Lạc giữa Ginza - “Phố hàng hiệu” ở Tokyo
Khác với Shibuya nơi có giao lộ đông dân nhất Nhật Bản, hay một Harajuku với phong cách costlay quái dị, thì Ginza lại là khu mua sắm thời thượng, nơi hội tụ những thương hiệu xa xỉ, bậc nhất của thủ phủ Tokyo.
Có nhiều cách để bạn đến được với khu phố sang chảnh này từ việc đi taxi hoặc tàu điện ngầm. Những line sau đây bạn có thể sử dụng để đến với Ginza: JR East- Yamanote-sen, gần nhất là ga Yurakucho. Hoặc bạn có thể sử dụng tuyến Tokyo Metro Line xuống tại ga Ginza-itchome, Ginza, Ebisu, Higashi-Ginza.
Sau khi bước ra khỏi cổng ga, bạn hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ sầm uất và giàu có ở khu phố nổi tiếng này. Những con phố lớn ở Nhật luôn có một con đường điển hình để khách tham quan có thể mua sắm và chụp ảnh tự do, và Chuo Dori là con đường hàng hiệu có một không hai ở đây. Lịch cấm xe cộ lưu thông mỗi ngày là từ 14h-17h chiều thứ 7 và 12h-17h chiều chủ nhật, riêng từ tháng tư đến tháng chín kéo dài tới 18h. Con đường rộng rãi, thoáng mát và chìm ngập trong bối cảnh của sự giàu có, thời trang.





Tòa tháp Ginza Wako là biểu tượng của khu phố này, nó được xây dựng vào năm 1932 giữa hai nút giao Ginza 4-chome trung tâm Chuo và Harumi Dori theo lối kiến trúc Tân Phục Hưng, đậm nét Tây hóa và hào nhoáng. Phía bên trong là những món hàng cao cấp, có khi bạn phải mất khoảng 100USD để có thể uống được một ly cà phê tại đây.


Ginza bắt đầu đắt đỏ từ khoảng đầu thế kỉ 19, một trong những nơi được ví “tấc đất tấc vàng”. Nơi đã đặt dấu ấn cho Hoàng Cung Nhật Bản, do yếu tố lịch sử “Đất lành chim đậu” mà các vua chúa thời xa xưa để lại nên người dân Nhật Bản xem và tin đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển sau này của Nhật Bản. Và đúng như vậy khi mà Ginza hiện nay được ví như một châu Âu thu nhỏ ở Tokyo.




Các ông lớn về thời trang luôn hướng đến Nhật Bản như một thị trường tiêu thụ hấp dẫn, vì thế người dân Châu Á không gần ngại đến đây chỉ để mua một chiếc túi Louis Vuitton với nhãn hiệu made in France mà không cần phải đến Pháp với giá cả không chênh lệch là bao. Thậm chí cửa hàng Coach tại Ginza là nơi duy nhất trên thế giới có mặt những sản phẩm độc nhất chỉ dành riêng cho người Nhật, khi mà Louis Vuitton với doanh thu bán lẻ là 150 tỉ Yên hàng năm, cao hơn cả quê hương sinh ra nó là Paris, nước Pháp. Hầu như trong mỗi tủ quần áo của phụ nữ Nhật đều chứa đựng ít nhất một chiếc túi từ Louis Vuitton, điều đó được thống kê từ 1980 sau khi nhãn hiệu này có mặt ở Nhật Bản.
kilala.vn
31/10/2018
Bài, ảnh: Hai Na
Đăng nhập tài khoản để bình luận