Những mô hình thức ăn giả của nghệ nhân người Nhật

    Những mô hình đồ ăn giống như thật trước các nhà hàng Nhật Bản đang trở thành món quà lưu niệm yêu thích của du khách quốc tế. Từ trái cây, rau củ, thịt cá, bánh kẹo đến các món ăn như ramen, cà ri, tempura, thịt nướng, sushi,. tất cả đều được tái hiện một cách chân thực qua đôi tay của các nghệ nhân.

    Một số người cho rằng, các mô hình thức ăn giả được tạo ra lần đầu vào đầu thời kỳ Showa (những năm 1930) cho một nhà hàng ở Osaka, với mục đích quảng bá thực đơn của mình. Các mô hình thể hiện chân thực và rõ ràng các món ăn ngoài đời thực dường như có khả năng thu hút nhiều khách hàng hơn, dẫn đến việc trưng bày phổ biến các mô hình này ở nhiều nhà hàng. Ngày nay, các mô hình ngày càng phức tạp, thể hiện chi tiết những điểm hấp dẫn của món ăn được phục vụ tại mỗi nhà hàng và được làm riêng bởi các thợ thủ công có tay nghề điêu luyện.

    mô hình thức ăn giả của người Nhật

    Katsuji Kaneyama, một nghệ nhân có thâm niên 40 năm trong nghề cho biết, những mô hình này trông giống thật đến nỗi một số người có thể cố gắng ăn chúng. Bí mật của sự chân thực này nằm ở cách các nghệ nhân tạo ra khuôn mẫu đồ ăn và tô màu sao cho các mô hình trông còn ngon miệng hơn đồ thật. Ông cũng nói thêm: “Các mô hình chủ yếu được làm từ nhựa vinyl, được phủ bằng sơn dầu và thường có nhiều màu. Chúng tôi không chỉ sử dụng sơn trắng đơn giản cho các món ăn màu trắng như mochi (bánh gạo Nhật Bản) hoặc kem vani, mà còn thêm một chút màu nâu, đen hoặc vàng để tạo ra màu trắng độc nhất phù hợp với thực phẩm. Chỉ có màu sắc tinh tế mới thể hiện được độ mềm và kết cấu của thực phẩm."

    mohinh

    Các nghệ nhân chế tác mô hình đồ ăn đã rèn giũa khả năng tạo ra những sản phẩm không chỉ chân thực mà còn gây xúc động, kích thích sự thèm ăn của người xem. Vào những năm 1970, các mô hình mỳ bắt đầu thể hiện hành động gắp mỳ bằng đũa hoặc nĩa. Kể từ đó, một số mô hình đã tiếp tục “ghi lại khoảnh khắc” đưa thức ăn vào miệng của thực khách, kích thích cảm giác thèm ăn. Ông Kaneyama đặc biệt chú tâm đến đồ uống lạnh. Các mẫu bia lạnh của ông có những giọt nước nhỏ trên cốc, vì vậy người xem không thể không thể cưỡng lại cảm giác muốn uống một ly.

    Theo ông Kaneyama, mục tiêu cao nhất của các nghệ nhân chế tác mô hình đồ ăn chỉ đơn giản là tái hiện chính xác những điểm thu hút khách hàng. Ông cho rằng: “Thợ thủ công không phải là nghệ sĩ. Công việc của họ là đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, họ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và nhanh nhất có thể. Kể từ khi còn trẻ, tôi đã cố gắng hình dung rõ ràng trong đầu những gì nên làm trong khi dạy cho cơ thể mình quy trình làm việc trước khi bắt tay làm. Một số khách hàng quốc tế nói rằng người Nhật rất khéo léo. Nhưng sau tất cả, kinh nghiệm và nỗ lực đóng vai trò quan trọng nhất trong công việc này.”

    Katsuji Kaneyama sinh năm 1960 tại tỉnh Gifu, Nhật Bản. Khi còn trẻ, ông Kaneyama đã đặt mục tiêu trở thành một nghệ nhân chế tạo mô hình đồ ăn. Hiện nay, ông nhận được đơn đặt hàng từ khắp Nhật Bản, phụ trách sản xuất mô hình cho nhiều món ăn và thực phẩm khác nhau, đồng thời không ngừng thử thách bản thân bằng cách tiếp nhận những yêu cầu mới lạ. Tại xưởng sản xuất của mình có tên là Sample Kobo, ông chia sẻ các kỹ thuật và sự quyến rũ của việc làm mô hình thức ăn với du khách từ khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích truyền lại di sản của mình cho thế hệ tiếp theo.

    Hãy cùng xem một số hình ảnh về quy trình làm ra các mô hình đồ ăn nhé!

    mohinh
    mohinh
    mohinh
    mohinh
    mohinh
    mohinh
    mohinh

    kilala.vn

    09/12/2020

    Nguồn: ana-cooljapan.com

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!