Sách về phẩm cách người Nhật gây sốt

    Từ năm 2005 đến năm 2007, có ba cuốn sách liên tiếp ra đời như một hiệu ứng dây chuyền và làm cho dư luận Nhật Bản nổi sóng một thời gian dài: Phẩm cách quốc gia (2005), Phẩm cách phụ nữ (2006), Phẩm cách cha mẹ (2007). Ba tác phẩm đã chính thức được dịch và được phát hành tại Việt Nam bởi NXB Phụ Nữ.

    Phẩm cách quốc gia

    Tác giả Fujiwara Masahiko là nhà toán học, giáo sư danh dự Đại học Ochanomizu, đồng thời cũng là nhà phê bình, người viết tiểu luận có tiếng tại Nhật Bản. Ông từng dạy ba năm ở đại học của Mĩ, “nơi mọi sự được quyết định duy nhất bởi tác dụng của sự logic”, và ngay lập tức say mê lối tư duy kiểu Mỹ. Cuốn sách Phẩm cách quốc gia của ông đã bán được 2,65 triệu bản tại Nhật Bản trong vòng 6 tháng kể từ khi ra sách (tháng 11/2005). Đến năm 2016, từ "Phẩm cách" giành được giải thưởng cho “từ ngữ mới được lưu hành phổ biến” tại Nhật Bản.

    Với những quan điểm đi ngược lại với xu hướng của số đông, Phẩm cách quốc gia trở thành một cuốn sách mang lại nhiều tranh luận trái chiều, nhưng đồng thời cũng là cuốn sách vô cùng cuốn hút, bằng chứng là chỉ trong vòng nửa năm sau khi ra sách cuốn sách đã bán được trên 2,67 triệu bản. Đến năm 2006, từ “phẩm cách” đã giành được giải thưởng cho “từ ngữ mới được lưu hành phổ biến”.

    Sách Phẩm cách quốc gia

    Phẩm cách quốc gia gồm 7 chương: Giới hạn của tinh thần lý tính cận đại; Nếu chỉ có “logic” thế giới sẽ phá sản; Hoài nghi tự do bình đẳng, dân chủ; Nhật Bản, quốc gia của “cảm xúc và hình thức”; Phục hồi tinh thần võ sĩ đạo; Tại sao “tình cảm và hình thức lại quan trọng; Phẩm cách quốc gia.

    Fujiwara Masahiko cho rằng “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những người Nhật bị giáo dục làm cho mất đi lòng tự hào, sự tự tin đối với Tổ quốc và trở nên yếu đuối đã quên hết “cảm xúc và hình thức” có nguồn gốc xa xưa của nước mình, thứ rất đáng tự hào trước thế giới và bán thân cho sự “logic và lý tính” của Âu Mĩ, thứ đại diện cho kinh tế thị trường. 

    Phẩm cách phụ nữ

    Tác giả của Phẩm cách phụ nữ là Bando Mariko, cuốn sách sau khi ra đời cũng gây được tiếng vang lớn và hiện đã bán được hơn 3 triệu bản. Bà Bando Mariko từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, từng là quan chức ngoại giao (nữ tổng lãnh sự đầu tiên của Nhật Bản ở thành phố Bribane ở Úc), trưởng ban xúc tiến bình đẳng giới trực thuộc phủ thủ tướng. Bà tán thành việc đặt ra vấn đề phải xây dựng một quốc gia có phẩm cách nhưng theo bà thì  “…tiền đề của quốc gia có phẩm cách là sự tồn tại của các cá nhân có phẩm cách. Khi từng cá nhân có phẩm cách sẽ tạo ra gia đình có phẩm cách, doanh nghiệp có phẩm cách và xã hội có phẩm cách. Bởi vậy cá nhân có phẩm cách là điều kiện tiên quyết”.

    Xuất phát từ tư duy đó, trong cuốn sách, từ thực tiễn và các lý luận về giáo dục phụ nữ, bà phác thảo ra hình ảnh của người phụ nữ có “phẩm cách” và cách thức để có thể trở thành những người như thế từ ăn, mặc, đi lại, cư xử xã giao, tới làm việc và cao nhất là xây dựng cho bản thân lẽ sống. Độc giả có thể thấy ở đây một cái nhìn kết nối giữa hình ảnh người phụ nữ truyền thống và hiện đại trong xã hội Nhật Bản.

    Phẩm cách phụ nữ

    Phẩm cách cha mẹ

    Cũng giống như Fujiwara Masahiko, tác giả cuốn sách Phẩm cách quốc gia, bà Bando Mariko rất quan tâm đến việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Dù có đang cư trú ở nước ngoài đi chăng nữa thì cha mẹ Nhật cũng nên dùng tiếng mẹ đẻ trong gia đình. Bà cho rằng “trẻ con rất cần sử dụng tiếng Nhật cho thật chuẩn. Bởi vì nếu như trẻ không sử dụng tiếng Nhật chuẩn thì có khả năng “identity”, thứ là nền tảng cho sự tồn tại của bản thân sẽ bị mất đi” “Nếu như không có nền tảng tốt thì tòa nhà lộng lẫy xây trên đó cũng không thể nào vững được”.

    “Một trong những niềm vui khi có con là cha mẹ có thể trải nghiệm gián tiếp thời thơ ấu của mình mà bản thân đã quên.  Khi nhìn những hành động của con cha mẹ sẽ nhớ ra rằng “hồi đó mình cũng đã từng rất coi trọng thứ quý giá đó”, “mình đã từng rất thích cuốn sách ấy”, “mình đã rất thích trò lội bì bõm trong vũng nước”. Khi cha mẹ cùng hát với con bài hát mà hồi nhỏ mình thích cha mẹ sẽ lấy lại được sự trẻ trung của mình thời trẻ. Hãy cùng hát với con những bài hát mà mình thích. Những bài hát ru không chỉ tạo cho con có được cảm giác bình yên mà nó còn làm dịu lòng cha mẹ.

    Phẩm cách cha mẹ

    ”Cuốn sách Phẩm cách cha mẹ của tác giả Bando Mariko gồm 7 chương: Giáo dục sinh mệnh (bắt đầu từ lời chào hỏi, đến việc cả gia đình cùng ăn cơm, cùng con ca hát, đọc sách, khám phá thiên nhiên); Giáo dục phép tắc cư xử (cho con giúp đỡ cha mẹ, tạo cho con thói quen sinh hoạt tốt.); Giáo dục nhân tính (luôn giữ lời hứa, khiêm tốn vừa phải, giúp con tự tin.); Sự tiếp xúc với trường học, Giáo dục trẻ tuổi teen; Cách tiếp cận thông tin; Duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi các con đã trưởng thành;

    Ngoài những lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ khi có con từ lúc mang bầu cho tới tận khi con trưởng thành, đã có gia đình riêng, cuốn sách còn có những luận bàn mang tính triết học về ý nghĩa của nhân sinh, về ý nghĩa của việc làm cha mẹ. Đặc biệt, cuốn sách còn nói về nhiệm vụ “di truyền xã hội”- cha mẹ phải biết cách để lại giá trị tinh thần cho các thế hệ đi sau thông qua việc đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm và giá trị sống thay vì chỉ để lại tài sản cho con và những người thân. 

    kilala.vn

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!