Bạn sẽ bị theo dõi ở Shibuya?
Bạn luôn có cảm giác như có ai đó đang theo dõi mình? Điều đó có thể đúng ở Shibuya nếu kế hoạch lắp đặt 100 camera hỗ trợ AI của một công ty tiếp tục được thực hiện.
khi mọi người còn đang tranh luận gay gắt về mức độ riêng tư cá nhân trong thời đại thiết bị điện tử, thì một doanh nghiệp ở Nhật Bản đã “thêm dầu vào lửa”, khi công bố dự án lắp đặt 100 camera giám sát công nghệ AI tại phường Shibuya Tokyo nổi tiếng.
Công ty Intelligence Design lên kế hoạch cho “Dự án Shibuya 1000” nhằm tạo ra “một Shibuya lý tưởng, phù hợp với từng cá nhân”. Họ đề xuất thực hiện điều này bằng cách đặt 100 camera xung quanh Shibuya và thu thập nhiều thông tin khác nhau từ hàng triệu người đi qua một trong những khu phố sầm uất nhất Tokyo hàng ngày.
Hệ thống này được xây dựng dựa trên camera “IDEA Counter” của Intelligence Design. Camera này có hệ thống “Edge AI” - tức là phần mềm nhận dạng AI được nhúng trực tiếp vào máy. Việc này mang lại một số lợi ích kỹ thuật, cụ thể là không phải tốn nhiều tiền vào không gian lưu trữ. Chiếc máy có thể nắm bắt những thông tin mà nó cho là có giá trị và lưu lại thông tin đó để lưu trữ, đối chiếu thêm.
Vậy câu hỏi mà mọi người đặt ra là, hệ thống này thu thập dữ liệu thông tin để làm gì?
Về mặt lý thuyết, điều này cũng có thể an toàn và tuân thủ các quy định về dữ liệu. Nói cách khác, nó có thể ẩn danh thông tin mà nó thu thập, thay thế các mô tả quá cụ thể về một cá nhân bằng một ID được tạo duy nhất.
Tuy nhiên, theo một bài báo năm 2015 trên tạp chí Science, một nhóm các nhà khoa học dữ liệu đã chỉ ra cách họ có thể xác định 90% cá nhân từ việc mua từ dữ liệu “ẩn danh”. Họ chỉ cần bốn mục dữ liệu để xác định chính xác một cá nhân.
Do đó, Intelligence Design dường như đang lên kế hoạch thu thập một lượng thông tin về những người mua sắm ngẫu nhiên ở Shibuya. Ví dụ, nó có thể xác định được một người đứng giữa hàng trăm người bằng 100 camera “người đàn ông (40 tuổi), ngồi cùng một người phụ nữ (30 tuổi), mặc đồ hiệu A, đến Shibuya lúc 12 giờ trưa từ Tuyến Ginza, ăn trưa tại Hikarie [trung tâm mua sắm gắn liền với ga Shibuya], đi xuống Đại lộ Meiji, di chuyển chậm về phía Công viên Miyashita (có thể là đang mua sắm), lần thứ 3 đến đây trong tháng này (lần trước là vào ngày nghỉ, ngày cụ thể cũng được đề cập), lần thứ 10 đến Shibuya trong năm nay, đã đến Hikarie (y) lần, lần trước mua đồ ở cửa hàng A và B…"
Nói cách khác, Intelligence Design dường như muốn nói rằng "Chúng tôi biết chính xác bạn là ai".
Công ty nhấn mạnh rằng kế hoạch của họ không nhằm mục đích thu thập “thông tin cá nhân” theo Luật bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản (個人情報保護法; kojin jouhou hogo-hou). Công ty cũng khẳng định không lưu trữ bất kỳ hình ảnh nào chứa dữ liệu cá nhân.
Nhưng nhiều người nhận định, “Dự án Shibuya 100 camera” được cho là có hai mục tiêu. Một là mục tiêu tiếp thị, với việc sở hữu nhiều dữ liệu về người mua sắm ở Shibuya. Sau đó, họ có thể khai thác dữ liệu đó và bán kết quả về hành vi của người tiêu dùng cho các doanh nghiệp đang hoạt động không chỉ ở Shibuya mà có thể là trên toàn bộ Nhật Bản.
Vì “công ty biến bạn thành dữ liệu và bán bạn cho người trả giá cao nhất” không phải là một khẩu hiệu đầy cảm hứng, nên Intelligence Design cũng đang quảng bá vai trò tiềm năng của mình đối với an toàn công cộng. Ý tưởng là sử dụng hệ thống này để giúp kiểm soát đám đông trong các sự kiện lớn ở Shibuya.
Trên các nền tảng mạng xã hội như X (trước đây là Twitter), người dùng ngay lập tức chỉ trích kế hoạch của Intelligence Design. Một số ý kiến bao gồm:
“Nó siêu đáng sợ”.
“Họ liên tục theo dõi chúng tôi và chúng tôi không hề nhận ra”.
“Không có đủ sự minh bạch về nơi họ bảo vệ thông tin cá nhân này”.
kilala.vn
14/09/2023
Nguồn: unseen Japan
Đăng nhập tài khoản để bình luận