu bạn đang đến thăm các công viên hoặc đi bộ đường dài trong rừng ở Nhật Bản, tốt nhất bạn nên tránh xa bất kì loại nấm nào. Nếu có niềm đam mê với nấm, bạn hãy tìm chúng ở siêu thị, nhà hàng, chợ. những nơi bán các loại nấm an toàn.

    kilala.vn

    12/08/2022

    Nguồn: grapee

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!