Chùa Cầu Hội An tu bổ sau thời gian dài xuống cấp

    Việc trùng tu nhận được ý kiến đóng góp của Văn phòng Ủy ban UNESCO tại Hà Nội, Văn phòng JICA tại Việt Nam, Tổng Cục Văn hoá Nhật Bản.

    Sáng 28/12, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu Hội An được khởi công với sự có mặt hơn 100 đại biểu, các nhà khoa học, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cùng đông đảo du khách. Trải qua khoảng 400 năm tồn tại, đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm thấy trên thế giới.

    Lễ khởi công

    Lãnh đạo TP. Hội An phát biểu tại lễ khởi công dự án. Ảnh: VGP

    lễ khởi công

    Nghi thức khởi công dự án tu bổ Chùa Cầu sáng 28/12 . Ảnh: Tienphong

    Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư 20,2 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách tỉnh Quảng Nam và UBND TP. Hội An. Việc trùng tu thực hiện theo nguyên tắc bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, duy trì đồng thời giá trị và chức năng của di tích. Hiện vẫn rất đông du khách đến tham quan di tích.

    Kết cấu trên của chùa Cầu (thượng bộ) gồm phần cầu và miếu (chùa) đang có độ tách rời nhỏ, riêng phần mái nhiều chỗ đã bị dột, mỗi khi có mưa, nước từ mái thấm xuống làm ảnh hưởng các hạng mục bằng gỗ của công trình. Phần khớp nối ở một số trụ chống bị hư hỏng, xuống cấp. Phần mái ngói sẽ được tháo dỡ theo trình tự, vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng tối đa. Ngói thay mới tương đồng về kích cỡ, hình dáng, cấu trúc vật liệu với ngói cũ theo từng vị trí.

    phần mái

    Cấu kiện phần mái của Chùa Cầu đã bị xô lệch gây nguy hiểm cho khách tham quan. Ảnh: Tuổi Trẻ

    Cụ thể, chùa Cầu sẽ được trùng tu các hạng mục như: Gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, khung gỗ, mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và công tác tu bổ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; mạng internet, hệ thống camera an ninh và nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích.

    mái ngói

    Ảnh: Tienphong

    Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết với tuổi đời gần 400 năm, tồn tại trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã hơn 7 lần sửa chữa lớn, nhỏ, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay di tích đã ở trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên cần phải có giải pháp toàn diện để trùng tu cấp bách.

    UBND Thành phố đã giao Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa phối hợp với các cơ quan, ban ngành của Thành phố tổ chức triển khai thực hiện dự án với yêu cầu đặt ra là phải hết sức bài bản, khoa học, bảo đảm các nguyên tắc trùng tu di tích.

    chùa Cầu

    Trong thời gian tu sửa, chùa Cầu vẫn mở cửa đón du khách tham quan.

    Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý và bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, cho biết trước khi tu bổ chùa Cầu việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật di tích được đặc biệt chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng, từng chi tiết. Đồng thời tổ chức nhiều đợt khảo sát, đánh giá kết cấu và cấu kiện gỗ bằng sự kết hợp giữa máy móc thiết bị với kinh nghiệm của thợ mộc.

    “Di tích xuống cấp nhưng không thể đóng cửa như một nhà cổ khác được mà phải cho khách tham quan hàng ngày. Du khách đến Hội An mà không thăm Chùa Cầu thì sẽ thấy rất hụt hẫng. Do vậy thành phố và Trung tâm đã tính tới phương án trong quá trình triển khai thi công tu bổ vẫn cho khách tham quan, kể cả thi công đang diễn ra” – ông Ngọc nói.

    chùa Cầu

    Chùa Cầu là biểu tượng của Hội An. Ảnh: Wikipedia

    Tất cả các khâu chuẩn bị để tiến hành trùng tu chùa Cầu đều được thẩm định của Bộ VHTT&DL, Cục Di sản Văn hóa và Sở VHTT&DL Quảng Nam theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP. Ngoài ra còn có ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban UNESCO tại Hà Nội, Văn phòng JICA tại Việt Nam, Tổng Cục Văn hoá Nhật Bản.

    Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XV, đến nay đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại, chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt nam mà còn hiếm thấy trên thế giới, trở thành biểu tượng của TP. Hội An.

    kilala.vn

    29/12/2022

    Nguồn: Tổng hợp
    Ảnh bìa: Tuoitre, VGP

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!